Công Minh đánh máy
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và các kênh Facebook các bạn chia sẻ.
Giờ đồng tu đã tới, kính mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát – Ma Ha Tát.
Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con có đủ định lực, tự lực đứng dậy, miên mật tu tập Chánh Niệm hơi thở, để thể nhập vào tâm Tỉnh Giác, quán chiếu thấy rõ được vạn pháp là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sinh tịnh độ. Nguyện cho cha mẹ tại tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, thân tâm thường an lạc và tinh tấn tu học, thấu rõ nhân quả. Nguyện cho thế giới được hòa bình, chấm dứt chiến tranh.
Xin chư Phật chứng minh!
Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Trở về với lời dạy của Phật lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ Bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương. Với chánh niệm của hơi thở an trú tâm nơi ấy, quán chiếu tâm Từ Bi Mu A Mu Sa, quán chiếu tâm Trí Tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, quán chiếu tâm Tỉnh Giác Ma Sa Ốp Uê. Chúng ta cùng nhau đón nhận được mật điển của chư Phật, tha lực siêu thế chuyển hóa thân tâm. Chúng ta hãy bắt đầu!
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình bụng ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Tổng trì Mật ngôn. Đón nhận Mật điển. Hồi hướng cho nhau.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Các bạn đồng tu thân mến! Chủ đề hôm nay “Trọn Lòng Tôn Kính Phật”. Hai chữ tôn kính khác với sự kính sợ, đạo Phật của chúng ta là đạo bình đẳng tánh trí trong sự tôn kính lẫn nhau, không phải là kính sợ. Bởi chữ tôn kính là lòng thành, là tâm thành hiểu thấu được và từ đó mang tâm tình như một người con hiếu thảo tôn kính đấng mình nhận làm Thầy là Phật, cho nên gọi là tôn kính Phật. Trọn lòng tôn kính Phật sẽ chuyển hóa được tự cao, tự ngã, dẹp tan đi đám mây mù vô minh nhiều kiếp, san bằng mọi gồ ghề của những chướng ngại nơi tâm tự đại, tự cao. Kính sợ là cái tâm khác, có những nền tôn giáo khác luôn luôn dạy rằng chúng ta phải biết kính sợ đấng mình tôn thờ, bởi không kính và sợ thì đấng ấy có thể trừng phạt chúng ta. Cho nên khoảng cách giữa đấng mình tôn thờ với tâm kính sợ luôn luôn đặt mình ở dưới, tâm này cũng rất tốt. Tuy nhiên Đức Phật không muốn ta sợ Ngài, các vị Bồ Tát không muốn chúng ta sợ các chư vị ấy. Đức Phật, các vị Bồ Tát và những đấng đã giác ngộ luôn luôn tiếp cận gần gũi với chúng ta, như tình cha con, như tình thầy trò. Để chúng ta được gắn kết gần gũi học hỏi, tuy rất gần chúng ta cũng phải luôn luôn tôn kính các Ngài.
Trong Phật giáo Đại Thừa thường nhắc tới hai vị Bồ Tát, một vị đại diện cho trí tuệ là Ngài Văn Thù Sư Lợi, trí tuệ tột bậc và Ngài đại diện cho Đức Hạnh cao tột là Ngài Phổ Hiền. Thập Hạnh Phổ Hiền là mười điều Đức Phổ Hiền Bồ Tát nhắc nhở chúng ta phải giữ, nếu không tu theo Hạnh Phổ Hiền, giữ theo Hạnh Phổ Hiền chúng ta rất khó thành tựu được con đường an lạc, hạnh phúc, sống đời an vui. Một trong những điều tối quan trọng trong hạnh đầu tiên Ngài dạy: Thứ nhất là biết kính lễ chư Phật, kính lễ chư Phật. Đi tới bất cứ nơi chùa chiền, am thất, nơi nào có tôn tượng, hình ảnh của Đức Phật nói chung và các chư vị Bồ Tát nói riêng, chúng ta phải luôn luôn biết tôn kính, biết lễ kính các tôn tượng ấy, các hình ảnh ấy. Không phải gặp bức tượng Phật bằng gỗ, bằng đá, bằng đất, bằng xi măng, bằng đồng, bằng ngọc, bằng vàng, hình ảnh trang trí lộng lẫy để ta tôn kính, quỳ lạy cục đất, khúc gỗ, miếng đồng, dát vàng. Bởi những cách nói như vậy thường là cách nói của những người theo tôn giáo khác, họ phỉ báng, họ chê bai chúng ta thờ thần tượng, tôn thờ cục đất, quỳ lạy khúc gỗ, họ rỉ rả làm cho chúng ta dần dần cũng bị siêu lòng theo và nghĩ hình như ta tôn thờ thần tượng không đúng rồi. Nếu bạn đồng quan điểm và bị siêu lòng bởi những thuật ngữ miệt thị như vậy của những người chưa am hiểu về Phật giáo, bạn cần phải chỉnh đốn lại lòng tin của mình qua sự nghiên cứu học hỏi bằng Chánh kiến, để củng cố niềm tin vào Phật và có trọn lòng tôn kính Phật cho đúng. Khi thấy một tôn tượng Phật ta tôn kính bằng chắp tay lạy, lễ bái tôn tượng Phật ấy, là lễ bái cái gì? Sự lễ bái của Phật giáo chứng tỏ lòng thành, chứng tỏ tâm chân thật, thể hiện được lòng thành chân thật đó để dẹp trừ tất cả những bản ngã tự đại, tự cao nơi ta đang trỗi dậy hoặc vốn có, để cho chúng ta nhìn lại chính mình. Lễ Phật, tôn kính Phật là tôn kính sự tỉnh giác, sự thức tỉnh. Bởi Phật là giác, Ma Sa Ốp Uê là tỉnh giác, là tỉnh thức. Ma Sa Ốp Uê là trọn lòng tôn kính Phật dưới mọi hình thức để ta luôn luôn thể nhập vào tâm tỉnh giác, có đời sống tỉnh thức mỗi giây, mỗi phút trong cuộc đời. Đời là u mê, là vô minh, kiếp nhân sinh chẳng khác gì như bịt mắt chui vào hầm lửa mà không hay. Ta thể nhập vào với sự trọn lòng tôn kính Phật Ma Sa Ốp Uê là ta đánh tan đi sự vô minh, san bằng sự tự đại, tự cao để thực sự tỉnh thức, nhìn rõ, nhìn thấu để hiểu. Chúng ta không biết được ý nghĩa đó cho nên khi đi tới những nơi có tôn tượng, hình ảnh chư Phật, Bồ Tát, những người khác xì xầm rằng “Vớ vẫn quá”, tượng như vậy, hình như vậy mà cứ lạy lạy, bái bái. Họ chê bai, dèm pha, ta mắc cỡ, ta quê mùa quá mà, thôi ta không làm. Và cứ dần dần như thế, tư tưởng đó xâm chiếm tạo tiền đề cho tâm tự đại phát triển như cỏ hoang, mọc đầy gai góc ở trong lòng.
“Nhất giả lễ kính chư Phật” là sự tôn kính với lòng chân thành nhất, nhìn vào tôn tượng, hình ảnh của Phật để thấy được bậc đại giác, bậc giác ngộ, bậc trí tuệ, bậc Thầy của chúng ta, một vị Thầy đáng kính mà chúng ta luôn luôn biết trọn lòng tôn kính Ngài. Để từ những lúc sớm mai cho đến lúc chiều và cho đến khi tối đi vào trong giấc ngủ, lòng của chúng ta kính kính cẩn cẩn, luôn luôn ngưỡng về Phật như một người Thầy luôn luôn song hành với chúng ta để dạy dỗ chúng ta. Với tâm như thế chúng ta đã trở thành những người học trò biết tôn kính vị Thầy của mình và sẵn lòng để học hỏi trên mọi phương diện của cuộc sống. Để làm cho cuộc sống của chúng ta ứng dụng lời của Đức Thầy Bổn Sư vào, ngõ hầu mang lại sự hạnh phúc và an vui cho ta và làm tươi mát cuộc đời, tưới tẩm lên những mảnh đời bất hạnh đang đau khổ, để ai ai cũng sống hạnh phúc và bình an. Từ đó mà ông bà, cha mẹ của chúng ta ngày xưa khi chúng ta còn rất nhỏ, nếu dắt chúng ta tới chùa thường dạy cho chúng ta biết lễ kính chư Phật và dạy dỗ nhắc nhở để từ thuở thơ ấu đó chúng ta trọn lòng tôn kính Phật. Sống lên và sống lên bằng tư tưởng đó, chúng ta đã tạo được biết bao nhiêu phước báu chỉ vì lòng tôn kính Phật mà thôi. Rồi ông bà, cha mẹ còn nhắc nhở cho chúng ta ngoài lễ kính tôn tượng của chư Phật, hình ảnh của chư Phật nơi chùa chiền và biết lễ kính chư Tăng, lễ kính những bậc lớn tuổi, đấng bậc sinh thành, lễ kính mọi người. Và lễ kính những bậc lớn tuổi, chư Phật, chư Tăng đó là nền tảng của đạo đức mà ông bà, cha mẹ dạy dỗ từ thuở thơ ấu. Nếu không có nền đạo đức biết lễ kính như thế, chúng ta ngày nay không bao giờ có được một chút phước báu nào.
Đã nghe được lời của Phật, đã đồng tu với Bảo Thành, đã trưởng thành trong cuộc sống và đã thành công trong cuộc đời, ít nhiều gì những điều gì bạn đang có và cuộc sống hiện tại của bạn đều thể hiện rằng bạn có phước báu. Nghĩa là bạn đã được ông bà cha mẹ dạy một nền đạo đức biết tôn kính chư Phật, tôn kính chư Tăng, tôn kính tất cả những ai lớn tuổi hoặc có nhân duyên bạn gặp trong cuộc đời. Đây là cái tâm và lời dạy của Ngài Phổ Hiền: “Nhất giả lễ kính chư Phật”, chẳng phải qua tôn tượng hình ảnh, mà qua tất cả mọi loài chúng sanh mà chúng ta gặp gỡ được. Và nhìn thấy hình ảnh của Thế Tôn qua lời dạy của Ngài, hiển hiện nơi mỗi một con người, mỗi một chúng sanh. Chính lòng tôn kính Phật mà ta thấy được nơi mọi người như cha mẹ, ông bà, như vợ chồng, như những người thân hoặc những người ngoài ta gặp mà vẫn biết tôn kính họ như tôn kính Phật bởi vì nhất giả lễ kính chư Phật, ta thấy được hình ảnh của Phật trong đời sống của mọi người. Điều suy nghĩ như vậy là đúng, bởi Phật là Phật, còn chúng sanh là Phật sẽ thành. Nếu chẳng biết tôn kính Phật sẽ thành mà chỉ biết tôn kính Phật thôi, thì đó vẫn là sự giả dối bởi tâm chưa được bình đẳng. Bình đẳng tánh trí trong sự tôn trọng Phật hiển hiện nơi mỗi một chúng sanh là một bài học, là một pháp thiền cao siêu. Quán chiếu từng giây phút trí tuệ của bạn sẽ bừng sáng, những sự thắc mắc trong cuộc đời của bạn sẽ được giải thích rõ ràng. Bởi chính nơi tâm biết tôn kính kia, trọn lòng tôn kính Phật có lợi lạc vô cùng, bởi mang lại sự bình an, niềm tin sâu vào Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng, sức mạnh và nội công thâm hậu bởi chẳng còn ngã tướng, chẳng còn sự tự đại tự cao mà trong lòng luôn khiêm cung, khiêm hạ, khiêm tốn. Nơi nào đất trũng thì nước sẽ đổ về, nơi tâm khiêm hạ, khiêm cung thì tình yêu, tình thương và trí tuệ của Trời, Phật sẽ ban rải xuống chỗ đó. Bạn cứ nghĩ đi và thể nghiệm vào câu nói này bạn sẽ thấy đúng, ở đời thôi nếu bạn không biết khiêm tốn, tự cao, bạn vươn cái đầu, cái cổ lên cho cao, vượt trội mọi người sẽ có kẻ cưa cổ, cưa đầu bạn xuống. Nhưng nếu bạn biết hạ mình thật thấp, thật thấp, thấp không phải là ô nhục, là chịu nhục, thấp trong lòng tôn kính lẫn nhau vì chúng ta thấy được hình ảnh của Thế Tôn, lời dạy của Thế Tôn nơi mỗi một con người. Sự khiêm hạ đó, sự thấp đó gọi là khiêm cung, khiêm tốn. Nên cái lòng như vậy, tâm như thế Phật và Bồ Tát, chư Thiện Thần, Hộ Pháp luôn gần gũi các bạn. Bạn có tràn đầy và dư giả tình yêu thương, năng lượng từ ái và trí tuệ của bạn luôn sáng, bạn là người sống một đời sống tỉnh thức rất tốt đẹp. Ma Sa Ốp Uê là trọn lòng tôn kính Phật, là tâm tinh giác, là sự tỉnh thức trong cuộc đời. Người tự cao thường hay sân giận, tính nóng, người ấy chẳng bao giờ có một đời sống tỉnh thức. Họ luôn khỏa lấp những lỗi lầm, họ luôn che dấu những tội lỗi và họ luôn thống trị người khác bằng nắm đấm của quyền lực trong vô minh nên thường tạo nghiệp. Còn người khiêm tốn trọn lòng tôn kính Phật, lúc nào cũng biết lễ kính chư Phật như Ngài Phổ Hiền dạy: “Nhất giả lễ kính chư Phật”. Người ấy có một đời sống tràn đầy năng lượng, luôn sống an vui, khuôn mặt rạng rỡ, ánh mắt sáng, phong cách thư thái nhẹ nhàng, đi tới đâu cũng có thể hòa mình vào mọi nơi như dòng không khí mang sự sống cho muôn chúng sanh.
Nếu bạn đang hồi hộp, hay lo sợ run rẩy, nếu bạn đang nghi ngờ, đang uất hận, đang sân si, nếu bạn đang cùng đường bí lối, nếu bạn đang gặp trắc trở và nghịch cảnh, nếu bạn đang gặp đau khổ và phiền não, bạn hãy thực tập trọn lòng tôn kính Phật như Ngài Bồ Tát Phổ Hiền dạy, mọi thứ đó sẽ tan biến. Bạn sẽ bình tĩnh an nhiên, bạn sẽ không bao giờ gặp những chướng ngại trong cuộc đời, bạn sẽ hạnh phúc, bạn sẽ tự tại, bệnh tật sẽ thuyên giảm, sự tịch tĩnh luôn có nơi đời sống của bạn. Trọn lòng tôn kính Phật là một phẩm hạnh, nếu thực tập được đó là Đức Hạnh cao siêu. Người học Phật, Phật tử tại gia chúng ta cứ thấy chùa, thấy đình, thấy thất, thấy Phật, thấy kinh là lạy lạy, quỳ quỳ. Nhưng ngược lại khi đối xử với nhau coi như ma, như quỷ, như kẻ thù. Thì điều mà lễ kính chư Phật, tượng, hình, kinh, chư Tăng ở chùa, ở thất, ở am chỉ là sự giả dối, giả hình. Bởi đích thực trọn lòng tôn kính Phật chẳng phải là chỉ dành riêng cho chùa chiền, am thất, chư Tăng, tôn tượng, hình ảnh,.. mà cho mọi loài chúng sanh. Như Đức Phật đã luôn luôn cả cuộc đời thể hiện tôn kính tất cả mọi loài chúng sanh, tất cả mọi người Phật gặp và Ngài Phổ Hiền đã noi gương đó mà dạy cho chúng ta, chúng Phật tử tại gia phải biết lễ kính chư Phật. Nếu bạn thực hiện được điều đó, biết nhìn thấy một cái nhìn viên dung vượt qua mọi chướng ngại của hình tướng, hình tướng tự thân thể, hình tướng từ phong cách, ngôn ngữ, tập tục, tập quán, dân tộc, vùng miền,… để không còn chướng ngại mà nhận ra một vị Phật tương lai đang hiển hiện nơi sự sống của muôn vật, muôn loài. Bạn thực sự đã thực tập được tâm trọn lòng tôn kính Phật nơi mọi người và như vậy bạn luôn bình an, bạn luôn an yên, bạn không thấp thỏm lo sợ. Chính sự lo sợ và sợ hãi tạo ra sự mất thăng bằng nơi cơ thể và tinh thần, gây ra biết bao nhiêu bệnh tật, ưu phiền. Nếu bạn biết tôn kính mọi người bởi nhận ra hình ảnh của Đức Phật nơi đó, nơi con người ấy bạn sẽ là người bình an nhất trên thế giới này và bạn sẽ là người hạnh phúc nhất, bởi luôn có Phật và Bồ Tát gần gũi. Chúng ta cầu Phật mà không trọn lòng tôn kính Phật qua lời dạy của ngài Phổ Hiền “Nhất giả lễ kính chư Phật” nơi mỗi một chúng sanh, mà chỉ lễ kính và tôn kính, dập đầu cho đổ máu nơi các tôn tượng, nơi các hình ảnh, nơi chùa chiền, am thất hoặc vái lạy các sư sãi, các thầy cô một cách quá cung kính. Nhưng bất nghĩa, bất nhân, khinh thường những con người khác, thì chúng ta chẳng phải là tôn kính Phật, tôn kính chư Tăng.
Thế nên trong vài tuần qua, suốt mùa vu lan trong rằm tháng bảy, chúng ta đã nghe lại lời Đức Phật dạy về lễ kính, hiếu kính với cha mẹ. Và Ngài không dừng lại ở chỗ cha mẹ sinh ra chúng ta, Ngài đi tới chỗ tận cùng sâu xa của tâm của người con Phật cần phải quán chiếu, đó là mọi loài chúng sanh đều là cha mẹ nhiều đời của chúng ta, do đó sự hiếu kính hay lễ kính với cha mẹ chẳng phải là song thân phụ mẫu ở nhà, mà chúng ta còn phải lễ kính mọi loài chúng sanh, mới chứng tỏ rằng đó là tâm hiếu đạo gặp cha mẹ ở nhà kính kính trọng trọng, ra ngoài gặp người khác thì coi thường, đâu đúng. Phật dạy rồi, mọi loài chúng sinh đều là cha mẹ nhiều đời của chúng ta, chúng ta có thấy được cha mẹ, hình ảnh của cha mẹ nơi những người bạn, nơi những con người ta tiếp cận trong cuộc đời này không? Nếu chưa thấy thì cặp mắt của các bạn đã mù sự quán chiếu theo lời Phật, nếu thấy thì mắt trí tuệ đã bừng sáng, tâm của bạn đã tỉnh thức, đáng được kính trọng. Thấy được Phật nơi mỗi một con người và thể hiện lòng kính trọng, lòng hiếu đạo đó chính là sự tôn trọng, tôn kính Phật một cách rốt ráo để thành tựu được đại phước, công đức vô lượng. Đừng nghĩ đến những phẩm hạnh cao siêu, đừng nghĩ tới những pháp môn gọi là tuyệt chiêu cái thế, mà quên đi sự tôn kính Phật nơi mọi con người, mọi chúng sanh ta có cơ hội tiếp cận và gặp gỡ trong cuộc đời. Đừng chỉ qua Vu Lan hiếu đạo với cha mẹ một ngày để nhớ, để cúng, để kính, để khóc, để than, để đập đầu kêu xin, mà chẳng thấy cha mẹ nơi những chúng sanh khác. Chỉ một đống xương trên bìa rừng mà Đức Phật còn khóc, Thế Tôn còn khóc và nói rằng: “Nơi ấy có xương cốt của cha mẹ của chính ta, của biết bao nhiêu người thân trơ trọi trên bìa rừng kia, ông ANan ông có thấy không?”. Thế Tôn đã khóc khi nhìn thấy đống xương. Còn chúng ta cười nhạo báng, ta bổ báng, ta khinh khi, ta chà đạp, ta sát hại, không phải đống xương mà những con người đang di động, gặp gỡ ta trong cuộc đời, chứ còn đống xương mà gặp có nghĩa lý gì đối với chúng ta. Những con người bằng xương thịt đang gần gũi với ta như ông bà, cha mẹ, người thân, vợ chồng, con cái, những người yêu thương, những người ta có nhân duyên gặp gỡ, lòng tôn kính, sự kính trọng, sự kính lễ có còn đâu. Cứ nghe thì thào những tiếng thì thầm của tâm tự đại, tự cao, chia rẽ xăm soi, để từ đó ta biến mình thành những con dòi chui vào trong đống bùn lầy hôi thối của ác nghiệp, đào bới để bôi xấu những người khác, dèm pha chê bai và chà đạp lên nhân phẩm của họ.
Các bạn nhớ, “Trọn lòng tôn kính Phật” chẳng phải chỉ biết lễ tượng Phật, hình ảnh Phật nơi chùa chiền, mà biết kính lễ tất cả mọi người, đối với nhau bằng tâm thành kính và chân thành. Như vậy tự ngã, tâm tự đại cống cao của chúng ta sẽ đột nhiên biến mất, bởi công lực của lòng biết tôn kính mọi người một cách bình đẳng tánh trí và nơi ấy ta nhìn thấy hình ảnh của Thế Tôn, của Phật hiện diện. Hãy cùng với Bảo Thành thực tập trọn lòng tôn kính Phật nơi mỗi một con người mà đời sống này ta gặp, ta tiếp cận. Đầu tiên chúng ta luôn chánh niệm hơi thở, trì mật ngôn Ma Sa Ốp Uê để thể nhập vào tâm tỉnh giác. Tâm tỉnh giác tức là tâm Phật, khi chúng ta biết thể nhập vào tâm tỉnh giác chính là ta đã biết tôn trọng đời sống của mình. Ai biết tôn trọng đời sống của mình qua sự tỉnh giác, có đời sống tỉnh thức, người ấy sẽ biết tôn trọng Phật, tôn trọng Pháp, Tăng và muôn loài, muôn vật. Còn nếu bạn không thể tôn trọng bản thân của mình, thì chẳng ai bạn biết tôn trọng hết, chẳng qua là hình thức sống giả dối, giả hình. Tại sao trong cuộc đời tâm chân thật tối quan trọng, hiểu rõ biết thấu mà chúng ta vẫn sống giả dối. Đừng nói đến người khác, đừng chỉ tay, đừng chỉ trỏ, bêu rếu những điều sai của người. Mà nhìn thẳng, đưa hai bàn tay tìm bới trong cuộc đời này, đào bới trong chính chúng ta, ta sẽ thấy được những núi rác rưởi của lòng bất kính, của tâm cống cao. Chính từ chỗ đó ta hiểu tại sao ta thiếu phước, thiếu đức, chính chỗ đó ta lại hiểu tại sao ta hay gặp xui xẻo, bệnh hoạn, tâm mất thăng bằng trong cuộc sống, ta gặp này gặp kia. Hiểu thấu được như vậy ta cũng sẽ đào nhưng quăng hết rác rưởi của cuộc đời đi, để từ hố sâu đó ta nhảy xuống như một người khiêm tốn nhất, khiêm hạ nhất. Ai đứng nhất thì tôi đứng nhì, mang lòng tôn kính đối xử với nhau thì nhất định ta là người đầy đủ nhất.
Các bạn! Ngài Phổ Hiền dạy “Nhất giả lễ kính chư Phật”. Hôm nay chủ đề “Trọn lòng tôn kính Phật” và trong mật thiền Ma Sa Ốp Uê có nghĩa là trọn lòng tôn kính Phật qua sự thể nhập vào tâm tỉnh giác. Giác là Phật, mê là chúng sanh. Thể nhập vào giác Ma Sa Ốp Uê là thể nhập vào tự tánh của Phật và đã thể nhập vào tự tánh của Phật chúng ta biết trọn lòng tôn kính Phật nơi tôn tượng, hình ảnh, nơi kinh sách và nơi mỗi một con người, mỗi một chúng sanh. Trọn lòng tôn kính như thế bạn sẽ tích lũy được thật nhiều phước báu cho mỗi ngày. Hãy cẩn thận những ngôn từ sử dụng đối với nhau, bởi vì tất cả những ai ta đang nói chuyện trước mặt đều là hình ảnh của một vị Phật tương lai. Quán chiếu như vậy ta sẽ diệt trừ được khẩu nghiệp, ý nghiệp và thân nghiệp. Bởi luôn luôn trọn lòng tôn kính thì đối tượng ta đang nói chuyện như một vị Phật, trong tương lai ta cũng sẽ trở thành Phật mà thôi. Không thấy được Phật nơi người khác, làm sao thấy được Phật nơi tượng đất, cổ đồng, Phật trong người khác, làm sao bạn có thể tìm thấy được Phật nơi tâm của bạn. Phật là giác, là Ma Sa Ốp Uê. Trong mật thiền trở về qua hơi thở của chánh niệm, tổng trì mật ngôn Ma Sa Ốp Uê là trở về với cội nguồn của đại giác, đại ngộ. Nơi ánh sáng đó ta có được một đời sống nhìn thấu rõ và biết buông xả tất cả những rác rưởi không cần thiết và trọn lòng tôn kính Phật thực sự. Dĩ nhiên đó là dẹp tan bản ngã đúng như câu mật ngôn số hai NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang quán chiếu vô ngã, có sự liên quan mật thiết vô cùng trong sự quán chiếu này, để thành tựu được một đời sống hạnh phúc an vui.
Các bạn! Mời các bạn trở về với hơi thở của Chánh Niệm.
Thưa Phật! Chúng con nguyện hành theo lời dạy của Ngài Phổ Hiền “Nhất giả lễ kính chư Phật”, để tăng trưởng trọn lòng tôn kính Phật một cách chân thật khi tương tác với nhau trong cuộc đời. Để dẹp tan mọi cống cao ngã mạn, để phá vỡ đi mọi sự tự ngã nơi bản thân, để thực hiện được lòng khiêm tốn, để có một cái tâm chân thành, chân thật, học hỏi giáo lý và thực hành được lời Phật dạy. Xin chư Phật gia trì cho chúng con, gia độ cho chúng con!
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú. Đón nhận Mật điển. Trọn lòng tôn kính Phật.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Hồi hướng:
Chúng ta hãy hồi hướng công đức.
Thưa Phật! Nếu có được chúc phước báu nào trong sự đồng tu hôm nay, chúng con nguyện hồi hướng cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ và cho cha mẹ tại tiền được tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, sống đời an vui.
Xin chư Phật chứng minh!