Bảo Nguyện đánh máy
Vạn pháp vô thường đến rồi đi
Áp lực bao nhiêu, nghĩa lý gì!
Tĩnh tâm buông nhẹ vào hơi thở
Bình thản đương đầu vững bước đi
Mô Phật. Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý sư cô cùng tất cả các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và tất cả các kênh Facebook các bạn chia sẻ. Hôm nay thứ bảy trong chương trình Sống trong Chánh Niệm chia sẻ Phật Pháp, để suy nghĩ về sự bình thản trước áp lực của cuộc sống. Giờ đồng tu đã tới, mời các bạn cùng nhau quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng để chúng ta bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nhân mùa Lễ Vu Lan, chúng con nguyện xin Chư Phật mười phương phóng quang tiếp dẫn chư vị hương linh Cửu Huyền Thất Tổ ông bà cha mẹ người thân quá vãng nhiều đời, và chư vị hương linh kí tự nơi các Thiền Tự Chùa Chiền Am Thất. Chúng con cũng nguyện cho các Đấng sinh thành tại tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, thân tâm thường an lạc, tinh tấn tu học. Nguyện cầu cho thế giới được hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Và nguyện cho tất cả mọi người chúng con đều đón nhận được năng lượng tình thương của mười phương Chư Phật, biết tự lực đứng dậy, miên mật tu tập, thắp sáng đuốc Tuệ, thấy rõ vạn Pháp là vô thường sanh – diệt, Khổ và Vô Ngã, để có một đời sống tỉnh thức. Xin Chư Phật gia trì cho chúng con.
Giờ đây mời các bạn cùng với Bảo Thành chúng ta cùng trì hồng danh Đức Phật, Đại Bi Chú, Vãng Sanh Chú và Thất Bảo Huyền Môn.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Chú Đại Bi…..Vãng sanh chú……
Mu A Mu Sa
Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang
Ma Sa Ốp Uê
Sa Bi Mô U
Sa U Sa U Ba Thê Um
Nam Mô Saka Pouttê, Nam Mô Saka Pouttê
Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha.
Mô Phật. Các bạn đồng tu thân mến. Chủ đề hôm nay nói về: “Bình thản trước áp lực”. Cuộc sống dù tại gia hay xuất gia, có tôn giáo hay không có tôn giáo, ai trong chúng ta cũng phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Nhiều người vì áp lực mà sinh ra bệnh tật, phiền não, đau khổ quá hóa ra điền rồ, áp lực nhiều đi đến tiều tụy và mạng sống không tồn tại nữa. Nhiều người áp lực quá bị tẩu hỏa nhập Ma Sa Ốp Uê, điên điên khùng khùng, nhảy cầu tự tử, đãng trí không biết phải làm gì. Áp lực quá nhiều làm cho chúng ta bị trầm cảm, sống lúc nào cũng ủ rũ. Mà hầu hết trước những áp lực như vậy, ta thường nghĩ là người ta gây ra áp lực cho ta. Nếu trong gia đình có áp lực thì chắc chắn bà vợ sẽ nói tại ông chồng, tại các con. Hoặc ngược lại ông chồng lại đổi tại vợ tại các con mà công ăn việc làm không tốt. Bảo Thành cũng được cha mẹ nuôi dưỡng, cũng từng trải nghiệm cuộc sống gia đình trong những thăng trầm thay đổi của cuộc đời, biết bao nhiêu áp lực đè nặng trên đôi vai của người cha, và người mẹ. Hồi còn rất nhỏ mình không cảm nhận rõ áp lực đó đã tới với cha mẹ, nhưng khi lớn dần thì mình nhận ra đời sống mỗi gia đình đều có những áp lực riêng đến từ muôn mặt. Mà hầu hết là cha mẹ, áp lực tới bởi lo lắng cho đời sống của gia đình, cho con cái. Xã hội ngày xưa không có bon chen nhiều, sống an hòa nơi thôn xóm, gần gũi và bình thản. Bởi nhà bên cạnh chỉ cần mồi lửa cũng có thể bước qua nhà mình tự tại lắm, xin ít lửa về để nấu cơm. Người hàng xóm thiếu gạo cũng có thể bước qua tỉnh bơ, hũ gạo nhà mình họ hỏi mượn vài kí, và họ cũng tỉnh bơ lấy vài kí về nấu. Người ta bình thản tới mức mà nhà của ai cũng giống như nhà của mình, tới lui đều gọi chị hoặc em hoặc anh, thiếu thốn đều nâng đỡ, tối lửa tắt đèn có nhau. Thời ấy hình như xưa lắm rồi, nó đã tụt vào quá khứ mà chẳng ai có thể kéo lại một chút để mà hồi lưu cảm giác đó cho thanh thản nhẹ nhàng.
Hiện tại cuộc sống của chúng ta ai ai cũng có nhiều áp lực, nền kinh tế càng thịnh vượng thì áp lực cuộc sống càng mạnh. Một trong những nước Á Đông có nền kinh tế thịnh vượng đứng vào nhất nhì thế giới đó là nước Nhật. Ai cũng mong muốn có nền kinh tế như vậy. Các nước Á Châu, Việt Nam mình cũng thế, cũng muốn vươn lên thành con rồng ở cõi Trời cao hơn cả nước Nhật. Người Nhật nếu chúng ta tinh tế quan sát, đời sống bên Nhật hầu hết là bị áp lực kinh tế và công việc để canh tân đất nước của họ sau chiến tranh thế giới thứ II, mục tiêu của họ là phải vươn lên tới đỉnh cao của nền kinh tế, chính trị, khoa học và về mọi mặt. Họ thúc ép nhau vươn tới đỉnh điểm đó. Trải qua bao nhiêu năm trời, người Nhật hầu hết không hẳn là ai cũng vậy, đều có cảm giác rằng họ hình như đã trở thành người máy. Còn đâu như thưở ông cha mình hồi xưa, mưa chút xíu thôi là đội cái nón, mặc cái áo mưa, bước ra bờ ruộng hoặc đi ra đường thăm bà con. Hết rồi, Việt Nam ta cũng dần dần như vậy. Nói riêng trên toàn cõi Việt Nam là như vậy, nhưng ai ai trên thế giới cũng chịu nhiều áp lực dữ lắm. Nói như vậy hình như cũng không đúng đâu, không phải chỉ có thời nay mới có áp lực mà thời Đức Phật không có áp lực. Thời nào cũng có áp lực của thời đó, mà chủ đề nói rằng: “Bình thản trước áp lực”. Ghê gớm lắm các bạn ơi, áp lực ghê gớm lắm. Làm sao chúng ta có thể bình thản trước những áp lực của cuộc sống.
Bạn có khi nào chứng kiến người bạn đời của mình chưa, hoặc người thân, hoặc bạn bè, khi áp lực dữ quá họ điên họ khùng. Đó là họ thể hiện ra cho ta thấy, còn ta, ta khùng điên nhưng ta không thấy, chứ thực ra đã sống trên đời thì áp lực muôn mặt. Các bạn có bị áp lực gì không? Đối với Bảo Thành kinh nghiệm tự thân cũng đã đặt để mình trong nhiều áp lực ghê gớm, và nhận ra rằng trong những áp lực khi nó tới với mình, mình cứ thì thầm trách cứ người ta thôi. Thì thầm trong đầu rằng sao người ấy lại làm như vậy. Và ta cứ nhắc đi nhắc lại lời thì thầm đó, ta đồng lõa với lời thì thầm tự áp lực tự áp chế lên bản thân. Rồi nó đi vào trong sự suy nghĩ, đêm nằm xuống cứ văng vẳng trong tâm tại sao, tại sao? Bạn có trải nghiệm như vậy chưa? Ai làm điều gì, ai nói điều gì mà ta không ưng ý thì ta tự áp lực lên bản thân của mình bằng cách cứ thì thầm tại sao lại như vậy. Tại sao họ đối xử với ta như thế, tại sao họ nói như vậy. Cứ như thế mà suy nghĩ của ta như cái dùi trống cứ đánh cứ đập vào trong đầu, vào trong tâm, để những âm thanh tại sao cứ thì thầm vang vọng. Đêm ngủ không yên giấc, ngày thì lơ đơ như người mất trí. Áp lực tới là vì hầu hết chúng ta khi đương đầu với những điều không thích thì ta cứ tự khẻ vào trong tâm, ta tự khỏ vào trong đầu bằng những tiếng thì thầm chống đối bực bội. Ta lặp đi lặp lại trong đầu trong tâm trong miệng, lẩm bẩm như người điên, vậy mà khi đọc kinh thì ta không lẩm bẩm được lời kinh của Phật, mà những lời bực mình khó chịu ta cứ lẩm bẩm như người điên. Bạn có khi nào nhìn thấy bản thân của mình lẩm bẩm ở trong miệng, lẩm bẩm trong đầu những âm thanh khó chịu đối với người