Nguyễn Thị Thu Hằng
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và các kênh Facebook mà các bạn chia sẻ.
Giờ đồng tu đã tới, kính mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu đồng tu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con biết tự lực tinh tấn, đứng dậy thắp sáng đuốc tuệ qua công hạnh mật thiền chánh niệm hơi thở để thể nhập vào tâm Tỉnh Giác, quán chiếu thấy rõ được vạn pháp là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Chúng con cũng nguyện siêu cho chư vị hương linh, nguyện chư hương linh theo thiện nghiệp mà tái sanh cảnh lành. Cầu an cho tất cả mọi chúng sanh, đặc biệt cho hàng Phật tử bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học và thân tâm thường an lạc. Nguyện cho thế giới được hòa bình, chấm dứt chiến tranh.
Xin chư Phật chứng minh!
Mời các bạn chúng ta ngồi xuống với một tư thế thong dong tự tại, vững chãi và an nhiên, đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, trở về cùng với hơi thở nhẹ nhàng, theo dõi và nhắc nhở nhau nhớ về lời Đức Phật dạy lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ Bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương. Trong mật thiền song tu mỗi một ngày chúng ta đồng tu với nhau, lấy hơi thở làm đề mục để trụ và an trú tâm, lấy mật ngôn để tiếp và đón nhận mật điển của chư Phật qua sự quán chiếu. Mật ngôn thứ nhất chúng ta trì tụng đó là Mu A Mu Sa có nghĩa là quán tâm Từ Bi. Mật ngôn thứ hai NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang có nghĩa là quán tâm Trí Tuệ. Mật ngôn số ba Ma Sa Ốp Uê có nghĩa là quán tâm Tỉnh Giác. Từ bi, trí tuệ, tỉnh giác quán sẽ đưa cho chúng ta tới tiếp cận được gần gũi với mười phương chư Phật, chư Bồ Tát và trong từng giây phút với chánh niệm hơi thở mỗi người đều đón nhận được mật điển gia trì vào thân tâm. Chúng ta hãy bắt đầu.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú. Đón nhận Mật điển
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Mô Phật! Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đồng tu. Hôm nay chủ đề các bạn gửi về nhìn trên màn ảnh đọc sơ qua thấy trái tim bị rung động thật rồi, trái tim đang đập theo những nhịp đập của cảm xúc. Ai trong chúng ta cũng biết yêu, không một ai ở trên đời này mà không biết yêu, cỏ cây nó còn biết yêu thương nhau, sỏi đá nó còn biết yêu thương nhau, để rồi trong trời đất mênh mông vô tận này, hiện hữu rất gần nhau. Ai trên đời này mà không biết yêu và khi chúng ta biết yêu, gặp được đối tượng trăm năm thường cứ tìm đủ mọi cách như chủ đề để nói với nhau những câu ngôn tình thơ mộng, “Thề Non Hẹn Biển” là chủ đề. Nay nhà sư lại phải lội bộ vào trong vùng cảm xúc của tình yêu, pháp thoại mang chủ đề rất người, rất yêu “Thề Non Hẹn Biển”.
Đang lần mò vào trong quá khứ một thời của mình khi tuổi còn rất trẻ, thuở mà trái tim thật ngây thơ bị chạm mạch khi gặp ai đó, lần đầu nó biết thổn thức yêu thương, nó loạn nhịp, nó là cảm xúc, nó chơi vơi nhưng thấy ngộ nghĩnh, dễ thương và thích thú. Để rồi thuở đó chúng ta bắt đầu tập tành gây dựng nên những ngôn tình thơ mộng đẹp, nhìn lá rụng cũng thấy yêu mà nhìn nước chảy cứ thấy tình yêu đó như vĩnh cửu. Thề non hẹn biển cũng câu này đẹp quá nhưng đã tạo ra biết bao nhiêu đau khổ cho con người của chúng ta, mỗi một ngày trôi qua là người gần gũi với chúng ta về tinh thần và tâm linh. Bảo Thành đã nghe qua biết bao nhiêu những vị thề non hẹn biển nhưng ở giữa chừng điện cúp, mặt trời sụp tối, biển non cũng chẳng còn nhìn thấy và người kia đó họ đã bỏ đi rồi đau đớn. Để biển không thể cạn bởi người ta khóc hơn cả dòng sông đầy ắp cả biển khơi, nước mắt cứ tuôn tràn, để người ta đau mà sự chồng chất cứ cao cả hơn núi hơn non, đâu có còn lời ngọt ngào thề non gẹn biển để yêu, chỉ còn lại là sóng gió của biển lệ, là trập trùng của núi non đau khổ và phiền lụy. Không hẳn chỉ trong tình yêu giữa người với người mà tình yêu của cha mẹ hoặc con cái đối với cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, người thân. Tình yêu nó không trọn vẹn, bởi luôn xen kẽ với những cảm xúc của tình cảm con người đối với nhau, chông chênh nhưng cứ muốn bền vững mãi. Để rồi một ai đó họ ra đi không tồn tại trong cuộc đời ta đau lắm. Các bạn, Bảo Thành đang đi từ tình yêu đôi lứa đến tình yêu của người thân.
Có một bạn trẻ cách mấy tuần có chia sẻ về những uẩn khúc trong cuộc đời, đau đớn biết bao khi đi làm ở nước ngoài phương xa, trong một hoàn cảnh như thế người cha kính yêu của mình đã ra đi nhưng cô ấy không thể trở về để an ủi cha khi bệnh hoạn, cũng như tiễn đưa cha ở đoạn đường cuối. Bởi cha rất khỏe, quá bất ngờ với sự ra đi trong đột ngột ngỡ ngàng, để lại cho tâm trạng đau khổ vì người kính yêu là cha đã vĩnh viễn không còn nữa. Đây cũng là một điểm nói về thề non hẹn biển, nó cứ pha trộn đầy đủ màu sắc là có người phải chia tay với con cái. Những sự chia tay nhau Đức Phật nói thật rõ trong những điều khổ gọi là ái biệt ly, thương nhau rồi chia tay khổ không thể nói được đâu. Ta không nhìn rõ nên cứ gượng ép thề thốt, thề non hẹn biển đó các bạn, đời đời kiếp kiếp rồi còn hẹn đến nếu kiếp sau, nếu kiếp nữa, cứ như thế mà kéo dài như kẹo kéo mà đâu biết rằng nó thật giòn, nó gãy đó. Có lẽ chúng ta học Phật chúng ta ít được nghe câu ái biệt ly, dịch ra đơn giản hơn là phải chia tay, phải vĩnh biệt, nói rõ hơn là phải vĩnh biệt với người mình yêu thương. Đối tượng yêu thương có thể là nam nữ, vợ chồng, là cha mẹ, con cái, là người thân. Vĩnh biệt với người yêu thương là một sự thống khổ, tạo ra biết bao nhiêu những năng lượng tiêu cực tồn tại theo ta để luân hồi, rồi cứ tìm nhau, tìm kiếm để gặp gỡ nhưng rồi thật buồn vì chia ly. Vì sao chúng ta cứ nghĩ rằng cuộc đời này là mãi mãi? Trở về với tuổi thơ và thật khi chúng ta còn rất trẻ, rất thơ như một đứa bé, nào có ai trong chúng ta nghĩ rằng có sự chết phải không các bạn? Ta cứ nghĩ rằng ta còn bé ta đói ta nói mẹ ơi con đói, ta khát mẹ ơi con khát và ta được mẹ trao cho tất cả, hình như hình thành cuộc sống như vậy và ý tưởng đầu tiên là ta sẽ lớn mãi, sống mãi chẳng bao giờ chết. Các bạn đã từng chứng kiến có những em bé tuổi còn rất thơ, có thể là cha hoặc mẹ, hoặc ông bà, người thân mất các cháu không biết gì, buồn có nhưng chưa có khái niệm sâu sắc về người yêu thương đã ra đi, cho tới khi thật lớn lúc đó mới hiểu thấu và đón nhận sự mất mát. Biết là như vậy khi trưởng thành nhưng chúng ta vẫn cứ ép buộc nhau phải ký hợp đồng dài hạn muôn kiếp, mà được tô son trét phấn cho nó mỹ miều theo những ngôn tình của con người, đó là thề non hẹn biển. Ý nghĩa của thề non hẹn biển tức là mình thề hứa trong sự hảo huyền không bao giờ có, biết như thế đấy nhưng mà khi người ta thề, người ta hứa mình nghe sao sung sướng, toàn thân rung rinh hết, sướng nổi da gà, thích. Dù vẫn biết câu thề non hẹn biển nói trắng trợn một chút nha các bạn, nói trắng trợn các bạn đừng có buồn, chúng ta thích người ta nói ba xạo. Đặc biệt trong tình yêu những ngôn tình càng xạo, càng không chân thật nó càng thân mật và ngọt hơn mật ong nữa, thích lắm. Bảo Thành và các bạn cũng vậy thôi, mật ngọt chết ruồi, nghe phê rồi sẽ có ngày chết tê cứng trong cuộc đời này đó.
Chúng ta là người tu, người học Phật đừng cứ mong cầu những điều hạnh phúc mà không thấu hiểu được khổ và phiền não tới từ đâu. Trong những bài học rất đầu tiên Đức Phật dạy cho đệ tử của Ngài thời xưa, trong Tứ Thánh Đế nói đến cái khổ đế tức là cái khổ, điều tạo ra khổ cho con người. Vĩnh biệt với người yêu thương, ái biệt ly đó các bạn, là một trong tám điều tạo ra khổ đau nhất, mà những ai tu tại gia hoặc những người xuất gia quán chiếu ái biệt ly, vĩnh biệt với người yêu thương là khổ đâu, ta cứ lướt hời hợt ở bên ngoài để khi đụng chuyện như vậy ta đau khổ. Các bạn nghĩ thử coi cho cho tới tuổi này đây, cho tới giờ này học các bạn có khi nào nghĩ tới và được nghe nhắc nhở về ái biệt ly chưa? Vĩnh biệt chia tay và vĩnh biệt ngàn thu và chia tay chúng ta đau khổ lắm, Phật nói đau khổ lắm ta có nghe chưa? Chắc có lẽ một số các bạn đã nghe về câu này, nhưng cũng vẫn hời hợt chưa coi là quan trọng quán chiếu trong công hạnh chánh niệm để thấu được. Cho nên bạn vẫn khổ, khổ khi người thương yêu như cha mẹ ông bà, như vợ chồng con cái, người thân, nhất là khi vợ, khi chồng phản bội, còn sống mà như đã vĩnh biệt muôn đời, đau khổ, đau khổ. Cũng là bởi vì ta theo Phật, vẫn nằm trong sự thành tựu được sự an lạc bằng cầu, bằng cúng, bằng kính, nhưng chẳng bao giờ chúng ta tu quán chiếu để khai mở trí tuệ hiểu thấu, nên trong lòng cứ đau, đau mãi. Nhất là khi anh chồng của mình phản bội thì đau, đau như đắp mộ một cuộc tình, khổ đau lắm, người đã ra đi thì đau, đau thế nào đây, cũng đau như đắp mộ cuộc tình đó các bạn, đau dữ lắm. Phải rất công tâm nhìn vào Đức Phật dạy quán chiếu để thấu chia tay và vĩnh biệt người yêu thương rất khổ, Đức Phật khẳng định trong mật ngôn số hai quán chiếu về vô thường, không có một điều gì ở trên đời này mà tồn tại mãi, biển kia cũng còn phải cạn, non kia cũng còn phải mòn, cho nên câu thề non hẹn biển các bạn biết là ba xạo rồi. Nhưng hôm nay ta phải khẳng định câu đó không thật, nếu ta còn mong cầu ai đó thề non hẹn biển là ta đang gian dối với chính mình, ta đang lừa dối với chính mình và ta đang tạo điều kiện cho phép người khác lừa gạt ta, thì đau khổ phiền não là do chính ta tạo ra mà thôi. Quán chiếu vô thường ta nhận biết và thấu rõ được lời Đức Phật dạy, vĩnh biệt chia tay với người mình yêu rất khổ. Đức Phật dạy cho chúng ta không tránh, không trốn cái khổ mà phải hiểu thấu, nhìn rõ vào cái khổ để nhận ra rằng bên này bờ khổ thì nhìn qua bờ kia là sự hạnh phúc, để ta không chơi vơi chui đầu vào và chôn mình trên bờ khổ của cuộc đời rồi quên đi còn một bờ nữa. Dòng sông có cả hai bờ, bờ trái và bờ phải, cuộc đời cái dòng đời của chúng ta có hai bờ, bờ khổ và bờ hạnh phúc. Ta phải nhận ra để từ bỏ bờ khổ đi, lên chiếc thuyền của trí tuệ, vượt cạn mà tới bờ giác ngộ an vui. Không có gì mà vĩnh hằng mãi mãi, đó là định luật thiên thu không bao giờ sai lệch Đức Phật đã dạy, thấu được điều đó ta trở về sống trân quý trong từng giây phút của chánh niệm hiện tại ta đang có cơ hội hiện hữu trong cuộc đời. Còn nếu không từng giây phút này ta không sống thật, ta chỉ cầu mong níu kéo những chuyện giả tạo thì ta đang đào hố chôn thân.
Có một điều nữa mà chúng ta cần phải quán chiếu sự vô thường đó, không những nằm ở những đối tượng như người yêu, vợ chồng, con cái, cha mẹ, người thân đâu mà còn có một người yêu, ta yêu đến mòn mỏi con mắt và ta cứ hứa hẹn thề non hẹn biển mãi mãi yêu thương nó mà thôi đó chính là cái thân này, thân xác này đây. Khi có được rồi mấy ai trong chúng ta nghĩ rằng một mai thân xác này sẽ trở về với bụi tro, sẽ trở về với cát bụi, sẽ trở về trong lòng đất, chẳng bao giờ nghĩ tới. Ta có quán thân này là vô thường đâu, ta nghĩ thân xác này sinh ra lành lặn đẹp trai, đẹp gái, có trí tuệ, con nhà giàu sang chảnh, thích rồi, sống đi mãi mãi không bao giờ chết, ai cũng có ý tưởng đó. Phật dạy quán thân này là vô thường, đừng chấp vào thân là tôi và mãi mãi là tôi, để thời gian trôi qua, thời gian đó sẽ bào mòn sức khỏe, bào mòn đi tuổi trẻ rồi khi nhận thức ra thì tuổi xế chiều như hoàng hôn tắt lịm buồn lắm. Nhất là quý vị lớn tuổi cần phải định lại, dừng lại vào quán chiếu để thấu rõ được lời Phật vĩnh biệt với người yêu thương là đau khổ mà phải vĩnh biệt với thân này rất khổ, vì sao ta khổ? Vì ta đã hiểu lầm người yêu của chúng ta là tồn tại mãi mãi vì họ đã thề non hẹn biển, chẳng khi nào nghĩ rằng sự thề non hẹn biển là chỉ ba xạo, chỉ là ngôn tình ảo giác. Vì sao ta khổ? Bởi vì ta đã thề non hẹn biển với thân này là tồn tại mãi mãi, ta cho nó là có vĩnh hằng để rồi khi thân này trở về với cát bụi ta lại khổ muôn đời muôn kiếp, ta cứ yêu thân này lắm và như vậy ta đang lừa gạt chính ta. Đức Phật tới để nhắc nhở vạn pháp vô thường sanh và diệt không bao giờ mãi mãi, để cho chúng ta tỉnh thức không tự lường gạt mình, không tự lừa gạt mình, không tự gian dối mình. Phải khẳng định thật rõ bất cứ ai hoặc ta nếu ứng dụng câu thề non hẹn biển phải uốn vô thẳng luôn bên trong là ta đang xạo, ta đang ba hoa chích chòe, ta đang lừa gạt bản thân và lừa gạt người khác. Ta phạm giới thứ tư nói dối, nói khống, nói thêm, nói bớt, nói không đúng sự thật, tạo nghiệp vô số, vọng ngữ.
Hôm nay các bạn đặc biệt là Phật tử tại gia phải thấu rằng, những lời son phấn đẹp kia thề hon hẹn biển hoàn toàn là ảo không thật. Đừng mong chờ ai dùng những lời ngôn tình như vậy với ta và ta cũng đừng bao giờ dùng những lời như vậy với người khác, ta cũng đừng coi thân này là đối tượng phải yêu mãi ngàn thu, để chết rồi ôm xương trắng dưới miền đất lạnh. Các bạn hiểu rõ lời Đức Phật dạy một trong những điều tạo ra khổ ái biệt ly, chia tay và vĩnh biệt người yêu thương rất khổ và nhất là chia tay và vĩnh biệt với thân này của ta rất khổ. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang nhắc nhở và dẫn đưa chúng ta trở về sự quán chiếu vạn pháp là vô thường, thân này là vô thường sanh diệt, ông bà, vợ chồng, con cái, người thân là vô thường tới đi, những tình cảm đối với nhau cũng vô thường. Chẳng như non, như biển sừng sững ở ngoài kia mãi đâu, quán chiếu như vậy để làm gì? Để trở về với chánh niệm của hơi thở, để chúng ta biết tôn vinh cuộc sống mà phước báu đã tạo ra cho chúng ta, có những phương tiện tiếp cận được trong từng giây phút khi còn đang sống trong cuộc đời. Như vậy ta đã cập bến bên kia là bến hạnh phúc và an vui, rời xa bến cũ của khổ. Phật dạy ái biệt ly chia tay với người yêu thương là khổ, các bạn phải ghi nhớ, phải khắc cốt ghi tâm và quán chiếu mỗi một ngày. Thì khi chúng ta chia tay có thể với người yêu, có thể là với chồng, với vợ, với cha mẹ, có thể là vẫy tay chào vĩnh biệt với thân này, là mạng sống của ta, thì tâm của ta vẫn an trú trong sự an lạc và hạnh phúc. Quán chiếu điều đó đòi hỏi sự tinh tấn nỗ lực tự thân của mỗi người, để bất chợt một ngày nào đó hoặc thân này của ta đang khỏe như con voi, rồi bất chợt nó suy sụp sức khỏe nó yếu và ta đã thấy thân này là vô thường sanh diệt. Nếu các bạn quán chiếu như vậy càng sớm thì bạn càng tận hưởng được hạnh phúc và an lạc nhiều hơn mỗi ngày, bạn có thể cộng hưởng năng lượng đó với các bạn đồng tu để chúng ta gửi, chúng ta hồi hướng, chúng ta chia sẻ với những ai đó còn đang đau khổ. Hôm nay Bảo Thành kêu gọi tất cả các bạn đồng tu phải ghi nhớ ở trong tâm, Phật dạy khổ và đau đớn nhiều lắm đó là chia tay vĩnh biệt với người mình yêu thương, nói tóm theo âm hán tự có nghĩa là ái biệt ly, ghi xuống để nhớ. Phật dạy cho chúng ta phải có can đảm nhìn thẳng vào cái khổ quán chiếu để được sung sướng, nhìn thẳng vào cái khổ quán chiếu để được hạnh phúc, nhìn thẳng vào cái khổ quán chiếu để được an lạc, nhìn thẳng vào cái khổ quán chiếu để có thể rời xa bờ khổ mà tới được bờ bến an lạc và giác ngộ. Khi bạn rời xa cái khổ bởi nhìn thẳng và hiểu, bạn đã được an lạc và hạnh phúc. Khi bạn an lạc và hạnh phúc ngay trong đời này, trong từng giây phút là bạn đã đang giác ngộ. Đừng nghĩ rằng giác ngộ là mọc cánh như con chim bay bay, đừng nghĩ vậy mà nghĩ rằng giác ngộ là ta có đủ khả năng thấu được cái khổ bằng trí tuệ, quán chiếu hiểu rõ vạn pháp vô thường và có đủ tự lực của chánh định, chánh tinh tấn, dõng mãnh đứng lên để bước qua bờ khổ để tới được bờ giác ngộ. Bạn đã mong cầu gì? Sự hạnh phúc và an lạc, thì bạn phải tự thân hiểu được điều đó, đừng nghĩ rằng chư Tổ, chư Thầy, chư Phật, chư Bồ Tát hoặc ông bà cha mẹ, người yêu như vợ, như chồng hoặc người yêu lý tưởng thề non hẹn biển mang tới cho chúng ta sự an lạc và hạnh phúc đâu. An lạc và hạnh phúc có hay không là do chính ta phải hiểu được vạn pháp vô thường và phải hiểu được thân này phải đi theo quy luật của thành tru hoại không. Tất cả những người hiện hữu trong cuộc đời này có phước duyên làm cha mẹ ông bà, là người yêu, là vợ chồng con cái hoặc người thân, hoặc làm thầy, làm bạn đồng tu cũng vô thường sanh diệt tới lui. Để ta hiểu ta còn có nhau, còn có ông bà, còn có cha mẹ, còn có chồng vợ, còn có con cái, còn có đệ tử, còn có tăng thân, ta sống và sống thực sự trong chánh niệm để vui, để an lạc và để hạnh phúc. Đừng thề non hẹn biển để rồi nước mắt của ta như bão táp mưa xa, như biển trời đau khổ, đừng để thề non hẹn biển mà biết bao nhiêu những sự đổ vỡ, trông chờ từ người khác nó đè lên ta như tảng đá, tạo nên những nỗi khổ cao ngất trong lòng. Sống cần phải có một sự lựa chọn bằng trí tuệ trong quán chiếu, hãy quán chiếu điều đó ái biệt ly vĩnh biệt chia tay với người yêu là khổ, để ta trong cuộc đời này đừng mong cầu ai tới thề non hẹn biển với ta và ta cũng đừng thề non hẹn biển với chính mình. Sống chân thật, sống đúng với pháp của Phật để được an vui trong từng khắc của cuộc đời. Mời các bạn trở về với hơi thở của chánh niệm.
Thưa Phật! Xin gia trì cho chúng con đủ sự tinh tấn để thành tựu được chánh định, quán chiếu trong chánh niệm, hiểu thấu được lời Phật dạy ái biệt ly chia tay vĩnh biệt với người yêu thương là khổ, để chúng con đủ khả năng tịch tĩnh bước qua và rời xa khổ, thành tựu và bước lên bờ giác ngộ ngay trong kiếp này.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật ngôn. Đón nhận Mật điển
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Hồi hướng:
Chúng ta hãy hồi hướng công đức
Thưa Phật! Sự đồng tu của chúng con nếu có được chút thành tựu phước báu nào, nguyện hồi hướng cho tất cả mọi loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.