Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Hạnh biên tập
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và cùng tất cả các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và các kênh Facebook các bạn chia sẻ.
Giờ đây đã tới giờ đồng tu rồi, mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo với một lòng thành kính để chúng ta bắt đầu đồng tu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con và gia trì cho chúng con biết tự lực đứng dậy, miên mật tu tập Mật Thiền chánh niệm hơi thở, thắp sáng đuốc tuệ thể nhập vào tâm Tỉnh Giác, quán chiếu để thấu rõ được vạn pháp Vô Thường, Khổ và Vô Ngã. Chúng con cũng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà, cha mẹ những người thân yêu đã quá vãng nhiều đời được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cho song thân phụ mẫu hiện tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, thân tâm thường an lạc tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình chấm dứt chiến tranh.
Xin chư Phật từ bi chứng minh!
Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, chúng ta cùng ngồi xuống buông thư nhẹ nhàng theo dõi hơi thở của mình. Với chánh niệm của hơi thở chúng ta lấy Từ Bi, Trí Tuệ và sự Tỉnh Giác trong quán chiếu để chuyển hóa mọi nghiệp thức, ngõ hầu với chí nguyện thoát khỏi luân hồi sanh tử theo như lời Phật dạy. Mu A Mu Sa là quán tâm Từ Bi, NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là quán tâm Trí Tuệ, Ma Sa Ốp Uê có nghĩa là quán tâm Tỉnh Giác. Ba mật ngôn này trong sự quán chiếu trì tụng giúp cho chúng ta gần gũi được với Phật, Pháp và Tăng. Đón nhận được thật nhiều mật điển. Chúng ta hãy bắt đầu.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm. Tổng trì Mật ngôn. Đón nhận Mật điển và hồi hướng cho tất cả.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Mô Phật! Các bạn thân mến, chủ đề hôm nay hình như ai trong chúng ta cũng đã từng nói với một ai đó. Chủ đề “Có phước không biết hưởng”. Dân gian và từ miệng lưỡi của chúng ta vẫn nói câu đó khi một ai đó có phước mà họ không biết hưởng. Nói đến phước có đầy đủ mọi thể loại chẳng riêng gì Phật giáo. Tất cả mọi tôn giáo những ai theo tôn giáo đó đều hình dung và hiểu được chữ phước. Cũng từng một lần ít nhất sử dụng câu này “Ôi! Cô ấy, anh ấy, ông ấy, bà ấy, người đó có phước không biết hưởng“. Liệt kê nhiều thứ phước báu khác biệt mà cũng có nhiều người chẳng biết hưởng. Có những con người sinh ra trong nhà giàu có, cha mẹ có chức vị trong xã hội, danh từ ngày nay gọi là tiền bạc tính bằng tấn, bằng xe, xe hơi, xe tải. Vậy mà phung phí không biết hưởng cuối cùng cũng nằm trong nhà tù thân tàn ma dại, xì ke ma túy. Có những con người được thừa hưởng đất hương hỏa của ông bà, có phước, có đất đai, không gọi là điền chủ nhưng cũng gọi là điền, cũng gọi là có đất đai đó. Rồi cờ bạc, rượu chè đủ thứ. Cuối cùng cầm cố sổ bỏ bán hết, rồi người ta cũng sẽ nói có phước không biết hưởng, nhiều thứ lắm.
Phước báu hình như ngày nay được định đoạt qua tài vật, vàng bạc châu báu của cải, qua sắc đẹp, qua quyền lực, qua cái aang chảnh nhà cao, cửa rộng, của xe hơi, của ăn chơi, của tiệc tùng, của se sua, của mua sắm, nhiều thứ. Đời có nhiều hương vị và mỗi một hương vị của cuộc sống nếu không có sự gắn kết mật thiết với hương Giới, với hương của Tâm, của Định, của Tuệ thì hương vị cuộc đời thì nó sẽ bị ôi, nó sẽ bị hôi, nó bị thối các bạn ơi và cuối cùng chẳng sử dụng được. Bạn có khi nào chê trách ai có phước mà không biết hưởng chưa? Khi chúng ta nói ai đó có phước mà không biết hưởng, chúng ta thường nghĩ rằng mình không có phước như họ. “Mà người đó sao khờ quá có phước không biết hưởng, tôi mà có phước như anh ấy, cô ấy người ấy thì tôi biết tận hưởng”. Cuộc đời nó trái ngang như thế, nói câu này với người ta có nghĩa tự than thân trách phận và chê mình không có phước hoặc chúng ta không nhận ra được ta có phước hay không. Có lẽ ta không bao giờ công nhận ta có phước báu, khi định mức giá cả phước báu chỉ dựa trên tiền tài, danh phận, quyền lực, vật chất, vàng bạc, độ ăn chơi phải không các bạn?
Thời xưa trong Kinh A Hàm nói một câu chuyện như thế này. Có một ông kia ổng giàu, giàu gọi là khủng khiếp, giàu mà vua còn phải công nhận rằng ông đó quá giàu. Thời Đức Phật ở thành Xá Vệ đương thời vị vua Ba Tư Nặc làm chủ vùng đất ấy. Có một ông kia ổng tên là ông Ma Ha Năng, ông Ma Ha Năng này giàu vua còn phải kính nể, toàn dân trong thành còn phải bái phục, ổng giàu không hiểu sao mà ổng giàu. Nhà ông vàng bạc chất không còn chỗ, của cải thì dư thừa, gia nhân người ở thì nườm nượp, giàu quá. Vui Ba Tư Nặc ngầm phải khen ông này quá giàu. Ông Ma Ha Năng quá giàu, có phước, dư giả của cải nhưng có cái ông không biết hưởng là ăn mặc cho đẹp, ổng mặc rất bình thường, chân đi chân đất, quần áo thì rất thường, ăn uống thì hom hem, chắt chiu từng cắt từng xu. Đạt đến mức thượng thừa giàu có ở trong thành đó rồi, mà cuộc đời sao khổ, khổ đến mức mà ông không dám xài không, dám tiêu bản thân. Cho tới khi ổng chết. Ông ấy không có con, cũng chẳng có vợ chẳng có ai thừa kế gia tài. Luật thời ấy một người mất đi nếu có gia tài, không ai thừa hưởng trong gia đình nhà vua sẽ lấy. Ông Ma Ha Năng chết rồi, một đống của cải vàng bạc châu báu chất như núi để lại chẳng ai hưởng thì theo luật vua Ba Tư Nặc tiếp thu. Rồi vua Ba Tư Nặc tới nhà của ông ta cùng với quân lính kiểm tra và kết toán vàng bạc, châu báu, nhà cửa. Xong Ngài nhà vua mới đi tiện đường ghé thăm Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật gặp nhà vua mà nói rằng “Ngài đi đâu mà bụi bặm dính đầy người như thế”.
Vua Ba Tư Nặc nói với Đức Phật rằng: “Thưa Phật! Con mới đi tới nhà ông Ma Ha Năng, ổng chết rồi mà không có ai thừa hưởng nên của cải thuộc về nhà vua. Con mới tới kiểm toán, đi các nhà của ông ấy bụi bặm quá”.
Rồi ông ta mới hỏi Đức Phật rằng: “Thưa Phật! Sao lạ vậy? Ông Ma Ha Năng là người có đầy đủ phước mà sao không biết hưởng phước, cuối đời chết chẳng có ai thừa hưởng, cuộc đời quá khổ như vậy thưa Phật”.
Phật mới nói với nhà vua rằng: “Trong một kiếp xưa ông Ma Ha Năng cũng giàu lắm, rồi phát tâm cúng dường cho một vị Bích Chi Phật một bữa ăn. Cúng xong rồi trên đường về ông ta tặc lưỡi trách móc bản thân. Tại sao khờ khạo lại mang cơm nước vị Sa Môn kia làm gì? Sao mình không đãi cho những gia nhân người làm của mình”.
Chỉ có vậy đó các bạn, cúng rồi than trách không muốn và như vậy sau đó Đức Phật nói: “Ông ấy dần dần phước báu giàu có nhiều đời được sanh về cõi chư Thiên đến bảy kiếp, nhưng cuối cùng cũng phải làm bảy kiếp người ở thành Xá Vệ này, cho đến kiếp này hưởng hết phước rồi cho nên sẽ đọa vào cảnh giới đau khổ”.
Đây là câu chuyện của thời Đức Phật trong Kinh A Hàm kể về thể loại phước báu mà ông Ma Ha Năng có được, nhưng không biết hưởng do cái tâm, tâm đó là tâm bố thí nhưng vẫn không có hành được qua thực tướng khởi lên từ chân tâm, mà chỉ đi từ phát khởi ngẫu hứng tức thời, xong việc than trách không hài lòng.
Các bạn thân mến! Câu chuyện này không phải nói cho chúng ta biết rằng phải nên đi cúng dường bố thí. Nhưng ngầm dạy cho chúng ta bất cứ một việc gì ở trên đời này ta làm, đều cần phải làm bằng tâm Từ bi, Trí tuệ và Tỉnh giác, làm bằng sự luôn luôn lưu tâm trong chánh niệm. Tác ý đúng như chánh pháp của nhà Phật để mỗi việc, mỗi ngôn từ, mỗi suy nghĩ khởi lên đều tạo ra nhiều phước báu hơn. Người tu Phật như chúng ta thường tu để tăng trưởng phước báu và công đức, nhưng có nhiều vị tu có phước báu, có công đức nhưng không biết tận hưởng. Bởi vì định mức tận hưởng ở đời ngày nay là phải xài tiền, xài của, phải sang, phải se sua, phải đua tranh với mọi người đủ mọi hình thức. Đó không phải là sự tận hưởng, tận hưởng phước báu trong đúng tinh thần của nhà Phật là ta tăng trưởng phước báu và tận hưởng phước báu đó để xây dựng một nền tảng vững chãi hơn trên con đường tu tập đưa đến sự giải thoát. Bằng các công hạnh như bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ hoặc là bố thí, ái ngữ, thiện hành đồng sự tức là những phương pháp Phật dạy cho chúng ta. Chúng ta có phước và chúng ta tu phước, rồi lấy phước báu đó lại tiếp tục tu để xây dựng con đường giải thoát, khai mở trí tuệ, sống một đời tỉnh giác và luôn luôn làm mọi việc bằng tâm từ bi yêu thương. Xét lại bản thân của chúng ta, chúng ta chắc có lẽ cũng chưa nhìn ra phước báu của mình đâu, bởi làm sao ta có thể so kè với ông Ma Ha Năng tiền tấn chở bằng xe công nhông các bạn. Mình nhìn quanh quẩn nhà mình đôi khi chỉ có cái nhà, đôi khi ở trong nhà trọ, nhà băng có chút ít tiền, cũng có ông chồng, bà vợ, con cái, hoặc độc thân hoặc cha mẹ ông bà gì đó, sinh hoạt hồi xưa tới giờ nói đến tiền tài chắc túng thiếu dữ lắm, so với ông Ma Ha Năng thời Đức Phật trong Kinh A Hàm nói, ta không dám so vậy thì ta không có phước. Đó là cách nghĩ chung của các bạn, mà đúng nếu cứ nghĩ như ông Ma Ha Năng so tiền, so tài ta không bằng, ta không có phước.
Nhưng cũng câu chuyện thời Đức Phật khi Ngài đã thành Phật rồi, Ngài về thăm nhà của mình vua cha Tịnh Phạn. Lúc ấy vợ của Đức Phật vẫn còn đó và đứa con của Phật La Hầu La vừa tròn 7 tuổi. Mẹ của La Hầu La nói với con rằng: “Con ơi! Cha của con nay là Phật rồi nhưng có đến hai khối gia tài. Một là cung điện quyền lực, ngôi vương, vàng bạc châu báu đủ hết, con ra con lấy gia tài đó đi”.
Khi tới với Phật, Phật nghĩ: “Đúng vậy, con mình muốn có gia tài đó, mình có đó, nhưng mình nhìn lại mình có một thứ gia tài khác, thứ gia tài không bao giờ hư mất và luôn luôn mang theo được đó là gia tài của trí tuệ và gia tài của vật chất”.
Cuối cùng thì Ngài đã trao cho con của mình gia tài của trí tuệ và giao ông trong Xá Lợi Phất để ông Xá Lợi Phất huấn luyện La Hầu La có đầy đủ phước báu, mà lĩnh hội được ra tài trí tuệ của Ngài. Kể sơ qua hai đoạn kinh để ta thấy rằng có nhiều thể loại phước báu. Phước báu để lãnh nhận tiền tài, danh vọng địa vị và phước báu để có được trí tuệ. Người tu Phật ta nhận phước báu mà Phật thuyền trau đó là gia tài trí tuệ. Các bạn và Bảo Thành có gia tài này bởi chúng ta đồng tu, bởi chúng ta là con Phật, là đệ tử của Phật, là Phật tử đã thọ tam quy y, ngũ giới, đã đến chùa, đã được ông bà cha mẹ hướng dẫn theo một truyền thống Phật đạo. Và chúng ta lại có duyên gần gũi với các bậc tôn túc phù hợp căn duyên của ta, khai thị cho chúng ta. Chúng ta lại đã từng đi làm từ thiện bố thí, san sẽ yêu thương. Chúng ta cũng tập trung trong mật thiền, nương vào tha lực vi diệu của Phật, do tự lực công hạnh tu mỗi ngày để thẩm nhập vào năng lượng tình thương Mu A Mu Sa và thắp sáng trí tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang và luôn luôn sống trong một đời sống tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê. Đây chính là phước báu vi diệu nhất.
Ai sinh ra ở trên đời có đầy đủ các căn lành và các giác quan đều tinh tường, đều tỏ rõ, đều bình thường, đó là đại phước các bạn. Có các căn lành ở trong tâm, rồi các giác quan tốt đẹp, thân thể bình thường là đại phước. Cái phước này cần phải xác minh thật rõ và nhận ra đừng nghĩ đến vàng bạc châu báu như ông Ma Ha Năng, mà hãy nghĩ đến kho tàng mà Phật truyền trao cho ông La Hầu La. Chúng ta có phước nhiều lắm, có phước gặp được Phật, biết được Pháp, gặp được Tăng. Có phước để hiểu thấu được ngũ giới, để rồi thọ tam quy y ngũ giới. Có phước hiểu được thập thiện để ta hành thiện tích đức. Có phước hiểu được lục độ Ba La Mật – bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Lại có phước thường nghe nói về pháp như trong Tứ Nhiếp Pháp – bố thí, ái ngữ, thiện hành, đồng sự. Nói đúng hơn có phước là hiểu được câu Kinh Pháp Cú làm việc thiện, buông bỏ và xả đi những việc ác để tâm luôn thanh tịnh, chúng ta có phước thực sự. Đây chính là một thể loại phước báu mà Đức Phật trao truyền cho La Hầu La, La Hầu La để rồi từ đó Ngài trở thành một bậc tu có giới hạn đến sự chứng đắc.
Ta thường nghe nào nhà lớn, nhà cao có nghĩa gì đâu, ông Ma Ha Năng nhà cửa nhiều đến mức mà nhà vua Ba Tư Nặc đi kiểm tra nhà thôi mà bụi bặm cũng đã dính đầy người. Vàng bạc châu báu của ông nhiều đến mức mà vua Ba Tư Nặc và quân lính đếm hoài không hết, nhưng rồi chết lại bị đọa vào địa ngục bởi làm tổn phước của mình, không xài đúng pháp, chỉ vì một kiếp quá khứ khi làm pháp bố thí cúng dường dưới tướng hình thức nhưng tâm than trách phỉ báng. Kho tài vô giá, phước báu tột đỉnh của mỗi người chúng ta là lòng tôn kính lẫn nhau. Dù trao cho nhau một ánh mắt, một nụ cười, một vòng tay một bữa ăn, một cái áo bình thường hay một ly nước. Tất cả những hành cử trao tặng san sẻ đó, nếu chúng ta biết hưởng cái phước trao đi đó bằng tâm rất thành kính, bằng tâm tri ân, bằng tình thương thì ta thực sự là người biết hưởng phước đúng pháp. Phước đó sẽ tăng trưởng được những thiện duyên để gần gũi hơn với Phật, Pháp và Tăng, các bậc thiện tri thức và gần gủi hơn các bạn đồng tu và giúp cho chúng ta tinh tấn, nỗ lực vượt qua mọi trở ngại, để thành tựu trí tuệ là kho tàng vô giá. Phước báu gặp được Pháp và Tăng qua sự khai thị của Kinh Phật là phước báu vô nậu, không bao giờ rỉ ra sự phiền não.
“Có phước không biết hưởng”, những ai có phước báu được ông bà cha mẹ dắt đến chùa, được sinh ra trong gia đình Phật giáo, mà không biết học hỏi và tin sâu vào nhân quả, hành thiện bỏ ác, thì người đó thật sự có phước không biết hưởng. Ta đừng so kè phước của ông Ma Ha Năng về tiền bạc, phước báu về trí tuệ học được Pháp, gặp được Tăng và được khai thị hiểu rõ về Phật, tin sâu vào nhân quả đó là đại phước. Những ai chúng ta đã được thụ hưởng Phật pháp qua truyền thống của gia đình hay qua căn cơ hiện thời gặp được các bậc thiện tri thức, các vị Thầy có nhân duyên mà ta đồng hành, để rồi khai thị, nhắc nhở, đồng tu, tâm hoan hỷ mỗi ngày, mà ta không tinh tấn tu học, giãi đãi, lười biếng tới lui chẳng để tâm ở trong đó, đồng nghĩa có phước không biết hưởng. Phước báu để đạt được trí tuệ qua gặp được Phật – Pháp – Tăng qua công hạnh đồng tu là phước báu rất tốt. Các bạn và Bảo Thành chúng ta đều có phước báu này. Mình gặp nhau ở trên mạng nhiều bạn chưa bao giờ gặp Bảo Thành ở ngoài đời và cũng có nhiều bạn chúng ta đã gặp nhau qua một lời pháp, qua một video hoặc bất chợt lướt trên youtube, facebook, ta gặp gỡ nhau qua một câu nói, qua một câu viết, qua một tấm hình ta thấy mình gần gũi nhau được đó là phước. Từ nhân duyên phước báu đó chúng ta đồng tu với nhau thì đó gọi là đại phước. Chúng ta thật sự biết hưởng bởi mỗi ngày chúng ta đồng tu, đồng tu để đón nhận, tận thưởng năng lượng tình thương siêu thế của Phật ban rải xuống, sưởi ấm tấm lòng cô quạnh của cuộc đời mỗi người. Ai trong chúng ta mà không có bể dâu sầu muộn đau khổ, nhưng mỗi một ngày đồng tu ta gần được Phật, ta cảm ứng được với năng lượng tình thương của Phật và ta đã thấy rõ bản thân của mình hơn. Dẫu cuộc đời có biết bao nhiêu thử thách, bao nhiêu nhọc nhằn chông gai, bao nhiêu nghịch cảnh thường lui tới. Nhưng trong sự đồng tu, ta ngồi trên một con thuyền nhẹ của trí tuệ viên mãn mà Phật trao tặng cho chúng ta qua mật ngôn NamMô TaMôTaMôĐaRaHoang. Lại có Phật và Bồ Tát, những chư vị giác ngộ luôn luôn cầm căn đánh thức chúng ta. Rồi lại còn trao ban những sự cảm ứng, năng lượng vi diệu làm ta vui và hạnh phúc, đây chính là đang tận hưởng phước báu của đời người.
Các bạn! Phước báu bạn đang tận hưởng đó, còn cao quý hơn phước báu có được có vàng bạc châu báu như ông Ma Ha Năng. Các bạn đã nhìn thấy trong cuộc đời hiện thời bao nhiêu những người giàu có, họ để dành, để dành, chết để dạy cho con, nhưng rồi chết đâu mang được? Ở Việt Nam có một vị tài tử là một diễn viên nổi tiếng ở bên Trung Hoa Hồng Kông các bạn đã biết rồi Châu Nhuận Phát, ông ấy giàu không đến nỗi giàu như bao nhiêu con người khác. Nhưng giàu đến mức gọi là giàu lắm. Chắc có lẽ ông ta cảm nhận về đời sống cao quý nhất là tâm linh và trong tâm linh cao quý nhất là hành động biết san sẻ yêu thương. Và như các bạn đã biết Châu Nhuận Phát đã để lại cả khối gia tài của mình cho các hội từ thiện, làm việc từ thiện, san sẻ, giúp đở những người khác. Sống một đời sống sau khi đã về hưu không đóng phim nữa, rất nhàn hạ, rất bình thường, chẳng sang chảnh xe sang, quần áo lụa là, gia nhân đầy đủ đâu, sống rất đạm bạc, đây là một tấm gương cao quý. Phật không trao cho La Hầu La cung vương, quyền thế, mà phật trao cho La Hầu La trí tuệ. Người biết mang tất cả những gì thuộc gọi là vật chất để chia sẻ với những người kém may mắn, người đó là người trí.
Các bạn! Phước báu cao quý nhất là phước báu có được trí tuệ. Để giải thoát mình khỏi luân hồi và sanh tử. Còn các thể loại phước báu khác như phước báu về vật chất, về công danh, sự nghiệp, về tiền tài, về sắc đẹp, về sức khỏe, về nhà cửa đủ đủ mọi thứ. Cũng rất cần trong phương tiện đời sống của con người, nhưng nó không phải là cứu cánh. Phước báu mà cứu cánh đó là trí tuệ, phước báu được gặp Phật – Pháp – Tăng, phước báu được gặp các bậc tôn túc, các bậc thiện tri thức, các bạn đồng hành, đồng căn, đồng cơ, đồng nhân duyên mà ta thấy rất hợp, hài hòa để lắng nghe, nhắc nhở, sách tấn nhau tu mỗi ngày. Các bạn thân mến, không nhất thiết phải cho đi tất cả, nhưng nhất thiết phải bỏ đi những nghiệp ác. Không nhất thiết phải trao đi tất cả, nhưng nhất thiết phải xả bỏ tất cả những điều bất thiện. Khi biết bỏ đi những việc ác, xả bỏ đi những điều bất thiền hướng về tâm thiện lành, bạn luôn đầy đủ phước báu nơi trí tuệ viên mãn. Và phước báu đó như Phật nói có thể ứng hóa hằng hà sa các phương tiện trong cuộc đời. Để bạn có thể tận dụng được một phước lớn nữa, đó là được làm người trong kiếp này để tu luyện thoát ra khỏi luân hồi sanh tử. Bảo Thành mong muốn rằng các bạn đồng tu và các bạn hữu duyên nghe qua ngày hôm nay, chúng ta sơ lược lại cuộc đời và xác định lại ý nghĩa của phước báu đúng với lời của Phật, đúng với chánh pháp. Để đừng mông lung, mơ ước giàu có như ông Ma Ha Năng, mà hãy thầm ước như La Hầu La được Phật truyền trao trí tuệ. Mà cũng noi gương Châu Nhuận Phát biết làm từ thiện, biết dâng hiến cho tất cả mảnh đời bất hạnh. Dù chúng ta chỉ có một đồng, một chút xíu vật chất, một chiếc áo, một ly nước. Đừng đợi đến khi quá giàu, không cần, bố thí là từ tâm, tâm lượng bồ đề, cái chất từ tâm lượng Bồ đề chứ không phải cái lượng về chất và tài sản cho đi.
Các bạn! Mình hãy trở về hơi thở Chánh Niệm nha các bạn.
Thưa Phật! Chúng con thực sự nghĩ và đã thấy có phước thật là nhiều, được quy y theo Phật – Pháp – Tăng, được thọ giới, hiểu rõ thập thiện, tứ chánh cần, hiểu rõ được các pháp Phật dạy, đặc biệt qua mật thiền hiểu được quán chiếu tâm Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác. Có các bạn thiện lành đồng tu mỗi ngày, chúng con nguyện sử dụng phước báu này để chuyển hóa tất cả những nghiệp ác nhiều đời đã tạo và thành tâm sám hối.
Xin chư Phật gia trì cho chúng con luôn giữ vững tâm này trên con đường cầu đạo giải thoát!
Chúng ta hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm. Tổng trì mật ngôn. Đón nhận mật điển, san sẻ và hồi hướng cho tất cả.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Hồi hướng:
Chúng ta hãy hồi hướng công đức.
Thưa Phật! Nếu có được chút phước nào hôm nay, chúng con nguyện hồi hướng cho tất cả mọi loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.