này người kia không. Có đó. Những hành động như vậy tạo nên áp lực cho chính chúng ta. Dĩ nhiên áp lực tới với mỗi người nó có nhiều hoàn cảnh khác biệt, ai cũng phải đương đầu trong suốt cuộc đời của mình, bởi mấy ai trong chúng ta đều được mọi người yêu thương, làm những việc như ý ta mong muốn đâu. Tới hãng xưởng, công xưởng, văn phòng, tới nơi làm việc, sống trong gia đình thì mọi người luôn luôn có những ý tưởng và phương pháp làm việc, hành xử khác nhau. Chẳng bao giờ họ đáp ứng nhu cầu của ta đâu, họ chỉ đáp ứng nhu cầu của họ và ta cũng chỉ áp đặt những điều gì người phải làm để đáp ứng nhu cầu của ta. Sự đáp ứng nhu cầu của bản thân mỗi người và sự áp đặt người khác phục vụ nhu cầu đó nó tạo nên áp lực. Bạn nghĩ kỹ đi, hầu hết là như vậy. Bình thản trước áp lực không phải là chuyện dễ, nếu không thực tập thì thật khó,
Vạn Pháp vô thường đến rồi đi
Áp lực bao nhiêu nghĩa lý gì
Nghe thấy dễ quá nhưng mà không phải vậy, một chút áp lực thôi là trong đầu đã lăn tăn biết bao những tư tưởng lộn xộn hàm ý xấu, bực bội khó chịu, nó cồn cồn dựng như những cột sóng thần nhận chìm mình xuống. Đứng đó mà nói Vạn Pháp vô thường đến rồi đi, áp lực bao nhiêu nghĩa lý gì. Hình như câu nói này phải là câu nói của người tỉnh giác, họ mới nhận ra vạn pháp vô thường đến rồi đi. Để rồi muôn vàn áp lực tới thì có nghĩa lý gì với họ đâu, có xi nhê gì đâu. Làm sao họ làm được điều đó, làm sao mà họ nhận ra được rằng:
Vạn Pháp vô thường đến rồi đi
Áp lực bao nhiêu nghĩa lý gì
Tĩnh tâm buông nhẹ vào hơi thở
Bình thản đương đầu vững bước đi
Chìa khóa là họ tĩnh tâm, họ buông nhẹ tất cả vào hơi thở của Chánh Niệm. Và chính hơi thở của Chánh Niệm đó đã làm cho họ bình thản đương đầu trực diện và vững bước đi trên mọi thử thách gọi là áp lực tới với họ. Các bạn có nhận ra các bạn có bị đang áp lực gì trong cuộc sống không, và các bạn có khi nào trải nghiệm áp lực đó đã làm cho bạn khó chịu điên đầu nhức óc không. Nếu có thì bạn có dám buông ra một lời thật đơn giản
Vạn Pháp vô thường đến rồi đi
Áp lực bao nhiêu nghĩa lý gì
Nếu chúng ta có thể nói được lời như vậy nghĩa là chúng ta đã nghiên cứu học hỏi giáo pháp của Như Lai, giáo lý của Đức Phật dạy cho chúng ta để chúng ta học và nghiên cứu, ứng dụng vào đời sống, giảm tải áp lực, có được sự bình an. Đầu tiên mỗi người chúng ta qua mật ngôn số 2 Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang phải nhận biết ra rằng muôn sự ở đời đều vô thường tới rồi đi, điều này đúng các bạn ơi, không phải chỉ là một câu nói khẳng định bắt ta tin, quan sát trong kinh nghiệm của đời sống có điều gì tới mà không đi không các bạn, không có một cái gì tới mà không đi, cái gì tới rồi cũng đi, ta tới trong cuộc đời bằng tiếng khóc, ta đi cũng bằng tiếng khóc người ta đưa, ta tới thì ta phải đi. Sự sống tới với ta thì sự chết cũng đang chờ để ta đi. Niềm vui hớn hở ta cười, mà nước mắt đau thương của cái khổ cũng sẽ tới. Bạn thấy không, vui tới rồi đi, thì ngược lại cái khổ tới rồi cũng đi, không có một cái gì tới mà không đi, nhưng chính vì chúng ta chưa bao giờ đặt mình trong sự tư duy như vậy bằng Chánh Kiến, nên luôn luôn ấp ủ mọi sự tới với mình phải tồn tại mãi. Người ta nói ngọt với mình thì mình cứ mong rằng người ta phải ngọt ngào như vậy mãi thôi, đến khi họ ăn vào trái đắng, lời nói của họ cay cú đắng chát, lọt vào lỗ tai ta buồn, bởi ta ôm ấp sự ngọt ngào nơi họ. Ngọt tới rồi ngọt đi, mà đắng tới thì đắng cũng đi, cay cũng vậy, nhưng chúng ta chỉ lựa ngọt chê đắng cay. Cứ như vậy, chính vì ta có sự khác biệt, chống kình tạo ra áp lực, các bạn nếu hiểu được vạn pháp vô thường tới rồi đi thì nhất định những áp lực của cuộc sống chẳng phải là do chuyện xảy ra mà do chính chúng ta tự áp chế bản thân, nhận ra điều đó để chúng ta thấy rằng muôn sự ở đời tới rồi đi đó không phải là áp lực đày ải ta, mà chính ta áp chế bản thân cứng ngắc ôm ấp những điều ta mong muốn, từ đó ta rối tâm không còn bình thản trước mọi hiện tượng của cuộc đời. Áp lực không có đâu, chỉ có những hiện tượng tới đi mà thôi, nhận diện rõ như vậy trong tâm thì chúng ta mới có thể tĩnh tâm, và một trong những phương pháp tĩnh tâm cao diệu nhất chính là hơi thở của Chánh Niệm, tĩnh tâm buông nhẹ vào hơi thở, khi chúng ta lấy hơi thở Chánh Niệm để trụ tâm an trú tâm thì nơi sự tịnh tâm đó ta có thể buông tất cả mọi hiện tượng đang xảy ra đối với ta vào trong hơi thở của Chánh Niệm. Hơi thở Chánh Niệm là máy lọc toàn diện những năng lượng tiêu cực do ta tạo ra. Chánh Niệm hơi thở rất cao siêu, các bạn đừng coi thường, nhất là những ai đang bị áp lực của cuộc sống, đã tìm đủ mọi phương pháp rồi, tốn biết bao nhiêu tiền rồi, uống thuốc bổ trợ lực, đến bác sĩ tâm lý tìm tòi đủ mọi thứ, học để mà thay đổi áp lực, chuyển hóa áp lực mà không thành thì hãy thử một lần trở về với hơi thở Chánh Niệm đi các bạn. Khi các bạn biết thực tập hơi thở Chánh Niệm trong cuộc sống thì các bạn sẽ bình thản đứng trước và đứng vững trên từng bước đi vào cuộc đời, và trực diện đối với mọi hiện tượng xảy ra trong cuộc sống. Thiền Chánh Niệm hơi thở quán chiếu sự tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê giúp cho chúng ta bình thản trước áp lực. Nếu chúng ta có tâm tỉnh thức trong cuộc sống qua hơi thở Chánh Niệm thì ta có khả năng nhìn thấu để buông, để nhẹ nhàng bước vào hơi thở tĩnh tâm trụ nơi ấy, để rồi mỉm cười và thốt lên rằng
Vạn Pháp vô thường đến rồi đi
Áp lực bao nhiêu nghĩa lý gì
Đúng, bạn sẽ nói được câu đó nếu bạn thực sự dành riêng cho mình khung thời gian nhất định để thực tập. Ta không chịu để ý để có một ngành nghề nhất định thì ta phải học 12 năm trời, rồi 2 hoặc 4 năm đại học, có nhiều môn phải học thêm 8 năm hoặc 12 năm nữa, tổng cộng số năm học ít nhất cũng phải 16 năm trời hoặc 12 năm tùy theo thì ta mới có ngành nghề làm việc, học và học, học từ thưở nhỏ, học từ lời của mẹ cha mớm, rồi học bằng cách nhìn sự sinh hoạt hàng ngày trong đời sống, học từ trường do thầy cô dạy dỗ, lớn lên học ở trong đời, học đạo từ quý Thầy quý sư cô, từ kinh sách, từ những khóa tu. Ta phải học mãi mà thôi, và sự học giúp cho chúng ta tăng trưởng kiến thức để vững vàng trong cuộc đời làm người, để có được kiếp sống bình ổn và muốn có được tâm thanh thản thì cần phải học đạo và tu. Nếu bạn muốn bình thản trước áp lực thì bạn phải tu, bạn phải học, bạn phải luyện như người lái xe trên trục lộ giao thông biết bao nhiêu xe cộ đi qua. Ai lái xe ở Việt Nam thì biết rồi, bạn sẽ bình thản vô cùng bởi vì bạn đã thực tập học hỏi và có sự trải nghiệm qua sự lái xe hàng ngày, nên bạn có được khả năng phản ứng thật nhanh với bất cứ chuyện gì xảy ra trên con đường giao thông ấy, cho nên bạn bình thản trước hàng ngàn phương tiện chạy ngang chạy dọc mà bạn không biết sợ. Và nhờ bạn thực tập học lái xe và kinh nghiệm của chiều dài thực tập đó đã giúp cho bạn có sự bình thản trên những trục lộ giao thông. Nếu như chúng ta biết thực tập và học hỏi thiền Chánh Niệm hơi thở thì muôn hằng hà sa số những tư tưởng khởi lên trong tâm thì ta đều bình thản đương đầu vững bước đi. Vì trong hơi thở của Chánh Niệm ta tịnh tâm, ta buông nhẹ tất cả vào trong hơi thở đó, ta là người được tu luyện, được làm chủ, được thực tập và sự trải nghiệm trong công hạnh đó giúp ta bình thản trước những áp lực của cuộc đời. Tâm tỉnh thức giúp chúng ta bình thản trong cuộc sống, Ma Sa Ốp Uê là một mật ngôn vi diệu giúp cho những ai hay thiếu sự bình tĩnh, thường hay run rẩy sợ hãi trước muôn sự xảy ra ở đời. Nếu chúng ta tổng trì mật ngôn Ma Sa Ốp Uê trong Chánh Niệm hơi thở, ta tăng trưởng được định lực vững chãi và mở được con mắt Tuệ để nhìn rõ vạn pháp vô thường tới rồi đi, và chúng ta có khả năng nhận ra rằng áp lực bao nhiêu nghĩa lý gì. Vì sao? Vì ta tĩnh tâm buông nhẹ tất cả vào trong hơi thở Chánh Niệm của tâm tỉnh giác, để rồi ta bình thản đương đầu vững bước đi trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Ở đời, việc gì cũng cần phải học, phải tu, phải luyện, trong Phật pháp gọi là Pháp hành hay gọi là công phu. Bạn không công phu, không thực tập, không tu thì bạn sẽ rơi vào trạng thái của mê tín dị đoan toàn tập suốt cuộc đời, đi đâu cũng cầu cũng kính cũng xin nhưng không chịu tu tập. Bạn không thể chui vào trong chiếc xe cầu Phật cho con biết lái xe mà không qua Trường lớp học hỏi, nhận biết được những tín hiệu trên trục lộ giao thông và cách vận hành xe máy, như vậy là bạn đang tự sát, và với niềm tin cầu Phật để biết lái xe như vậy là mê tín dị đoan. Ai dám làm như thế không, rõ ràng là bạn chưa biết lái xe, bạn chưa học, bạn không biết nhận ra những tín hiệu trên trục lộ giao thông quẹo phải quẹo trái hoặc đèn xanh đèn đỏ, bạn dám liều mình xăm mình nhảy lên xe rồi Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, con xin Phật dạy cho con vãng sanh cực lạc. Đúng, bạn sẽ vãng sanh cực lạc thôi bởi vì lái xe không được, ngồi niệm Phật mở máy chạy là tông thôi, đó là cầu vãng sanh cực lạc một cách mê tín dị đoan, hoặc cầu cho lái xe được là sai. Chúng ta không tu, không tạo phước, không tăng trưởng công đức, tới cửa Phật gõ gõ thắp nhang cúng kiếng đủ thứ mà cầu xin, chẳng khác gì người không chịu học lái xe mà xăm mình nhảy lên xe niệm Phật cầu xin. Từ ví dụ đơn giản để chúng ta nhận ra rằng trên con đường học đạo chúng ta nhất định phải sách tấn nhau tu tập, không thể buông lơi, không thể giải đãi, không thể ngừng nghỉ được. Đừng để sự đời làm ta bận rộn mà quên đi sự tu tập, nếu bạn có sự tu và tinh tấn tu tập thì bạn có thể thốt lên
