Search

Chén Nước Kẻ Hà Tiện

Công Minh đánh máy, Bảo Ngân biên tập

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Con nguyện mười phương chư Phật ban rải năng lượng đại từ đại bi đến muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào tất cả các bạn. Chúng ta đang ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn. Kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn là nơi để chúng ta gặp gỡ nhau, chia sẻ về Phật pháp, gợi ý cho chúng ta một cách nhẹ nhàng. Bởi những sự chia sẻ như vầy hầu mỗi người tạo được nhân duyên mới trong cuộc sống, có một ý niệm trong mỗi một ngày khi nghe về một câu chuyện gợi ý để chúng ta tinh tấn hơn trong cuộc sống.

Các bạn thân mến, không biết đã bao nhiêu câu chuyện Bảo Thành đã kể rồi, nhưng hôm nay có một câu chuyện hay Bảo Thành muốn kể cho các bạn, để rồi các bạn và Bảo Thành dừng ở một chỗ, một chỗ đơn giản là chúng ta suy nghĩ thử coi câu chuyện này nó có ý nghĩa gì cho riêng mỗi một người chúng ta hay không?

Các bạn, có câu chuyện kể rằng tôn giả A Nan, thời xưa thời Đức Phật tôn giả A Nan là một đệ tử, là thị giả của Đức Phật. Ngài có một trí nhớ siêu phàm kinh điển, ngài thông thạo, lời nào của Phật nói ra là tôn giả A Nan đều nhớ hết. Không những như vậy Ngài còn một dung mạo đẹp trai thanh thoát và năng lượng tràn đầy, hào quang sáng, tướng đi của ngài oai nghi mà hầu hết ai gặp cũng thương mến ngài. Thế, có một hôm tôn giả A Nan đi khất thực, theo truyền thống của Phật giáo, khất thực có nghĩa những tăng ni thời đó đi theo Đức Phật thường không có tự chủ nấu ăn mà tới giờ ăn trưa khoảng chừng 10 giờ đi khất thực tới 10 giờ rưỡi hoặc 11 giờ thì Phật tử cúng dường trong bát, trong bình bát các ngài cầm trên tay vừa đủ đồ ăn để các ngài ăn. Khi các ngài ăn xong như vậy thì các ngài đón nhận phước báu hồi hướng của Phật tử đó rồi lại bắt đầu chú nguyện hồi hướng phước báu cho quý Phật tử. Đó là một sự cúng dường cao quý mà Đức Phật kêu gọi trong hàng tứ chúng nên biết cúng dường các bậc tỳ kheo đi khất thực bởi tạo được phước báu nhiều lắm. Hôm đó tôn giả A Nan đi khất thực và ngài đã có đầy đủ đồ ăn, ngài ăn xong, ăn xong rồi ngài mới đi tìm nước để ngài uống. Trên đoạn đường đi tới một chỗ kia thấy có một giếng nước và ở nơi giếng nước đó có một cô gái đang thả một cái gàu xuống để mà múc nước lên, tôn giả A Nan mới đứng gần bên cạnh và nói rằng: “Cô ơi, hãy cho tôi xin chút nước để được uống”.

Người phụ nữ kia khi thả gàu xuống nước thấy tôn giả A Nan hiện ở trước mặt, tướng hảo thanh tịnh, hào quang tỏa ra nơi vị tỳ kheo này thật là oai nghiêm, oai nghi mà cao trọng quá thì cô ta lùi lại vài bước và quỳ xuống bạch: “Thưa tôn giả, tôi thuộc tầng lớp hạ đẳng trong xã hội này, tôi không xứng đáng và không thể cúng dường nước cho ngài”. Tôn giả A Nan nhìn người phụ nữ đó và nói rằng: “Thưa cô, tôi tới đây là xin cô cho tôi nước, con mắt của tôi nhìn xuống giếng nước thấy nước thật là trong và cô đang có cái gàu múc nước, tôi chỉ xin nước, con mắt của tôi không nhìn tới đẳng cấp cao hay thấp, trong tâm của tôi không có sự phân biệt của sự thấp hay cao ở mọi tầng lớp trong xã hội. Tôi chỉ nhìn thấy cô là một người tốt và thanh tịnh, và có cái gàu đang múc nước. Tôi xin cô một chén nước uống”. Cô kia nói mãi nói mãi với tôn giả tôi thuộc hạng người này tầng lớp này không xứng đáng không thể và không thể. Nhưng cuối cùng tôn giả A Nan đã nói rằng con đường của ta tu là con đường của Thế Tôn dạy. Con đường mà ta sống là con đường của Thế Tôn đã khai thị. Trên con đường này nó có sự bình đẳng, chẳng phân cao thấp, chẳng phân giàu nghèo, chẳng phân sang hèn, chẳng phân giữa các đẳng cấp của người giỏi và người dốt, người ngu người đần, tất cả mọi chúng sanh dù là li ti nhỏ bé trong thân tướng đó hay là loài người có trí tuệ thông minh cũng đều bình đẳng như nhau. Ta tới đây đối xử bình đẳng với mọi người. Đức Thế Tôn dạy ta tới và ta đi tới đây bằng tâm bình đẳng. Và tôi tới với cô bằng tình thương đồng loại, giữa ta và mọi loài đều giống nhau, bởi trong chúng ta đều có tánh Phật. Nên tình thương ở đây Đức Thế Tôn đã dạy là tình thương bao dung bình đẳng không có cao thấ. Tình thương đó Đức Thế Tôn gọi là lòng từ bi. Ta chẳng có cao chẳng có thấp, chẳng có bần hàn hay sang giàu, chẳng có thông minh hay ngu đần, chẳng có những chuyện như cô vừa nói gọi là so sánh hạ đẳng để rồi không thể. Không có gì là không thể. Đứng trước con mắt của bậc giác ngộ lòng từ bi lan tỏa, vạn vật chúng sanh đều bình đẳng. Cô à, cô hãy cho ta xin nước. Và sau khi nghe sự khai thị như vậy, cô ta đã mạnh dạn dâng cúng cho ngài tôn giả A Nan một chén nước. Rồi ngài tôn giả đã chú nguyện chúc phúc cho cô. Và cô đó trở về đời sống bình an, an lạc, ngộ được một giáo lý uyên thâm, chẳng có bám víu vào tất cả những sự chia rẽ của những giai cấp mà một chứng thể đã lập ra để mà kìm hãm con người. Đức Phật tới là để giải thoát con người thăng hoa trong đời sống thanh tịnh và thanh tịnh.

Các bạn thân mến, câu chuyện đó nghe qua chúng ta không đi sâu vào nữa cho xuyên suốt câu chuyện, chỉ thấy nghĩa cử mà bậc tôn giả khai thị và muốn nương nhờ vào chén nước bình thường đó khai thị cho một con người trong tầng lớp hạ đẳng nhất của Ấn Độ thời đó.

Các bạn ơi chúng ta vốn sinh ra trong những gia đình khác biệt, trong những hoàn cảnh khác biệt, trong những quốc độ khác biệt. Có người sinh ra với tướng hảo đẹp, có người sinh ra với tướng hảo y như sao thì đón nhận như vậy, cũng có những con người sinh ra trong gia đình giàu sang vàng bạc, cũng có những gia đình sinh ra trong gia đình khổ nghèo, mọi sự khác biệt đó là do nghiệp quả của chúng ta từ tiền kiếp tạo ra. Cái quan trọng trước mắt hiện tại của thời nay dưới sự giáo độ của Đức Phật, chúng ta dù sinh ra hoặc đang mang thân phận như thế nào trong kiếp người này chúng ta đều bình đẳng hết, nhà Phật đối xử với nhau bình đẳng, chẳng khác nhau không so sánh, chẳng nhìn thấy đồng tiền nhiều hay ít, chẳng nhìn thấy danh phận cao sang hay bần hàn, chẳng nhìn và so sánh kiến thức của bạn là người có kiến thức hay là những người chưa được một chữ cắn làm đôi, tất cả những cái đó trước con mắt của nhà Phật không phải là giá trị tuyệt đối để đi đến sự giải thoát. Giá trị tuyệt đối mà Đức Phật muốn dẫn dắt con người chúng ta đi đến sự giải thoát là phá chấp. Ngài tôn giả A Nan đã phá tất cả những cái chấp của thời đại đó bằng một khai thị nhẹ nhàng để rồi cô con gái kia đón nhận sự chú nguyện đặc biệt của tôn giả A Nan được sự thanh tịnh nơi tâm mà trở về sống hạnh phúc.

Các bạn, mỗi một chúng ta nếu chỉ cần thành tâm với phương vị, với địa vị của mình đang sống trong xã hội. Các bạn, không cần biết các bạn là ai, khi chúng ta gặp được giáo pháp của Như Lai, chỉ cần với lòng thành kính, chúng ta sẽ đón nhận được sự chú nguyện và chúng ta sẽ được ban ơn thật là nhiều. Khi dùng chữ “ban ơn” trong Phật giáo, hầu hết người ta không có thích. Chữ “ban ơn” không phải là cầu xin để được ban, thi ân bố đức. Mà chữ “ban ơn” hiểu một cách nhẹ nhàng theo ngôn ngữ ngày hôm nay là chúng ta được những bậc tỳ kheo, chúng ta được những bậc thánh nhân. Chúng ta được những vị Bồ Tát, chúng ta được những chư Phật luôn luôn, luôn luôn vì lời nguyện của các ngài vì hạnh nguyện của các ngài, các ngài luôn trao tặng cho chúng ta những tặng phẩm cao quý. Tặng phẩm cao quý nhất của các ngài là gì? Là năng lượng của lòng đại từ đại bi. Do đó khi các bạn tu, không cần biết các bạn là ai, khi các bạn bước lên trên con đường đón nhận một pháp môn nào đó để tu, các bạn nên nhớ các pháp của nhà Phật đều bình đẳng. Các pháp của nhà Phật đều là phương tiện và chư Phật, Bồ Tát, thánh hiền, các vị tỳ kheo luôn đối xử với chúng ta một cách bình đẳng. Nếu chúng ta có tâm thành kính đón nhận và thực hành được giáo pháp của các ngài khai thị, chúng ta sẽ được giác ngộ y như vậy.

Sự hóa độ của chư Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền, của các hàng tỳ kheo, luôn đây đó trong cuộc đời của chúng ta dưới mọi hình thức. Có thể chỉ là một con người bình thường như Tôn giả A Nan tới chỉ xin một chén nước, ngài xin chén nước để hóa độ chứ ngài không nhìn vào giai cấp của chúng ta. Và con đường của Phật pháp tới với mỗi người chúng ta theo một hoàn cảnh khác biệt. Có thể tới từ những bậc thầy tôn quý giảng pháp ở trong kinh, trong sách, trong dĩa trên mạng, nơi hậu trường của chùa đây đó. Cũng có thể Phật pháp của nhà Phật tới với ta qua những nhân duyên khác biệt, từ tiếng kinh tiếng kệ như Ngài Lục Tổ Huệ Năng thì Phật pháp tới là bởi vì ngài đi trong khu rừng nhặt cây về, đốn củi về ngang nhà của một người tụng kinh Thiên cang và ông nhập vào Phật pháp và trở thành vị tổ thứ sáu của Thiền Tông theo dòng truyền của vị Đạt Ma Tổ Sư.

Các bạn thấy không, mỗi một người chúng ta có một nhân duyên để học pháp, có một nhân duyên để đi vào pháp của Như Lai tùy theo hoàn cảnh, thời gian và tùy theo căn cơ, dòng nghiệp thức mỗi người. Chúng ta đừng vì rằng là chúng ta ở một đẳng cấp nào, ở một kiến thức nào mà cảm thấy bị khinh khi, cảm thấy nhỏ bé, không dám tiến lên đón nhận pháp của Như Lai, sự chúc phúc của các bậc tỳ kheo, sự chú nguyện của các ngài để tăng trưởng đời sống an tĩnh cho chính mình. Hãy mạnh dạn lên chúng ta đừng tự ti quá đáng như cô kia là tầng lớp hạ đẳng, tự ti vì các tầng lớp đó, bởi xã hội thời đó đã xếp đặt cô vào hoàn cảnh đó và cô sinh ra trong gia đình như vậy, cô chấp nhận và cô luôn luôn cảm thấy tự ti, mình là một tầng lớp hạ đẳng không thể cúng dường cho cấp bậc tôn túc đặc biệt là vị tôn giả như A Nan. Các bạn thân mến, ngày nay điều đó không còn như là một sự phân biệt nữa, bởi 2600, 2560 mấy năm trước, Đức Phật đã khẳng định con người bình đẳng tánh trí và chúng ta cũng như vậy. Ngày hôm nay, sau 2560 mấy năm, chúng ta không nên để sự phân biệt giai cấp, trình độ học thức ở trong xã hội như một gánh đè nặng lên trên đôi vai của chúng ta để khi chúng ta phát tâm tìm cầu đạo giải thoát, nó có một sự ngăn ngại để chúng ta không thể tới bằng sự tự do, không thể tiến lên bằng tâm hoan hỉ.

Có thật nhiều vị tôn giả A Nan đang đi vào cuộc đời của chúng ta xin ta một chén nước. Các bạn, đẳng cấp trong xã hội các bạn là ai? Không cần biết. Nếu trên tay các bạn có một cái gàu đang thả vào giếng nước trong suốt kia, hãy hoan hỉ khi tôn giả tới, hãy cúng dường cho tôn giả một chén nước. Các bạn, nếu trong cuộc đời này trên từng bước các bạn đang vân du đây đó trong sự nghiệp để sống trong kiếp làm người, nếu có một vị tôn giả, tỳ kheo nào tới xin bạn một chén nước, hãy cúng người chén nước đó với tâm thành kính nhất. Hoặc các bạn đi ngang qua những thiền tự, tịnh xá, am thất thấy nơi đó cần một thứ gì hãy cúng dường bằng tâm thành dù chỉ là một chén nước thì sự chú nguyện của các bậc ty kheo, tôn giả đó cũng là lời chúc phúc thật tốt đẹp cho các bạn, sẽ làm cho tâm của các bạn an nhiên tự tại, chuyển hóa nội tâm và sự sống trong tâm của các bạn trở thành thanh tịnh hơn, đặc biệt trong thời gian mà chúng ta đang bị muôn phần xáo trộn bởi những hiện tượng khác lạ đang xảy ra. Các bạn chú trọng đến với đời sống tâm linh, biết cúng dường với tâm chân thành mà trong đó không có một tì vết phân biệt của giai cấp nhất định các bạn sẽ đón nhận được thật nhiều thật nhiều phước báu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mu A Mu Sa.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn