Search

Bài 3102. Không Sợ Chậm – Chỉ Sợ Dừng

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Hạnh biên tập

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, cùng tất cả các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và các kênh Facebook các bạn chia sẻ.

Giờ đồng tu đã tới, kính mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con biết tự lực đứng dậy, miên mật tu tập Thiền Mật song tu chánh niệm hơi thở, để thể nhập vào tâm Tỉnh Giác, quán chiếu thấy rõ được vạn pháp Vô Thường sanh diệt, Khổ, Vô Ngã. Chúng con cũng đồng nguyện siêu cho tất cả chư vị hương linh Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà, cha mẹ, những người thân đã quán vãng được siêu sanh miền tịnh độ. Và đồng cầu an cho cha mẹ tại tiền thân tâm thường an lạc, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tăng long phước thọ. Nguyện cho thế giới hòa bình chấm dứt chiến tranh.
Xin chư Phật từ bi chứng minh!

Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, ngồi xuống vững chãi trong tư thế phù hợp với thân thể của mình. Chúng ta cùng nhắc lại với bản thân của mình được rõ lời của Đức Phật dạy, lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ Bi nuôi dữơng và lan tỏa tình yêu thương. Chánh Niệm hơi thở là đề mục trụ tâm, Mật ngôn là chìa khóa gắn kết với chư Phật và lãnh nhận mật điển. Chúng ta hãy bắt đầu.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm. Tổng trì Mật ngôn. Đón nhận Mật điển. Hồi hướng cho nhau.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Các bạn thân mến! Trong Mật Thiền thiền song tu, chúng ta, các bạn đồng tu luôn luôn được nhắc nhở giữ một đời sống thanh tịnh, lấy giới để hộ mạng cho cuộc đời, lấy niềm tin vững chắc vào ba ngôi Tam Bảo để sách tấn mình trên con đường tu. Và qua các mật ngôn ta tổng trì, chúng ta lãnh nhận được thật nhiều mật điển, năng lượng tha lực của chư Phật. Sự nỗ lực của tự thân gọi là tự lực cầu đạo giác ngộ, miên mật trên con đường tu mỗi ngày, cộng hưởng với tha lực ta lãnh nhận được từ Phật. Tự lực và tha lực là hai yếu tố để chúng ta vững chãi hơn mỗi ngày. Trong thiền quán để hiểu thấu được tâm của chúng ta và vạn pháp sanh diệt, vô thường xảy ra, phá chấp. Chúng ta luôn luôn hoan hỉ bởi cái chấp từ lâu đời được nhìn thấu, được mài dũa cho mòn đi và sự gắn kết mật thiết hơn với chư Phật mỗi ngày một sáng, một rõ. Ai trong chúng ta dù chỉ tu một lần hay có duyên nghe qua Mật Thiền, nghe qua những âm thanh của mật chú từ bi, trí tuệ và tỉnh giác, hòa quyện vào với hơi thở tự nhiên của chánh niệm. Tất cả đều lãnh nhận được năng lượng siêu thế thẩm nhập vào thân tâm mà ai ai cũng cảm ứng được. Cuộc sống này đây, các bạn và Bảo Thành luôn luôn cần có năng lượng. Năng lượng cho chúng ta sự sống an vui, cũng có năng lượng tiêu cực đưa đời sống của chúng ta vào sự ưu phiền, khổ đau. Là người tu theo Phật, đặc biệt các bạn tại gia, chúng ta phải khôn khéo hơn để lựa chọn cho mình tiếp cận với năng lượng thanh tịnh, tích cực. Để đời sống vui và hạnh phúc, để thân được khỏe, tâm được sáng. Chúng ta nhất định phải tránh xa những nguồn năng lượng tiêu cực và bất tịnh, bởi năng lượng đó sẽ làm cho đời sống khó khăn, phiền não, đau khổ, bệnh hoạn. Cuộc đời của mỗi một con người đều luôn luôn có nhiều sự lựa chọn và người học đạo tại gia như chúng ta theo gương của Đức Phật, theo sự hướng dẫn của Đức Phật, ta trở thành người khéo léo biết lựa chọn cho mình một đời sống an vui và đầy đủ phước báu, công đức để trụ vững nơi cuộc đời mà biết bao nhiêu những thử thách sóng gió luôn luôn ập tới một cách bất ngờ, khó có thể tưởng tượng được. Mật Thiền rất đặc biệt, đây là một pháp môn phương tiện có sự hài hòa giữa tự lực và tha lực. Ai nỗ lực trong tự lực tìm kiếm sự giác ngộ, có lòng tinh tấn vượt trội, giữ vững niềm tin vào Tam Bảo, luôn hộ mạng thân tâm của mình bằng năm giới, tăng trưởng phước báu bằng thập thiện. Có Tín – Nguyện – Hạnh, có Giới – Định – Huệ. Cứ như vậy, con đường tu mỗi ngày lập đi lập lại như giữa âm dương, giữa trời, giữa đất có đủ nắng và mưa, các mầm sống được tưới tẩm và nuôi dữơng đầy đủ năng lượng trời đất sẽ trổ hoa, sẽ kết trái, sẽ cho ra hoa thật đẹp. Bởi vậy, các bạn đồng tu Mật Thiền, mỗi một ngày chúng ta lãnh nhận quá nhiều mật điện tha lực siêu thế, siêu sạch, thanh tịnh nơi mười phương chư Phật, để tẩy đi mọi uế trượt ác nghiệp, bất tịnh, tiêu cực xâm chiếm trong sự va chạm cuộc sống và của quá khứ ta đã tạo ra. Ai ở trên đời mà không có dư những năng lượng bất tiêu, cực bất tịnh từ những ác nghiệp nhiều đời ta đã tạo và từ những sự tương tác thiếu hiểu biết, không đúng chánh pháp hằng ngày. Rất cần! Chúng ta rất cần tiếp cận với Phật qua sự tu một cách miên mật và nỗ lực vượt lên mọi khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Để xếp đặt cho mình một lịch trình thật rõ trong công hạnh đồng tu. Mật Thiền là ngưỡng cửa bước vào để hiểu được muôn sự ta không thấu, rõ được muôn sự ta không thấy và để hòa mình vào trong biển trời mênh mông vô tận của ăng lượng, thanh tịnh, tích cực mật điển tha lực siêu thế của Đức Phật, của Bồ Tát, của các bậc giác ngộ. Rất hay! Nếu ai có duyên đủ phước và lại có được sự nỗ lực tinh tấn, hiểu thấu đặt mình vào khuôn mẫu đồng tu mỗi ngày, đều nhận ra chân giá trị rất đặc biệt, tỏ rõ hơn, sáng rõ hơn mỗi một ngày. Ta nhìn thấu được cuộc đời này, ta nhìn thấu được muôn sự ở đời này đều đúng như câu mật ngôn số hai là vô thường, là sanh diệt chẳng tồn tại và chúng ta đã nhận ra đã như vậy nên không bao giờ bám víu, chấp trượt, ôm ấp, giữ, nắm. Chúng ta biết để tự nhiên, tới nhận bằng tâm hỷ, đi thì chúc phúc. Và như thế, lòng của ta nhẹ, tâm của ta thoáng, mắt của ta sáng. Có vậy thôi đã đủ! Đã đủ để sống cả một đời hạnh phúc.

Bạn cần gì trong cuộc sống này? Ôm ấp, Ăn mày quá khứ, khắc khoải trong niềm đau, nỗi khổ. Hay bạn trông chờ một tương lai sáng lạn nơi chân trời xa diệu vợi không thể tới. Thôi, đừng ăn mày quá khứ, vọng tưởng tương lai, hãy sống bây giờ và tại đây, nơi hơi thở vi diệu của chánh chánh niệm, tiếp cận với chư Phật và đón nhận mật điển, mưa tha lực của chư Phật để tưới tẩm, để chăm sóc cho mình và để sống thực sự trong từng giây phút ta đang hiện hữu. Cả cuộc đời của chúng ta đã quá vội vàng rồi, vội vội vàng vàng từ thuở còn bé khi mẹ mớm ăn cho chúng ta, cũng là lúc mẹ mớm cho ta “Ăn nhanh lên con ơi, ăn mau đi cho no”. Rồi khi chúng ta đi, cha mẹ cũng trông chờ đi cho nhanh và rồi thực sự khi ta đi cũng lại quá vội vàng, đứng chưa vững mà đòi chạy, té nhiều lần, gối đã tê, da đã trầy, đầu đã đổ máu. Cứ như thế, ta cứ vội vội vàng vàng bởi ta bị thúc đẩy của những người lớn “Nhanh đi còn đi học, ăn nhanh đi còn làm việc này việc kia, chậm chạp quá, nhanh đi nhanh đi”. Cứ như thế chúng ta đi làm ở hãng xưởng người ta thúc, người ta ép, ra đời người ta chèn, người ta đẩy. Và cứ như thế, ta bị sức ép và ta cảm thấy lạc lõng trong sự chậm chạp. Và ta thấy hình như thời đại mấy chấm hiện tại nhanh quá mà chúng ta lại chậm chạp. Bắt đầu những sự sợ hãi đã tới, văng vẳng ở trong tâm có những từ ngữ phát ra “Ta quá chậm”, mất cơ hội, sợ!

Tại sao trong cuộc sống ít có ai dạy cho ta có một đời sống bình thản? Mà luôn luôn thúc đẩy ta cứ vội vội vàng vàng. Vội từ lúc đi học, cho tới khi biết yêu lại vội vàng trong tình yêu để nó cứ đổ vở, đến khi ra trường vội vàng đi tìm nghề, tìm ngành, tìm công việc và ăn vội, nghĩ vội, làm vội. Còn chết vội nữa các bạn, chết vội tức là bất đắc kỳ tử, chết mà chẳng biết như thế nào. Nhìn cho kĩ đời của chúng ta khối gì những thứ vội, vội quá, vội vàng quá! Bạn nhìn thử coi bạn có vội vàng chưa? Chúng ta quá vội vàng, vội vàng đến vấp té, vội vàng đến sa ngã, vội vàng đến bị rơi vào vực thẳm của thất bại ê chề, vội vàng để đau đớn than van, vội vàng để trách cứ, vội vàng để tủi thân tự kỷ, vội vàng để cuối cùng mất niềm tin vào cuộc đời. Ngày nay nhìn cho rõ cuộc sống quá nhanh, nhanh còn hơn tên bắn, nhanh còn hơn con thoi nó đưa, thêu dệt biết bao nhiêu những ước mơ quay mòng mòng chóng mặt, có chút thời gian cho bản thân nữa đâu. Bạn nhìn vào đời sống hiện tại, bạn hết thời gian rồi bởi bạn phóng như tia, tia sáng của mặt trời. Rồi chúng ta lùng, chúng ra sục tất cả những điều ước muốn của vật chất, danh vọng, địa vị, của quyền lực. Ta chẳng còn một chút nào đó thắng lại cho mình một giây để tự tại, để sống, để vui, để cười, để hưởng sự thong dong tự tại mái ấm của gia đình. Sớm sớm gà vừa gáy là đã vội vàng đi làm rồi, chiều khuya về nhà vội nấu ăn, giặt giũ con cái, vợ chồng, ở mọi lứa tuổi đều có những sự vướng mắc, vội vàng cả đời.

Tại sao chúng ta cứ phải sống vội và tại sao cứ chê bản thân mình là chậm? Để trong sự vội vàng đó ta không bao giờ dứt điểm đi tới nơi ta đã đặt định cho mình, ta hay bỏ cuộc, càng vội càng dễ bỏ cuộc. Bởi người vội vàng là những người luôn luôn mong cầu một khuôn mẫu rập theo sự suy nghĩ của riêng mình. Ở trên đời mấy ai đóng dấu đúng với ấn phẩm của tư tưởng trong mường tượng nơi chúng ta đâu. Cho nên muôn sự ta gặp, ta tìm, ta cầu hoàn toàn khác biệt và trong sự vội vàng lấn chiếm tư tưởng của sự suy nghĩ vững chãi, ta để lại muôn sự trống trải, đổ vở, ngổn ngang cả cuộc đời. Bao nhiêu lần chúng ta vì vội vàng mà nhiều cuộc tình đã đổ, đã vỡ. Bao nhiêu lần chúng ta vội vàng để rồi tình cảm trong gia đình, công ăn việc làm, những ước mơ đã đổ vỡ và đặc biệt bao nhiêu lần chúng ta tới cửa chùa, thiền môn, chúng ta đi tu đã vội vội vàng vàng, tu mới có một ngày, một giờ, một phút mà mong muốn trở thành Phật, Thánh, Bồ Tát, thành đạo chứng đắc. Để rồi chúng ta sụp đổ hoàn toàn, đâm ra mất niềm tin vào Phật – Pháp – Tăng, niềm tin vào các pháp môn ta tu để ta mất niềm tin vào một nền đạo đức mà Phật, ông bà cha mẹ đã dạy cho chúng ta. Ngày nay thật là nhiều người trong chúng ta đã quá vội để rồi mất đi niềm tin, niềm tin vào cuộc sống của chính mình, niềm tin vào kiến thức của mình, niềm tin vào xã hội, niềm tin vào vợ chồng, con cái, vào cha mẹ, niềm tin vào các bậc trưởng thượng, các bậc thầy, các bậc thiện tri thức, niềm tin vào tôn giáo mình đang theo, niềm tin vào pháp môn mình đang học, niềm tin vào cuộc đời hoàn toàn đổ vở. Và ở giữa người với người hiện lên một chữ thật to nghi ngờ và sợ hãi. Đi đâu cũng sợ, gặp ai cũng nghi, niềm tin đã mất. Xã hội và đời sống của mỗi người sẽ ra sao khi chúng ta mất niềm tin?

Các bạn! Chủ đề hôm nay không sợ chậm, chỉ sợ ta dừng lại, “Không Sợ Chậm – Chỉ Sợ Dừng”. Chúng ta vội vàng quá nhiều để đã rời và dừng cuộc chơi. Ta vội vàng quá nhiều, để rồi chúng ta dừng sự tu học, dừng những mối quan hệ tốt đẹp. Chúng ta quá vội vàng để rồi dừng lại tất cả, co cụm và lùi lại trong bóng tối của quá khứ đau đớn. Hiện trên khuôn mặt là sự nghi ngờ và sợ hãi, hiện trên đôi mắt là mất niềm tin, run rẩy trước muôn điều đang tới. Không có sợ chậm các bạn, chỉ sợ bạn mất đi niềm tin trong nhiều lần đổ vỡ, để rồi dừng lại không tiến tới nữa. Biết bao nhiêu sự thành bại trong cuộc đời này. Nếu mình coi của các gương của người thành công, từ kinh tế đến sự học, đến đời sống gia đình, đến muôn mặt của cuộc đời, ta thấy những ai thành công thường đã từng trải qua muôn sự đổ vở. Bởi vội vội vàng vàng và đúc kết được một kinh nghiệm vững chãi hơn, chậm lại, tịnh tiến để thành tựu.

Chúng ta nhớ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni khi Ngài còn là một Thái Tử, giữa đêm khuya bỏ thành trốn vợ con ra đi. Đi tìm một con đường chân lý để giải thoát khỏi khổ đau và hướng dẫn cho chúng sanh sống đời an lạc. Ngài đã từng trải qua biết bao nhiêu những thăng trầm. Trí tuệ của Ngài thật siêu việt dù chưa giác ngộ. Học được từ hai bậc thầy lớn, chỉ một thời gian ngắn Ngài đã chứng đắc. Nhưng sự chứng đắc của Ngài chưa đưa đến được sự giải thoát rốt ráo và cuối cùng Ngài đã đi gặp năm anh em Kiều Trần Như sống ở trong rừng sâu núi thẳm, tu khổ hạnh tu, khổ hạnh để chiết xuất trong thân xác này ra một chân lý và trong bao nhiêu năm trời ăn không đủ, uống không đủ, hành hạ thân xác, tiều tụy chỉ còn xương bọc da. Đôi mắt của Thái tử sâu thẳm như vực sâu của tăm tối, nhìn vào hai hốc mắt thấy rất sợ. Thân xác tiều tụy, không còn sức sống, để rồi ngã sấp ở trên đất chẳng còn biết gì, sự chết đã tới. Nhưng rất may, một người phụ nữ thấy như vậy và đã cúng dường Ngài một tô sữa cháo bằng cách cho Ngài ăn, Ngài đã tỉnh lại, Ngài đã tỉnh lại sau sự gục ngã vì đi sai con đường? Nhưng Ngài không sợ hãi, Ngài không dừng dù bao nhiêu năm thật chậm mà chưa đi tới sự giác ngộ. Chỉ một tô cháo cháo sữa, Ngài lại tiếp tục đứng vững, giữ đúng lời phát nguyện, dựa vào cây bồ đề ngồi thiền xuyên suốt để cuối cùng Ngài giác ngộ. Con đường đi tới sự giác ngộ của Phật đâu có nhanh như sao xẹt, như ánh sáng của mặt trời cũng rất chậm. Chậm từ thuở còn rất nhỏ khi nhận biết ở trong kinh thành sự đau khổ, sự tranh giành, sự bắt hại nhau, sự sinh lão bệnh tử. Chậm từ thuở phải lớn dần dần lên. Cha là vua Tịnh Phạm cấm không cho học, không cho tu. Chậm từ nhiều thứ trong xã hội thời ấy, bị ràng buộc là một Thái tử, nhưng Ngài không bao giờ dừng, vẫn nuôi chí nguyện tìm con đường giải thoát. Rồi chậm khi vượt thành ra ngoài, gặp biết bao nhiêu trở ngại chướng ngại. Nhưng Ngài không bao giờ dừng nếu chúng ta đọc về lịch sử của Đức Phật, Ngài không bao giờ bị khuất phục và dừng bước, luôn luôn tiến về phía trước dù công hạnh tu của Ngài dồn hết sức nỗ lực vô cùng. Với sự tinh tấn tột bật và sự thành tựu cũng rất chậm, nhưng vững vì Ngài không bao giờ dừng. Rồi trên con đường rao giảng chân lí hướng dẫn cho chúng Phật tử, Ngài không bao giờ vội vội, vàng vàng, cũng rất chậm trong từng bước chân kinh hành nơi rừng sâu núi thẳm, nơi thành thị thôn xóm, nơi  trú ẩn của người dân, đi từng bước từng bước. Mỗi bước chân thật chậm trong chánh niệm của Ngài, đã từ từ lan tỏa tình yêu thương và trí tuệ tới muôn loài chúng sanh. Ngài không bao giờ dừng và Ngài không bao giờ vội vàng. Chánh niệm hơi thở là pháp tối ưu đã thể hiện được sự bình tĩnh, nhẹ nhàng, khoan thai, thong dong và tự tại. Còn chúng ta lại sợ chậm nên đánh mất đi sự thong dong tự tại, rồi cứ vội vội vàng vàng quay tít như cái cù, chóng mặt rồi té xuống. Chậm lại thôi! Nhưng vững, chớ có dừng mà bỏ cuộc, dù đã đổ vỡ, dù đã vội vội vàng vàng, dù đã hư, không sao. Biết bao nhiêu lần vấp ngã trong sự vội vàng là tất cả những bài học rút tỉa cho kinh nghiệm tiếp bước cho ta đi. Phật đã té sấp xuống mặt đất, một chén cháo sữa được dâng cúng, Ngài không dừng, tiếp tục đi. Chúng ta đã bao nhiêu lần té sấp xuống đống đổ nát của sự vội vàng trong cuộc đời và đã được biết bao nhiêu quế nhân như vợ chồng hoặc cha mẹ, các bậc thiện tri thức hướng dẫn vực chúng ta dậy. Chúng ta phải học từ bỏ sự vội vàng, chậm lại một chút nhưng vững chãi, nhưng thong dong, nhưng tự tại. Đặc biệt trên con đường tu, Thiền Mật song tu và tất cả các pháp môn phương tiện mà bạn có nhân duyên tiếp cận phù hợp với bạn, bạn đang tu đều đòi hỏi một sự chậm rãi trong sự tinh tấn và kiên nhẫn. Lục Độ Ba La Mật – sáu con đường mật hạnh để đi đến sự chứng đắc: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Cái thứ ba là nhẫn, đời mà không nhẫn thì không bao giờ thành công. Nhẫn là để tạo cho ta có nội công thâm hậu, hùng tráng, vững chãi, mạnh mẽ. Không phải để húc đổ mọi sự cản trở, mà để có sự suy nghĩ trong chánh kiến nhạy bén, giải quyết mọi vấn đề cho thấu đáo. Kham nhẫn là hạnh cao thượng, ai kham nhẫn được nơi người ấy tỏa ánh sáng của chân lý, tràn đầy năng lượng thanh tịnh. Cuộc đời của người ấy ít khổ, nhiều phước, an vui, dư giả.

Các bạn! Mật Thiền song tu là những bước đi thật chậm nhưng gắn kết thật chắc với chư Phật và Bồ Tát. Ai đi theo sự chậm chạp của hơi thở chánh niệm, hít vào đưa xuống dưới bụng, quán chiếu cho thật rõ, phình bụng ra rồi cứ chậm rãi mà thở từ từ, tổng trì mật ngôn. Mới thấy được sự thẩm thấu của năng lượng vi diệu, mật điển tha lực siêu thế của chư Phật thấm vào trong tư tưởng, thấm vào trong lời nói, thấm vào trong hành động, thấm vào miền sa mạc ác nghiệp nhiều đời mà bạn và Bảo Thành đã tạo ra. Hơi thở chậm của mật thiền, mật ngôn trì ra cũng thật chậm của mật thiền. Có sức mạnh di sơn dời hải, đẩy lùi mọi ác nghiệp, chuyển hóa mọi sự đau khổ. Bạn thấy quán tâm từ bi Mu A Mu Sa, ta hít vào đưa xuống dưới bụng, sâu xuống đan điền khí hải, luân xa số 1, số 2, từ đó tịnh mặc, trầm ở dưới đó. Và khi ta thở từ từ ta hóp bụng lại, một âm thanh vi diệu của Mu A Mu Sa rất chậm theo hơi thở thấm vào xương, thấm vào từng tế bào, thấm vào trong máu, đưa tới các huyệt đạo, lan tỏa tới khắp châu thân và mang mật điển của chư Phật, năng lượng siêu thế tưới tẩm vào trong thân tâm. Bạn phải để ý thật kỹ mới thấy rằng trong sự rất chậm của hơi thở và tổng trì mật ngôn, từng tế bào nơi cuộc đời của thân xác chúng ta rung động, chấn động, rung chuyển, chúng nhảy múa vui mừng bởi đón nhận được tha lực vi diệu của Phật. Đón nhận được mưa ân điển tình thương của chư Phật, lòng từ bi của chư Phật, năng lượng thanh tịnh tích cực tẩy uế, tẩy trược. Rất tuyệt vời! Chỉ đơn giản từ chỗ đón nhận năng lượng qua những hơi thở chánh niệm thật chậm và qua tổng trì mật ngôn cũng rất chậm. Mà mọi bế tắc nơi thân được thông, các huyệt mạch được thông. Rồi trong cái thông suốt không còn bế tắc của thân, mật ngôn trí tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang cũng rất chậm rãi trong hơi thở chánh niệm, thắp sáng từng miền tăm tối nơi tâm thức. Và trong a lại da thức của chúng ta được sáng rở, được chiếu sáng và ta nhìn thấy rõ được tất cả mọi tạo tác từ tiền kiếp, sai ta sửa, đúng ta tinh tấn tiếp tục hành và ta nhìn rõ được những mối tương quan của cuộc sống giữa các pháp và ta tự tại trong từng giây. Cũng trong hơi thở chánh niệm thật chậm ấy, các bạn và Bảo Thành tổng trì mật ngôn Ma Sa Ốp Uê – quán tâm tỉnh giác và thật chậm, thật chậm trong thức của chúng ta, từng niệm từng niệm được đánh thức, được tỉnh giác. Và ta có một đời sống thức tỉnh hiện hữu trong từng giây, được nuôi dưỡng bằng năng lượng tình thương và thắp sáng bằng trí tuệ. Ai sống chậm trong chánh niệm hơi thở của Mật Thiền, người ấy có một cuộc sống tỉnh thức, nuôi dưỡng bằng tình yêu và thấy rõ bằng trí tuệ.

Không sợ chậm – chỉ sợ dừng”. Mỗi một ngày Bảo Thành và các bạn đã phát nguyện đồng tu miên mật không bỏ. Cứ như thế chậm chậm, chậm chậm như con thuyền bát nhã trôi ngược dòng đời, mà xuôi những tâm tưởng thiện lành để ta cập bến an vui. Không sợ chậm – chỉ sợ dừng. Muôn mặt của cuộc đời những người thành công đều là những con người không sợ chậm chỉ sợ dừng lại, họ luôn luôn tịnh, tiến. Trên con đường tu cũng như thế. Trong suốt tám mươi năm trời từ khi sinh tới khi mãn đời, Đức Phật luôn từ tốn, chậm rãi, thong dong tự tại trên con đường kinh hành tầm đạo giác ngộ và trên con đường thắp sáng trí tuệ cứu nhân sanh. Để cho mỗi một đời sống của chúng ta thêm hạnh phúc, an vui, bớt phiền não đau khổ. Các bạn, dục tốc bất đạt, cầu mong quá thất bại nhiều, đổ vở thôi. Hãy chậm lại một chút, đừng sợ chậm, hãy phát nguyện đưa đến sự giải thoát qua công phu miên mật từng ngày. Hãy cùng với Bảo Thành, cùng với các bậc tôn túc, các bậc trưởng thượng, các bậc thiện tri thức, cùng với những bậc thầy ta có nhân duyên. Cố gắng miên mật tu các pháp, phương tiện phù hợp với mình. Nếu các bạn phù hợp với pháp Mật Thiền song tu cùng với Bảo Thành, thì chúng ta đừng vội vội vàng vàng cầu mong thành tựu được vật chất, tiền tài, danh vọng, địa vị hoặc chứng đắc cao thành Phật, thành Bồ Tát. Mà hãy chậm rãi kinh hành từng bước trong cuộc đời, nơi chánh niệm hơi thở để tẩy uế trược, chuyển hóa mọi đau khổ ác pháp. Để trong từng hơi thở thật chậm, ta thấm vào từng giọt năng lượng mật điển siêu thế, tình yêu, trí tuệ và tỉnh giác của Phật làm hành trang trên con đường chậm rãi, rời xa bóng tối của vô minh.

Các bạn! Mời các bạn trở về với hơi thở của Chánh Niệm.

Thưa Phật! Xin gia trì cho chúng con để hiểu thấu và không sợ sự chậm rãi, chỉ sợ rằng chúng con mất niềm tin, bỏ cuộc giữa đường. Xin gia trì cho chúng con biết kham nhẫn, biết nỗ lực và tinh tấn trong sự hành trì Mật Thiền song tu, để thành tựu được sự sống an lạc. Nguyện xin chư Phật gia trì cho tất cả mọi người chúng con.

Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm. Tổng trì Mật ngôn. Đón nhận Mật điển, hồi hướng cho nhau, tinh tấn tu học, đừng bao giờ bỏ cuộc

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Hồi hướng:

Chúng ta hãy hồi hướng công đức.

Thưa Phật! Nếu chúng con thành tựu được chút phước báu nào, nguyện hồi hướng cho tất cả mọi loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn