Search

Cái Miệng Hại Cái Thân

Có một nhóm khỉ, cũng đông, sống ở trong một khu rừng sát cạnh biển. Chúng sống ở đó cũng lâu đời rồi. Con cái cháu chắt sinh sôi nãy nở nhiều. Ôi cha, nhiều khỉ dữ lắm bởi vì cả dòng tộc sống ở trong khu rừng này. Khu rừng này có nhiều trái cây nên chúng không đi đâu, bám víu vào đó hoài. Lại còn nghe được tiếng sóng rì rào của biển khơi, thích. Một hôm cả gia đình khỉ này thấy một đám bọt biển kết lại với nhau, to lớn như một tảng núi thì nghĩ rằng đó là núi, đang trôi dạt giờ trên bờ biển. Bọn chúng nó nghĩ rằng: Ôi, bao nhiêu năm sống ở trong rừng, nếu được một lần lên trên núi cao kia chắc là thích thú dữ lắm. Phải không các bạn.

Thế rồi chúng bàn nhau tìm cách để lên trên núi. Có một anh khỉ đầu đàn, nói với cả nhà khỉ rằng. Thôi để ta nhảy lên trước, ta coi sao nha. Chúng ta nên nhớ con khỉ đầu đàn khi đã nhảy rồi, khám phá tốt thì đàn khỉ sẽ đi theo. Trong xã hội sống cũng vậy thôi, người đứng đầu mà theo, thì những người khác cũng theo. Anh khỉ đầu đàn lấy hết bình sinh, nhảy từ trên ngọn cây bay xuống núi. Khi nhảy qua bờ núi đó, anh khỉ bị lọt vào đám bọt đó, rồi chìm xuống biển, trôi theo biển mất tiêu, không còn bóng dáng đâu nữa. Cả đàn khỉ, nhà khỉ nhìn hoài con khỉ đầu đàn nhảy qua bên kia rồi không thấy đâu. Chúng nó nghĩ: à, chắc con khỉ đầu đàn đã thấy được cái động núi gì đẹp lắm rồi nên đang trinh thám, khám phá mà chưa thấy ra dấu hiệu cho chúng ta. Nếu để cho nó trinh thám hết, biết hết rồi mới ra hiệu thì hóa ra ta là những người đến sau. Cho nên cả đàn khỉ bắt đầu từ trên đọt cây, dùng hết sức phóng xuống, phóng xuống từng nhóm từng nhóm, phóng lên đám bọt biển, và rồi chìm đắm trong biển khơi, trôi dạt, chết không còn một mạng.

Câu chuyện chỉ có vậy. Nhưng đó là câu chuyện cổ tích trong Phật giáo để nói về lời giáo huấn của Đức Phật: cõi luân hồi của chúng ta như bể khổ, như biển. Còn thân tướng của chúng ta như bọt biển mà thôi, là huyễn giả, là không thật. Tuy nhiên ai cũng muốn bám chặt, khám phá thân tướng đó. Nó chỉ là bọt biển trôi dạt, thoáng thấy rồi mất. Nó như ảo ảnh, chợt sáng rồi tan biến. Nó như bọt biển, chợt lên rồi chìm. Bể khổ mênh mông vô tận, ai đắm chìm vào đó cũng phải chết. Trong bể khổ đó tạo nên cái thân tướng của bọt biển. Vậy mà ai cũng đắm chìm trong bọt biển này, không bao giờ muốn bỏ. Và cứ tưởng rằng ta sẽ trường thọ mãi. Có không? có chứ.

Có biết bao con người đắm chìm trong những thuốc gọi là trường sinh bất tử, miệt mài miệt mài, luyện đan luyện thuốc để uống vào trường sinh. Nhưng thân này hóa hiện như bọt mà thôi, rồi cũng tan. Không tin, vẫn tin rằng thân này tồn tại. Còn lại có những con người nghĩ rằng thân này tồn tại mãi mãi, nên tu tiên, để thành tiên không chết. Hoặc đi tìm một pháp thuật, một pháp nào đó, tu để luyện thân này không sinh lão bệnh tử, luyện cho thành một ông tiên, ông thần. Nhưng rồi nó cũng như bọt biển tan biến chẳng còn đâu. Nó chẳng phải là một trái núi, một vách núi, một quả núi thật. Nó chỉ là hình dáng hảo huyền của bọt biển tạo thành. Nó chỉ là huyễn giả. Thân này là huyễn giả nhưng mà ai dám bỏ cái thân này. Dù chúng ta không dám bỏ, không muốn bỏ, thì thân của chúng ta, khi thọ mạng tới, nó tự từ bỏ ta. Có ai níu lại thân này được đâu. Có ai giữ và bám víu thân này được đâu. Từ cổ kim cho tới bây giờ, ai rồi cái thân cũng tan nát.

Thế nhưng, đám bọt biển không thật đó, thân không thật này, biết bao nhiêu con người đắm chìm trong đó. Còn đám khỉ kia Phật nói là gì, đó là tâm của chúng ta. Tâm của chúng ta như đám khỉ, láo nháo, nhảy lung tung. Thấy bọt biển tưởng là núi, nhảy vô. Tâm ý của chúng ta thấy cái thân này tưởng hảo huyền đủ thứ, như một kỳ quan vĩ đại trong cuộc đời. Tìm kiếm, tìm moi, lục lọi đủ chỗ. Nhưng càng ngày càng ngày, cái thân tướng huyễn ảo của bọt biển kết thành trong cái bể khổ đau đớn này nó cứ nổ lách tách lách tách. Khi cái tâm như con khỉ kia nhảy vào đó dần dần bị chìm xuồng mà chết nhưng không hay, không hay.

Bao nhiêu kiếp qua, chúng ta đã lăn trôi trong nghiệp chướng trầm luân. Khỉ, khỉ suốt cả cuộc đời. Tâm ý như con khỉ từ đời này qua đời kia. Rồi tâm ý đó cứ nhào lộn trên cái thân huyễn giả, rồi tan như bọt biển, rồi lại đắm chìm trong bể khổ luân hồi. Từ trong cảnh lục đạo, từ địa ngục ngã quỷ súc sanh chìm đắm chìm đắm, ngoi lên được hình hài của loài người, cũng chỉ là hảo huyền huyễn giả như bọt biển tạo nên mà thôi. Các bể khổ vẫn biết là bể khổ. Bọt biển vẫn biết là bọt biển. Nhưng tâm ý của chúng ta lầm mê, như loài khỉ kia, không có trí tuệ, bởi vô minh, nhìn không rõ. Cho nên khi nó hóa hiện thành thân này, thì bám víu, trèo, ẩn náu ở trong đó. Biết bao nhiêu điều thích thú, tưởng là thật, chỉ là bọt thôi. Vùng vẫy một hồi nó tan đó, mất đó, chết đó.

Đó là ý nghĩa về cuộc sống, là khai thị về tâm đạo của Đức Phật. Còn biết bao nhiêu chuyện gần gũi với ý tứ với câu chuyện này, gửi gắm cho chúng ta về một đàn khỉ trong tâm ý của chúng ta. Ý của chúng ta như ngựa chạy tán loạn. Ý của chúng ta như khỉ thì khổ hơn. Bởi nó không chạy mà nó nhảy, nó nghịch, nó leo cành, nó hái trái, nó tìm tòi, nó tham, nó nghịch ngợm. Và trong cuộc đời có bao nhiêu sự huyễn giả, không có thật, nhưng như sóng ấy, sóng này chưa hết, sóng khác dồn tới, Con khỉ này chưa nhảy tới, thì con khỉ kia đã bám theo. Cái tánh bầy đàn nó hùa theo như vậy, mà chẳng khi nào suy nghĩ cho chuẩn mực. Để rồi khi nhảy vô bọt biển tưởng là núi chìm chết hết.

Cuộc sống của xã hội ngày nay, sự tương tác rất thân cận giữa thôn xóm, giữa bạn bè. Vì sự sống quá gần, quá cận, ta ít khi nào lắng đọng tâm hồn ngồi xuống để tu tập, làm chủ thân tâm của mình. Mà chỉ cần một người hàng xóm nói: chị ơi tôi thấy cái này tốt lắm. Tôi mới mua, chưa có xài. Chỉ nói vậy thôi mà chúng ta cũng đã hùn hùn hùn hùn bỏ tiền đi mua. Rồi đồn trên đồn dưới, cả làng đi mua. Mua về rồi hóa ra nó vô dụng. Các bạn có thấy không, như những mặt hàng đa cấp đó, chỉ đồn, nó tới tận nhà gõ cửa, nó rao, nó bán, mua biết bao nhiêu là tiền, tưởng là lợi. Rồi có được lợi đâu.

Cái tư tưởng đa cấp của chúng ta cũng y chang như vậy. Không làm chủ được. Cứ bầy đàn, rồi cứ dồn đẩy. Nó đa cấp. Nghĩa là tư tưởng này vừa khởi lên, thì tư tưởng khác lại chồng lên, nó cứ đa cấp, nó nhân, nhân, nhân quá nhanh, chúng ta chạy không kịp với những niệm đó. Rồi cả một nhóm như đàn khỉ nhảy xuống bọt biển chết. Rồi cả một cuộc đời của chúng ta níu kéo theo những tư tưởng hiện khởi ở trong tâm vô minh. Tưởng lầm bể khổ là biển trong suốt để tắm. Tưởng lầm bọt biển là một tảng núi rồi đắm chìm ở trong đó, chết lúc nào không hay.

Ý niệm của chúng ta khởi lên trong những bất thiện nghiệp như đàn khỉ vậy mà thôi. Nhìn không rõ thân này là huyễn giả, thân này là không tồn tại, thân này là tội lỗi. Đức Phật dạy quán thân. Thân này là gì? quán thân này là gì? Nó bất tịnh. Nó không có thật. Nó không tồn tại được. Nhưng ta có thể mượn cái bất tịnh này để nhìn rõ sự thật. Mượn bất tịnh này để nhìn rõ những hiện tượng. Mượn bong bóng biển nổi chìm trên bể khổ để thấy rõ thực tướng của nó. Để chúng ta biết dừng. Nếu tư tưởng của chúng ta có một sự tập luyện đàng hoàng, làm chủ được hơi thở của mình.

Giữ được chánh niệm. Thì chúng ta quán chiếu được thật rõ thân này. Thấy thân này là bất tịnh. Nó có được như là một phương tiện để sống. Nó có như là một phương tiện tuyệt hảo để chúng ta ứng dụng vào cuộc đời, mang lại hạnh phúc vốn có trên kiếp người này. Và chúng ta ứng dụng để san sẻ tình yêu thương. Nhưng nó không trường tồn mãi. Bởi nó là huyễn. Nó tới rồi nó đi. Nó tuyệt kỷ là phương tiện nhưng nó không phải là thứ thanh tịnh. Nó bất tịnh. Trong bất tịnh, nó có cái tâm thanh tịnh. Nhưng nếu cái tâm thanh tịnh mà cũng đánh mất thì cái thân tướng bất tịnh cùng với cái tâm bất tịnh kia sẽ đẩy chúng ta chìm xuống bể khổ muôn đời, tái sanh trong luân hồi, trong tam đồ khổ.

Các bạn, nên làm chủ tư tưởng của mình. Đừng theo tinh thần bầy đàn như đàn khỉ, thấy con khỉ đầu đàn nhảy là bắt đầu nhào theo. Chúng ta phải làm chủ hơi thở, làm chủ từng ý niệm của mình. Đừng để những ý niệm của người khác khởi lên, dẫn đầu, và kéo chúng ta đi theo ý của họ. Ý của ta ta phải làm chủ. Ý làm chủ các pháp. Ý làm chủ mọi tạo tác. Với tâm ý thanh tịnh trong hơi thở chánh niệm, các bạn sẽ làm chủ được và phước báu, nghiệp báo tốt sẽ tới. Nếu như các bạn không làm chủ được ý này, cũng như bầy khỉ kia mà thôi. Nhảy, đu bám vào bức tường thành của ảo vọng, của bọt biển. Các bạn sẽ bị chìm xuống bể khổ. Các bạn sẽ bị chết đời đời trong địa ngục hoặc đời đời là ngã quỷ súc sanh. Đừng như vậy, hãy tự giải cứu mình.

Hãy tự mình giải thoát mình bằng tâm thanh tịnh, ý làm chủ các pháp. Ý làm chủ mọi tạo tác, mọi tạo tác của ta đều phải được làm chủ bởi ý thanh tịnh. Ý thanh tịnh được nuôi dưỡng bởi hơi thở chánh niệm. Các bạn ơi, đừng như bầy khỉ. Đừng như nhóm khỉ kia theo tinh thần bầy đàn, đổ xô nhảy xuống trên núi bọt biển để rồi tự dìm mình xuống dòng đời đau khổ. Đời là bể khổ. Để thoát được, tâm ý phải thanh tịnh theo hơi thở chánh niệm.

Cảm ơn các bạn nghe Bảo Thành gởi ý ngày hôm nay. Chúc các bạn bình an.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu ni Phật.

Mu A Mu Sa

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn