Tâm Sĩ đánh máy
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển Đại Từ Đại Bi tới muôn loài chúng sanh
Bảo Thành kính chào các bạn trên mạng Youtube Thất Bảo Huyền Môn và trên Facebook Chùa Xá Lợi.
Mỗi một ngày ở cuộc đời này, ai ai đều cũng phải đương đầu nhiều sự việc xảy ra. Bất cứ một sự việc gì chúng ta cũng cần phải giải quyết. Người biết giải quyết công việc nhanh gọn, đúng chừng mực, là người luôn luôn có được cuộc sống đầy đủ, bình an và hạnh phúc. Hơn thế việc giải quyết đó đúng mực, dựa trên nền tảng chân lý, suy nghĩ thật kỹ về nhân, về quả, để hiểu thấu rằng cuộc đời của mỗi người chúng ta, vẫn có một sự lựa chọn để làm việc. Vậy thì chúng ta nên lựa chọn một sự suy nghĩ, hành động và làm việc phù hợp với chân lý nhân quả, để tháng ngày chúng ta sống chúng ta luôn an vui, và những người gần gũi chúng ta luôn có sự bình an đó.
Cách nói này nghe qua ai cũng hiểu, nhưng áp dụng được hay không, thì còn tùy thuộc vào mỗi một người có suy nghĩ kỹ, có ứng dụng vào đời sống thường nhật, để tạo thành một thói quen, có chiều sâu suy nghĩ, có cái nhìn rộng, để hiệu quả công việc của chúng ta, hiệu quả dựa trên nền tảng của đức hạnh, mà Đức Phật đã truyền dạy.
Có một câu chuyện kể như vậy: Thuở xưa có một nhà hiền triết, nhà hiền triết này treo một tấm bảng đằng trước nhà của mình, là nếu ai trả một trăm lượng vàng, nhất định sẽ được chỉ cho một cách sống, một phương pháp, một bí quyết mà cả cuộc đời nhà hiền triết đã học được. Nhiều người qua lại, thấy bảng treo một trăm lượng vàng ai cũng cười, trên đời có ai bỏ vàng ra, để mua một câu dạy dỗ với giá một trăm lượng vàng đâu.,
Thời gian ngắn trôi qua, có một vị Quốc vương đưa quân và quần thần đi dạo, thấy bảng treo như vậy liền đi vào, trả một trăm lượng vàng, để có một lời của nhà hiền triết kia. Khi một trăm lượng vàng đã được trao, nhà hiền triết nói với vị Quốc vương đó rằng, không có gì là xa lạ đâu, chỉ đơn giản một câu nói: Hầu bất cứ một việc gì chúng ta làm, trước khi làm hãy suy nghĩ về hậu qủa của nó. Tất cả các quan triều đi theo vị Quốc vương, nghe câu này cười khinh cười khẩy, cười miệt thị, nhưng vị Quốc vương thì âm thầm chẳng nói một lời, chỉ cám ơn vị hiền triết rồi đi về.
Sau ba ngày suy nghĩ, vị Quốc vương thấy câu nói này như một chân lý, ông ta thấy thích liền cho khắc thành những tấm bảng câu: “Hầu bất cứ một việc gì chúng ta làm, cần phải suy nghĩ kỹ về hậu quả của nó” treo ở trên cửa, trên cổng đi vào, trên các chỗ vị Quốc vương ở, thậm chí còn trên các đồ vật mà Quốc vương hay dùng như: chén dĩa, ly bát, bàn ghế, chỗ nào cũng khắc ghi câu nói đó.
Dựa trên nền tảng câu nói đó, vị Quốc vương đã hành xử mọi công việc trong cung, trong triều, trong đất nước rất là tốt đẹp, bởi vì Quốc vương luôn nghĩ đến hậu quả của tất các những sự việc ông ta quyết định làm. Từ đó quốc độ của ông ta thịnh vượng, dân chúng hoan hỉ và hạnh phúc, mọi việc ông ta làm, cũng để lại nhiều tiếng khen từ dân chúng và quan triều.
Thế nhưng vị Quốc vương này có một người anh em họ, muốn chiếm đoạt ngôi vua, nên đã thông đồng với Quan Ngự y, để làm sao giết vị Quốc vương này. Một hôm Quốc vương ngã bệnh, cho mời Ngự y tới để bốc thuốc, vị Ngự y đã thông đồng với người kia, nên khi bốc thuốc đã pha trộn thuốc độc vào nấu để dâng lên Vua. Khi ông ta đã nấu xong, chuẩn bị dâng lên cho Quốc vương, ông ta đổ vào chén, đưa lên ngang tầm mắt, cúi xuống dâng lên cho Quốc vương. Nhưng ngang tầm mắt đó, trên chén đó lại có ghi dòng chữ: Hầu bất cứ một việc gì chúng ta làm, cũng phải nghĩ đến hậu quả của nó.
Đọc được câu chữ đó, vị Quan Ngự y run rẫy toàn bộ chân tay, sợ hãi vô cùng đã suy nghĩ lại: hầu bất cứ một việc gì ta làm, cần phải nghĩ đến hậu qủa của nó. Ông ta suy nghĩ, nếu chuyện ta làm đây mà bị lộ ra, thì toàn bộ gia tộc của ông chín đời sẽ bị tru di bị giết. Ông ta quá sợ hãi, phải suy nghĩ kỹ về cái lợi, chiếm ngôi vua có được gì đâu, nay giúp vị đó có thể sẽ thành công, chính bản thân cũng sẽ bị chết. Vị Quan Ngự y hoảng hốt vô cùng, cúi rạp mình xuống nói toàn bộ sự thật cho vị Quốc vương. Vị Quốc vương hạnh phúc, bởi chính câu nói của vị hiền triết, đáng giá trăm lượng vàng, nay trở thành đáng giá hơn cả mạng người của Quốc vương. Nếu không có câu nói đó, vị Ngự y kia sao có thể cảnh tỉnh, suy nghĩ về hậu qủa của sự việc.
Các bạn thân mến. Trong cuộc sống của chúng ta, tất cả các bậc Thánh hiền ở trên đời, tất cả mọi nền tôn giáo, luôn nhắc nhở chúng ta phải làm việc thiện với tâm yêu thương, bất cứ một việc gì chúng ta làm, cũng phải nghiên cứu cho thật kỹ, suy nghĩ về hậu quả của việc làm đó. Có lẽ lời dạy dỗ đó, được truyền tới mỗi người chúng ta từ thuở bé. Khi người Mẹ còn mớm, còn thay tả, đã truyền vào chúng ta những lý tưởng sống cao đẹp, những lời ân đức cao dày của các bậc sinh thành, của các Thầy Cô, của các bậc Trưởng thượng. Hoặc những vị Sư phụ, luôn nhắc nhở chúng ta về lời Đức Phật dạy rằng: Những gì chúng ta làm, cũng phải nghĩ đến hậu quả. Chân lý của Đức Phật dạy, chúng ta luôn phải nghĩ hậu quả tốt và xấu, hạnh phúc và đau khổ, vui và buồn, được và mất trên nền tảng nhân quả thiện ác.
Các bạn. Trong cuộc sống bận rộn như vậy, các bạn là công nhân, nông dân, hay làm việc bình thường trong xã hội, để mưu cầu có một cuộc sống bình ổn cho vợ con, gia đình, xã hội, mỗi một mặt chúng ta cống hiến hằng ngày cho sự sống của riêng mình và những người chung quanh, luôn đòi hỏi chúng ta phải có những quyết định thật nhanh gọn. Nếu như trong quyết định những sự việc đó, chúng ta không suy nghĩ về hậu quả của sự quyết định đó, đôi khi chúng ta sẽ lầm từ đó.
Do đó các bạn thân mến, giáo lý của Đức Phật đi vào thật sâu, thật gần, thật sát với đời sống của người Việt, của tất cả mọi con người trên thế giới. Ở bất cứ một hoàn cảnh nào, vai vế hay vai trò nào trong xã hội, hoặc trong cộng đồng tôn giáo mình sống, chúng ta cũng đều có thể ứng dụng lời của Đức Phật, để mang sự suy nghĩ của chúng ta có chiều sâu, thấy hậu quả của sự việc, để khi tương tác, chúng ta chọn lựa hậu quả tối ưu, tốt đẹp nhất, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho muôn người.
Chân lý của Đức Phật chỉ đơn giản, không phải à ê trong tiếng kinh kệ, không phải ngâm mình trong tiếng mõ tiếng chuông, không phải cúi lạy hay tuân thủ theo tôn giáo tín ngưỡng, mà là trí tuệ của sự tư duy hành hiệp cho đúng, hành xử cho đúng, nói năng cho phù hợp và có những luồng tư tưởng thanh cao, đơn giản. Nhân quả thiện ác, là những nền tảng chúng ta dựa vào, để khơi dậy nguồn sống của mình, tạo hứng thú và cảm hứng cho muôn người. Vị vua có một trăm lượng bạc rồi một trăm lượng bạc cũng đi, tuy nhiên lời của nhà hiền triết xúc tích, gợi ý cho chúng ta phải suy nghĩ thật kỷ về tất cả mọi tạo tác, hành động, để trước khi làm thấu rõ được hậu quả của sự việc đó.
Chúng ta sống ở trên đời, Đức Phật dạy cho chúng ta phải có trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với xã hôi, với tất cả những người chúng ta yêu thương. Trách nhiệm đó không phải để chúng ta làm việc nghiêng về vấn đề lợi lạc về tiền tài, danh vọng, vật chất, của của cải phú quý ở đời, mà trách nhiệm đó, đưa chúng ta tới sự suy nghĩ hậu quả, của chân lý nhân quả lời Đức Phật dạy, để không những người thương yêu của chúng ta đón nhận được những điều tốt đẹp, ngay trong cuộc sống này, mà còn nối tiếp, tiếp chuyền lẫn nhau, từ thế hệ này qua thế hệ sau, từ kiếp này qua kiếp sau, như dòng suối được chảy từ thượng nguồn của tâm thanh tịnh, biết hậu quả của sự việc mình làm gây tai hại hay tốt, để rồi lưu truyền mạng mạch thanh tịnh trong tâm của chúng ta.
Vị Quốc vương đã thoát chết, nhờ câu nói của vị hiền triết đó và đã tha thứ cho vị Ngự y kia. Chúng ta chính nhờ những suy nghĩ thật kỹ về những hậu quả sẽ xảy ra khi làm việc, mà chúng ta biết tăng trưởng sự tha thứ cho bản thân, khi đã lầm lỗi ở quá khứ, để tiếp bước trên con đường sàn lọc tư tưởng, dẫn đến những hành động cao cả, và chúng ta cũng khai mở trái tim rộng hơn, lớn hơn một chút, để biết tha thứ cho những ai đã lầm trong cuộc đời đối với chúng ta.
Sự tha thứ cộng thêm sự suy nghĩ kỹ về hành động chúng ta làm, về hậu quả của nó, thì nhất định thế giới của mình, chúng ta mỗi người góp một bàn tay, xây dựng một con đường cao hơn mực nước có thể ngập, bằng phẳng, thẳng tắp hơn, để đi tới mục đích, để đi êm, đi nhẹ quanh co vòng vèo, không bị té hầm hố chông gai, rất cần trong cuộc đời. Mỗi người góp sức trong sự suy nghĩ cặn kẽ, về những điều chúng ta làm và hậu quả xảy ra.
Nếu dựa trên những lời Đức Phật dạy, thì thế giới này sẽ hạnh phúc vô cùng.
Cám ơn các bạn.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa