Con nguyện xin mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào các bạn trên trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn
Các bạn thân mến, có câu người Việt nói trong tục ngữ “Ăn cây nào rào cây đó”. Quả đúng như vậy, nếu chúng ta trồng cây ở nhà để ăn, chúng ta phải rào để bảo vệ cây đó, còn nếu không thì có thể thú hoặc những hình thức khác sẽ tới hái, hoặc tàn phá cây. Các bạn, có đấy, có cả kẻ trộm, kẻ tham, rồi biết bao nhiêu kẻ đi ngang thấy cây nhà bạn hoa trái đẹp họ sẽ hái. Nhưng mà họ không có tôn trọng, họ có thể bẻ cành, bẻ cây chứ họ không hái để hưởng dụng, để cây tiếp tục sinh bông sinh trái cho mùa sau. Ăn cây nào phải rào cây đó. Các bạn thân mến, có một cái cây chúng ta ăn mà chẳng chịu rào, cây đó của chúng ta. Không hiểu sao chúng ta biết rào cây của nhà mình như cây ổi cây mít, thậm chí cây nhãn chúng ta còn phải bọc lại sợ con dơi nó ăn. Cây cối được bọc kín để che chở bởi chúng ta làm đúng theo lời ông bà để lại trong tục ngữ đó mà: “Ăn cây nào rào cây đó”. Thế mà chúng ta có một cái cây, cây này chúng ta ăn từ đời này qua đời sau, không những chúng ta ăn, ông bà cha mẹ đã ăn và truyền lại cho chúng ta đang ăn, và cây này con cháu đời đời chúng ta cũng sẽ ăn cây này đây, mà chúng ta không chịu bảo vệ đó là cây phước – cây phước báu của đời mình. Ăn mà chẳng biết rào che chở, hái mà còn bẻ cả ngọn, quả cao muốn hái đốn cả gốc, bẻ cành tỉa lá, ăn đi ăn lại mà chẳng chịu chăm sóc, chẳng chịu rào. Cho tới khi cây phước, cây phước đức nó chết, nó tàn lụi, nó hết ra trái thì than khóc ầm trời – có ích gì đâu. Đó là một ý niệm trong cuộc sống rằng chúng ta hái một quả để chúng ta ăn trong cây phước đức của ta, ta phải biết chăm sóc, ta phải biết nhìn cho cẩn thận. Nếu như cây thiếu phân, ta phải biết bón vào những pháp thiện, phước đức chúng ta hưởng, chúng ta phải chăm sóc bằng pháp thiện – bằng lời thiện, bằng tư tưởng thiện, bằng ánh mắt thiện, bằng sự nghe thiện. Tất cả đều phải là thiện, đó là cách chăm sóc cho cây phước. Thấy dơ thấy bẩn thấy thiếu nước ta phải tưới, thấy thiếu pháp thiện ta phải hành, đừng bỏ qua và phải tự chăm sóc từng giây, cái gì đang hưởng phải chăm sóc. Nó tốt chăm sóc cho tốt hơn, nó hư chăm sóc để mà tái tạo trở lại. Có câu chuyện thời xưa như vầy:
Có hai anh chàng bán đèn, một anh chàng bên này bán đèn mà sao cây đèn nó cứ lu dần lu dần, nó mờ dần mờ dần, còn cây đèn của anh bạn bán sát bên sao lại sáng trưng à. Anh ta lấy làm lạ là mình cũng bán loại đèn đó, cũng kinh doanh y chang như vậy, đèn mình cũng thắp như vậy, anh ta cũng thắp như thế mà tại sao đèn của mình nó cứ lu dần lu dần, mờ dần mờ dần rồi tắt lịm, còn của anh ta thì cứ sáng hoài sáng hoài. Để rồi khi khách tới, thấy gian hàng đèn lu mờ như vậy họ không dám mua bởi vì họ nghĩ rằng đèn của chính mình còn lu mờ như thế, bán đèn thì đèn đó cũng lu mờ đen tối mất thôi. Vậy vì sát vách nên những người khách lại dồn qua bên kia để mua đèn. Các bạn, và rồi anh chàng bán đèn sáng như vậy đó đông khách quá, bán liên tục liên tục và công ăn việc làm dường như tiến triển thật là tốt và anh ta bắt đầu trở thành người giàu có. Chính vì trong sự giàu có nhờ vào việc buôn bán được như thế, nhưng lại có tâm, phát tâm làm từ thiện giúp kẻ khốn nghèo, những mảnh đời bất hạnh. Càng làm những việc thiện như thế – giúp đỡ những người nghèo, giúp vốn những người làm ăn, nâng đỡ cho những người bất hạnh, đèn nhà anh ta càng sáng và rồi làm ăn lại càng nhiều. Bởi vì tiếng thơm đã đồn tới là anh này biết làm từ thiện, đèn nhà anh ta lại sáng, anh này biết giúp đỡ người đèn lại sáng, anh này biết giúp vốn cho người đèn lại sáng. Rồi người ta đồn cùng làng cuối xóm, thôn xa thôn gần, chỗ nào cũng biết nên người người nườm nượp tới mua đèn và anh ta trở thành một phú ông biết làm từ thiện vang lừng cả thiên hạ. Ngược lại, anh chàng bán đèn bên cạnh, đèn càng lu càng mờ rồi tắt lịm, công ăn việc làm chẳng có tới đâu, nghèo khổ. Cho tới một thời hạn, anh ta muốn hỏi thử anh hàng xóm rằng phương pháp nào mà đèn cứ sáng trưng hoài như thế? Nhưng anh ta đợi đến phút cuối rồi, nghèo mạt rồi và người bạn giàu có rồi, chịu không nổi, tự ái mà đâu có hỏi, bởi nghĩ rằng mình biết nên tự ái, không muốn hỏi không muốn học của bạn. Cho tới phút cuối nghèo mạt rồi, tiền bạc không còn nữa, đèn thì lu mờ bán không được, túng quá nghèo quá làm ăn không ra mới cúi đầu đi qua hỏi anh hàng xóm” Thưa anh, tại sao tôi cũng bán đèn như anh mà sao đèn nhà tôi nó cứ lu, mờ rồi tắt lịm, còn đèn nhà anh sao nó cứ sáng trưng hoài như vậy để rồi khách không mua của tôi, khách chỉ mua của anh. Anh hàng xóm mời người đó uống trà rồi thong dong nói rằng “À thực ra đèn của anh với đèn của tôi không khác, tôi cũng treo và đốt cái đèn đó, anh cũng đốt cái đèn đó, đèn của anh bị lu bị mờ đèn của tôi cũng bị lu bị mờ nhưng khác ở chỗ là khi nó vừa lu mờ, nó hư đó -tới thời hạn hư, tôi thay cái đèn mới ngay tại chỗ, nó vừa hiện ra sự lu mờ, vừa phát hiện ra tôi thay ngay, để tôi giữ được ánh sáng nơi buôn bán, để mọi người tới mua. Cho nên nó hơi hư hư chút xíu là tôi sửa, tôi thay bóng mới ngay, hơi lu là tôi thay bóng mới, tôi thay liên tục để luôn giữ được ánh sáng. Còn đèn nhà anh cũng thế nhưng anh keo kiệt quá, anh có cái đèn đó từ thuở khai trương cùng với tôi, tôi đã thay biết bao nhiêu đèn rồi, còn đèn của anh từ sáng đến mờ, đến lu đến tắt lịm anh chẳng thay. Lúc đó anh bán đèn này mới ngộ ra “Ồ! Hóa ra chân lý nó đơn giản như vậy thôi mà tại sao ta không nhận ra để làm mà đợi đến bây giờ, thanh danh của ta đã bại, tiếng tăm ta đã mất, sự nghiệp đã tan hoang, biết được trễ quá. Anh ta khóc than cho số phận, bởi một chân lý đơn giản là nó lu nó mờ nó hư thì phải thay, mà vì keo kiệt nên giữ mãi ở trong lòng.
Các bạn, một câu chuyện có vẻ như đơn giản phải không các bạn? Nhưng nó có lý, chân lý ở chỗ đơn giản, nó không cầu kỳ gì hết đó. Các bạn đừng cầu kỳ hóa văn tự của nhà Phật để trở thành cao siêu nhiệm màu để rồi những chữ ờ trong kinh ta cứ tưởng rằng nó có thần thông, ta quỳ từng chữ, ta lạy từng chữ, ta chiêm bái từng chữ, ta cung nghinh từng chữ. Tất cả các chữ trong kinh – những lời của Phật đều là phương tiện như bóng đèn, phải mang vào áp dụng, áp dụng từng chữ xong rồi, nó lu mờ bỏ đi, lấy chữ khác như người bán đèn, Bán đèn là để có sự sáng mà sự sáng lu mờ thì phải thay để luôn luôn sáng, để thấy đường mà làm việc, thấy sáng mà khách vào, thấy sáng mà mọi người hoan hỉ.
Tâm của chúng ta tu kinh của Phật từng chữ mang vào ứng dụng tâm nó sáng, nhưng nếu như tâm của ta bị giời hạn bởi nghiệp thức nó che kín, giới hạn của nghiệp lực nó dẫn đi làm lu mờ ta liền phải thay đổi ngay. Thay đổi ngay bằng cách thay bằng bóng sáng khác, pháp của Phật tiếp tục thay liên tục từng ngày từng giây chánh niệm hơi thở. Những tư tưởng vẩn đục, nghiệp thức đen tối nó tràn về, những hành động tạo tác suy nghĩ xấu nó mon men tới là ta phải chuyển hóa ngay, thay ngay. Đừng như anh bán đèn bên cạnh, bủn xỉn keo kiệt không dám thay, cũng có nhiều lúc trong lòng của chúng ta không muốn tự thay đổi cái thật là xấu, thật là sai, cái chúng ta đã phạm, chúng ta có câu thường nói “Ui, chuyện nhỏ ăn thua gì, có chút xíu mà ăn thua gì đâu, bỏ qua đi, chuyện nhỏ”. Và rồi trên đời chuyện gì cũng nhỏ hết, đến khi chuyện tày trời tày đất đó, trời đất còn phải sợ hãi kinh tởm, ta cũng cho là chuyện nhỏ. Để khi biết bao nhiêu phước báu như đèn sáng đã bị lu mờ, chúng ta nhận ra thì quá trễ. “Ăn cây nào rào cây đó”, cây phước báu chúng ta đang hưởng có, ngũ căn lục căn thanh tịnh, có chân tay mắt mũi, có tư tưởng suy nghĩ, có kiến thức, có nhà cửa có gia đình, có công ăn việc làm, có sức khỏe, có những gì ta đang có đó là những quả phước ta đang hưởng. Các bạn, chúng ta cần phải thay đổi, thay đổi những điều dơ dáy trong tâm, để cây phước báu luôn xanh phải rào bằng ngũ giới và chúng ta phải biết thay đổi cho thật nhanh những sự lu mờ trong tâm để đèn tâm luôn sáng. Đấy, anh hàng xóm thay đổi như vậy nên đèn nhà của anh ta luôn sáng và bởi vậy người xa gần luôn lui tới nhờ sáng đó tự quảng bá công việc mà anh ta làm ăn nên.
Chúng ta nhờ tâm sáng, biết luôn luôn thay đổi những sai phạm, không làm cho tâm lu mờ, thì với tâm sáng đó, những người hàng xóm trên cõi thiên – là chư Thiên, những người hàng xóm trên cõi thần – là chư Thần, Long Thiên Hộ Pháp, chư Thiên, chư Hộ Pháp, chư Thần mọi vị đều lui tới hưởng ứng tán thán trợ lực hộ mạng cho ta. Nhất định như vậy thì phước báu của ta luôn tươi tốt trổ bông trổ trái cho ta hưởng. Cho nên ở đời cần phải nhận xét thật nhanh và phải thay đổi cho kịp thời để tâm không bị lu mờ như bóng đèn bị lu mãi của người hàng xóm. Công ăn việc làm sụp đổ, phước báu tàn lụi ta sẽ khốn khổ vô cùng.
Các bạn, đi theo lời của Phật, chúng ta phải biết chăm sóc cho bản thân của mình từng giây. Tâm tượng trưng cho bóng đèn, nó sẽ sáng khi các bạn hành pháp thiện, nó sẽ bị lu mờ khi các bạn hành pháp ác. Mỗi khi tâm các bạn lu mờ, các bạn phải biết rằng đã đến lúc phải từ bỏ pháp ác và gắn vào pháp thiện. Như anh chàng bán đèn, khi đèn tới giới hạn, nó bị lu mờ sắp tắt, thì ta thay vào đèn mới sáng trưng. Chúng ta có cái bóng đèn của chân tâm sẽ sáng mãi bởi pháp thiện, và phước báu sẽ đầy đủ cho cuộc đời của ta, gia đình của ta. Còn nếu như chúng ta thấy chân tâm của ta lu mờ, phước báu tổn hại không còn nhiều điều tốt đẹp, phải biết rằng đó chính là nó đã mờ, đã lu sắp sửa tắt lịm bởi bất thiện nghiệp thì nên phải buông bỏ bất thiện nghiệp, quán chiếu lại những chuyện sai, những chuyện ta làm không đúng, những bất thiện nghiệp, những năng lượng tiêu cực do suy nghĩ, lời nói tạo tác của ta, ta phải bỏ ngay, bỏ ngay. Thay vào đó ta bỏ vào đó chất liệu của pháp thiện như làm từ thiện, nghĩ thiện, hành thập thiện đó – 10 điều thiện chúng ta làm, chúng ta giữ giới, thì đèn tâm này sẽ sáng trưng à. Rồi người hàng xóm ở trên chư Thiên – gọi là Long Thần Hộ Pháp Chư Thiên, 10 phương Bồ Tát Thánh Hiền đều hay, lui tới căn nhà của chung ta.
Các bạn đừng như người buôn bóng đèn hàng xóm nhé các bạn. Đừng để đến phút cuối rồi mới ngộ ra chân lý thì cuộc đời đã mạng vong.
Cám ơn các bạn đã nghe. Chúc ngọn đèn chân tâm của các bạn luôn sáng để tất cả sự an vui của các bạn được san sẻ tới cho muôn người. Người hàng xóm buôn bán tốt là bởi vì đèn luôn sáng đồng thời cộng với tâm hạnh từ thiện bác ái giúp đời nên nhiều người biết tới trợ lực cho anh ta gọi là có quế nhân-quý nhân độ trì. Chúc các ban gặp được quý nhân ở trong đời.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật – Mu A Mu Sa