Vạn Pháp vô thường đến rồi đi
Áp lực bao nhiêu nghĩa lý gì
Tĩnh tâm buông nhẹ vào hơi thở
Bình thản đương đầu vững bước đi
Bạn nói câu đó với bạn đi qua công hạnh và sự công phu mỗi ngày, bạn nói được câu đó là bạn có được niềm tin vững chãi bởi bạn nhận diện được những tư tưởng khi nó khởi lên y như người lái xe đã qua trường lớp học rõ những luật vận hành xe cộ và có ông thầy kèm ở bên đưa mình ra những con đường lớn nhỏ chạy với các tốc độ khác biệt trên những trục lộ dày cộp sự giao thông, bạn đã có sự trải nghiệm bằng vận hành bánh lái rõ ràng thì có gì để sợ. Người tu mà có Thầy có bạn đồng tu, có nhóm, có sự hỗ trợ của những người đi trước, ta vững tâm thực hành, các vị ấy sách tấn chúng ta, và chúng ta cũng phải tự nỗ lực đứng dậy để công phu mỗi ngày thì nhất định trong cuộc đời này muôn tư tưởng muôn hiện tượng xảy ra tới với bạn, bạn sẽ bình thản trước mọi hiện tượng tư tưởng đó, để không biến những hiện tượng trong cõi vô thường, không biến những tư tưởng khởi lên trong tâm tạo thành áp lực do sự áp chế của bản thân luôn mong cầu mọi người phải phục vụ cho những điều ta mong muốn. Bình thản trước áp lực là phá chấp, bạn có khi nào khó chịu khi nghe ai nói điều gì chưa? Có đó. Đó là bởi vì bạn luôn mong cầu họ phải nói theo khuôn mẫu của bạn, bạn có cảm thấy khó chịu bực mình và cảm thấy áp lực khi người ta hành xử theo kiểu của họ không? Có đó. Là bởi vì bạn luôn mong cầu họ phải hành xử theo đúng quan niệm của bạn để phục vụ cho bạn, bạn luôn luôn tới với mọi người bằng tâm tưởng rằng họ phải phục vụ cho bạn, họ phải nuông chiều bạn, họ phải làm theo những ý tưởng suy nghĩ hành xử khuôn mẫu của bạn. Trên đời không có ai làm điều đó đâu. Ngay cả bản thân của bạn mà bạn còn không thể phục vụ cho nhu cầu của bạn được thì ai có thể phục vụ, ngay cả bạn còn không thể nuông chiều được bản thân của mình thì ai có thể nuông chiều bạn đây. Áp lực tới là bởi vì ta chấp, chấp vào suy nghĩ cách hành xử, chấp đủ thứ hết, đi đâu cũng nghĩ rằng họ phải như vậy họ phải như kia. Khi họ không như kia như vậy ta cảm thấy áp lực khó chịu, đêm ngủ cứ thì thầm, bước chân đi mà cứ lẩm bẩm trong đầu ôi cái người đó, người đó dễ thì cười hớn hở, người đó khó thì bực bội, khó dễ là do ta chứ không phải do người, bởi vì do ta luôn trông đợi họ phải như ta. Cho nên bình thản trước áp lực là một sự công phu rõ ràng, và sự công phu đó sẽ đưa tới sự bình thản tối ưu trong cuộc sống khi mọi hiện tượng xảy ra trong đời với sự nhận xét rõ bằng Chánh Kiến rằng vạn Pháp vô thường đến rồi đi. Ta có thể nói với chính mình câu vạn Pháp vô thường đến rồi đi thì ta là người có công phu thâm hậu rồi. Chẳng có cái gì tới lui làm ta buồn đâu, ta luôn bình thản trước mọi áp lực của cuộc đời.
Vạn Pháp vô thường đến rồi đi
Áp lực bao nhiêu nghĩa lý gì
Ta nói được câu đó, và những ai nói được câu đó phải là những người có công phu, có nội công thâm hậu qua sự tu tập hàng ngày. Không phải một ngày hai ngày mà vỗ ngực xưng tên đâu. Nếu bạn cứ lẩm bẩm khùng điên trong đầu trách cứ áp lực cuộc sống quá căng, hoặc nơi này thế này thế kia thì chính là bởi bạn chưa công phu đủ mà thôi. Nên trên trục lộ giao thông của cuộc đời khi lái xe mà không biết vận hành, không biết đọc những tín hiệu, bạn sẽ sợ. Đừng có nhảy nha các bạn, nhảy liều lên xe rồi niệm Phật cầu Phật cho biết lái xe là mê tín dị đoan. Đừng tới cửa Chùa cầu Phật giải quyết những vấn đề mà chúng ta không chịu dùng Trí Tuệ để khai thông ứng dụng vào đời sống. Phật không phải là osin tới để dọn dẹp rác rưởi cho ta. Phật là Thầy tới để dạy, còn ta là trò học của Thầy để thực hành, quan niệm đó đúng, đây là chân lý, ta phải vững vàng khi tới với Phật, Phật là Thầy, ta học ta thực hành, đừng bắt Phật hoặc biến Phật thành osin để rửa ráy những tâm rác rưởi phiền não áp lực của cuộc đời. Hãy tinh tấn tu học nghe các bạn, đừng buông lơi giải đãi, đừng chấp nhận những điều cho là đầy đủ phước báu công đức hiện thời. Phật dạy dù phước báu lớn như núi Tu Di mà không tinh tấn nỗ lực tu học, ngồi đó mà hưởng phước mà dùng thì núi Tu Di cũng sập dần chẳng còn. Chúng ta đừng vội vàng hưởng phước mà hãy tích cực tích phước
Vạn Pháp vô thường đến rồi đi
Áp lực bao nhiêu nghĩa lý gì
Tĩnh tâm buông nhẹ vào hơi thở
Bình thản đương đầu vững bước đi
Hơi thở của Chánh Niệm thiền tâm tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê giúp cho bạn có được định lực nội công thâm hậu để bình thản trước áp lực của cuộc sống. Các bạn thân mến, hãy mang sự hiểu biết, hãy mang kiến thức và những gì ta đã được học, thực tập nghiên cứu và vận hành công phu rõ ràng thì sự lợi lạc sẽ tới với bạn, và bạn sẽ hãnh diện rằng bạn đã công phu tới mức để có được khả năng bình thản trước mọi áp lực. Đây là sự chuyển hóa áp lực tận gốc bằng công hạnh tu. Một ngày nào đó bạn nhắn tin cho Bảo Thành nói rằng tôi không biết lái xe, nhưng tôi nhảy vô xe tôi niệm Phật rồi tôi lái ầm ầm, nếu bạn làm được điều đó thì bạn không cần tu, nếu bạn không thể làm được chuyện đó thì bạn hãy công phu cùng với Bảo Thành mỗi ngày. Hãy đồng tu cùng với Bảo Thành mỗi ngày bởi cuộc đời thật nhiều những điều không như ý luôn luôn xảy ra. Cho nên ta phải tu để tâm ý rộng mở tận hư không, để những điều không như ý khi lọt vào sẽ được dung thông với tâm Từ Bi, của Trí Tuệ đã tỉnh thức.
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
Hồi hướng:
Thưa Phật, đời sống của chúng con có quá nhiều áp lực, bởi thiếu Trí Tuệ không nhận ra vạn Pháp vô thường tới rồi đi, nay chúng con hiểu được rồi, các Pháp đều vô thường sanh – diệt tới đi, chúng con sẽ không tự áp chế bản thân tạo áp lực cho cuộc sống của mình. Nguyện xin Chư Phật gia trì để chúng con luôn luôn biết công phu mỗi một ngày, để tăng trưởng Chánh Định định lực của mình, để khi đương đầu với hằng hà sa những hiện tượng vô thường tới – lui thì chúng con vẫn bình thản đương đầu vững bước chân đi trên con đường tu luyện giáo lý của Ngài. Sự đồng tu của chúng con nếu có được chút phước nào nguyện hồi hướng cho tất cả, đặc biệt là hồi hướng cho Cửu Huyền Thất Tổ ông bà cha mẹ được siêu sanh tịnh độ, và hồi hướng cho cha mẹ ông bà tại tiền luôn luôn sống hạnh phúc an vui, ít bệnh ít phiền não, tin sâu vào nhân quả. Mô Phật.