Search

Bạn nợ  không chịu trả, có nên nhờ luật pháp can thiệp

Bạn con chơi thân với một người bạn và người bạn đó lấy lý do gặp khó khăn hỏi mượn tiền và cứ năn nỉ nhờ người bạn kia giúp và đến ngày hẹn thì lại lý do này nọ ko chịu trả tiền, cứ khất hoài và rồi im luôn. Như vậy người bạn kia có nên nhờ pháp luật can thiệp giúp không ạ? Trường hợp như vậy, nếu quán chiếu theo nhân quả thì có phải là nợ của kiếp trước không ạ? Và mình sẽ làm thế nào cho phải? Xin Thầy khai thị ạ. Mô Phật!

Trả lời: Chúng ta thật sự có cái nghiệp nợ của kiếp trước, nợ đó là nợ ân nợ tình, nợ đó là nợ với Chư Phật, chúng ta tu và trong kiếp này chúng ta khởi tâm từ bi khi gặp những người khó khăn. Đôi khi chúng ta cho một người bạn mượn tiền chẳng phải là chúng ta nợ đâu, mà chúng ta đã học được cái pháp thương yêu con người bần cùng, khó khăn trong lúc đó. Và chính vì nghe người ta khó khăn, gian khổ, kẹt, mà chúng ta tỏ lòng yêu thương cho họ mượn. Sau rồi cũng vì nhiều lý do, họ khất riết, khất riết, một ngày, một tháng, một năm, đôi khi hai ba năm, đôi khi cả một đời sẽ không bao giờ trả lại được.

Đứng trên cái góc độ sòng phẳng của xã hội, công bằng của xã hội, nếu là một món tiền thật lớn chúng ta cho nhau mượn trong lúc khó khăn, có giấy tờ đầy đủ rõ ràng, đúng thời hạn người kia phải trả. Và nếu như người ta không trả, khất hoài, khất hoài thì người ta đã đánh mất đi cái uy tín và đã phạm vào cái công bằng trong xã hội. Và đó cũng là cái hậu quả họ chưa nhìn thấu nhân quả. Theo như suy nghĩ, nhiều lần đã hỏi, giấy tờ đầy đủ hoặc có đầy đủ dữ liệu chứng minh được người kia mượn tiền hoặc là mượn tài sản của chúng ta một khối thật lớn theo như hiệp ước chung nơi lúc đầu họ cần sự giúp đỡ và vì tình yêu thương ta giúp đỡ họ mà họ không trả, thì có lẽ để theo cái công bằng của xã hội, chúng ta nên nhờ vào pháp luật để can thiệp. Cũng công bằng nhưng đừng vì lòng hận thù, chỉ vì sự công bằng nhờ vào pháp luật can thiệp. Nhưng nếu vì hận thù, vì tức giận, ta nhờ pháp luật can thiệp thì chúng ta không hay, sẽ tổn phước. Nhưng chỉ vì sự công bằng, nhắc nhở họ nhiều lần sẽ phải tới giai đoạn đó, thì sự công bằng đó ta nhờ vào pháp luật là chuyện hiển nhiên, không có gì sai. Nhưng đừng để dính vào sự căm phẫn, bực bội, căm thù, để cho cái tâm sân của chúng ta trỗi dậy.

Còn đối với những cái sự mượn mà ta có thể du di bỏ qua được thì đó cũng là một phần chúng ta quán chiếu nhân cái việc đó mà khởi tâm Từ yêu thương, tạo cái nền tảng cho tâm Từ phát triển, có thể tha thứ cho người đó. Tùy vào cái hoàn cảnh, tùy vào cái thời và từng con người để chúng ta có thể khởi tâm yêu thương theo những cái phương hướng nào tốt đẹp nhất để giúp cho người và giúp cho chúng ta thành tựu được sự an lạc. Đôi khi một người cứ mượn hoài không trả, nếu ta không dùng tới pháp luật, họ lại tiếp tục dùng cái chiêu trò đó để mượn được nhiều từ những người khác. Như vậy là vì không đưa họ ra pháp luật, chúng ta có thể đã tiếp tay cho họ nghĩ sai và hiểu lầm để tiếp tục dùng chiêu trò đó đi lừa gạt hoặc làm cho những người khác bị phiền não. Do vậy mà chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ từng trường hợp để ứng dụng cho pháp luật hiện tại nơi ta ở can thiệp vào, hoặc là không, tùy theo cái mức độ nghiêm trọng của sự việc.

Nói về nhân quả, tất cả mọi sự tương tác giữa con người và con người đều là nhân quả, nhân quả ác hoặc nhân quả thiện. Nhân quả do ta thiếu nợ họ hoặc nhân quả do ta phát triển tâm Từ Bi vì tình yêu thương. Cho nên nếu họ mượn ta mà ta cho họ mượn, đôi khi đó là cái nhân quả vì ta đang thực hiện tâm Từ Bi và vốn trong ta đã có lòng thương người, cho nên khi họ tới, ta thương người ta cho mượn. Nếu quán chiếu sâu hơn trong cái tình thương đó vẫn có cái nợ, nợ ân tình của người xưa, của kiếp trước mà nay cái tâm tình đó ta thật dễ dàng cho họ mượn. Cho nên quán chiếu ở chiều sâu hay chiều nông thì chúng ta không nhất thiết phải đi sâu vào trong đó, chỉ cần tùy thời phù hợp. Nếu cần can thiệp của pháp luật để ngăn ngừa cái người kia tiếp tục dùng cái chiêu trò đó gây đau khổ cho nhiều người và thể hiện sự công bằng, ta nên nhờ vào pháp luật. Còn nếu người đó chỉ một lần phạm tới chúng ta và chỉ có chúng ta thôi, và cái món nợ đó không gọi là quá lớn để làm cho chúng ta bị tổn hại, chúng ta có thể tạo cơ hội cho người đó hoàn trả lại từ từ. Nhưng nếu đó là một món quá lớn mà người đó quyết định không trả, dùng đủ mọi chiêu trò và chúng ta có đầy đủ mọi thông tin dữ liệu giữa cái hiệp định, hiệp ước của hai người, chúng ta nên nhờ pháp luật can thiệp, bởi đó cũng là sự rất công bằng theo cái luật. Mô Phật!

Tham vấn Phật Pháp 15, https://youtu.be/Tzl8VlLOfVI

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn