Bảo Thiện đánh máy
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn, kênh Facebook Chua Xa Loi.
Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Chúng con nguyện xin chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho muôn loài chúng sanh và gia trì thắp sáng đuốc tuệ để chúng con thể nhập vào tâm Tỉnh Giác. Quán chiếu thấy rõ các pháp là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Nguyện một lòng xin chư Phật gia trì cho thế giới được hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Nguyện cầu an cho tất cả các Phật tử đang lâm bệnh được khỏe mạnh an vui, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt và tinh tấn tu học.
Xin chư Phật chứng minh!
Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Trong từng giây phút trở về với chánh niệm, quán chiếu tâm Từ Bi, Trí Tuệ và Tỉnh Giác, đón nhận đại thủ ấn Trí Tuệ An Lạc viên mãn. Chúng ta hãy ghi nhớ lời của Đức Phật lấy trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát và lấy từ bi nuôi dưỡng, lan tỏa tình yêu thương. Mật điển chúng ta sẽ đón nhận được thật nhiều trong sự tỉnh lặng quán chiếu này. Nguyện mỗi người đều hồi hướng cho tất cả mọi chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, đón nhận mật điển và quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Mô Phật! Các bạn thân mến, chúng ta cùng chúc cho nhau ngày thứ Hai đầu tuần tràn đầy mật điển năng lượng tình thương của chư Phật và cùng nhau thắp sáng trí tuệ bằng sự thể nhập vào tâm tỉnh giác, nương vào tam bảo trên con đường tu. Các bạn thân mến, mật thiền song tu chúng ta tu mỗi một ngày dùng tâm thanh tịnh trong chánh niệm hơi thở, quán chiếu tâm Từ Bi, tâm Trí Tuệ và tâm Tỉnh Giác. Đây là một sự quán chiếu tuyệt vời bởi có sự khế hợp do mật điển tha lực siêu thế của chư Phật và tự lực phát nguyện tu tập đến chỗ rốt ráo giải thoát trong hiện tại. Từng giây phút tu tập Bảo Thành và các bạn luôn luôn được gắn kết mật thiết và gần gũi với mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, con đường tu học của chúng ta không xa chư Phật, chư Bồ Tát, rất gần, được các Ngài hộ mạng, che chở, dìu dắt và sách tấn trên con đường tu, hãy cố gắng đồng tu.
Các bạn, chủ đề hôm nay, một chủ đề lãng mạn, chủ đề “Dấu Chân Trên Cát”. Đã mùa xuân rồi, nhất định ở bên Việt Nam chúng ta cũng như trên toàn thế giới đã bắt đầu nghĩ đến những buổi nghỉ hè để đi ra biển thư giãn. Trong chúng ta ai ai cũng thích cởi bỏ mọi sự ràng buộc của giày dép, với đôi chân trần nhẹ nhàng để cho những cơn sóng thật nhẹ của biển hôn vào bàn chân của kẻ phàm phu và in đấu trên từng đọt cát, rồi ngoái đầu nhìn lại để cho sống cuốn đi, xóa mờ, miệng mỉm cười, mặt hớn hở, vui, có chút thư giãn, do những sự lãng mạn của cuộc đời như thế mà tâm thần, tâm trí, đầu óc cũng nhẹ vơi. Nghỉ hè, nghỉ lễ hoặc những ngày cuối tuần đi ra biển, in dấu trên cát là một điều thích thú lãng mạng. Sau một tuần, sau một quý, sau một năm, sau một thời gian dài biết bao nhiêu những lo âu phiền muộn, những trắc trở, biết bao nhiêu những sự cố đã xảy ra làm đau đớn, từng bước chân nhẹ trên cát nơi bờ biển sóng vỗ nhẹ nhàng cuốn trôi đi, xóa mờ tất cả, cũng là một sự điều trị tâm lý liệu trình dấu chân trên cát. Sự thư giãn đó cũng rất tốt cho tâm, cho thân bởi gió biển và nước mặn, sự thư giãn hòa hợp với tâm lý xóa mờ những ký ức, những kỷ niệm xấu, làm cho chúng ta thư thái. Cuộc sống con người rất cần, điều này tốt mà, chúng ta đôi khi cũng rất cần những sự việc như vậy để thẩm định lại rằng chúng ta vẫn là người, vẫn là phàm phu, chưa là bậc thánh. Những cái rất là người đó vẫn có thể ứng dụng nếu đúng phương pháp trị liệu, giúp cho ta khỏe đấy. Đừng cứng nhắc trên mọi pháp để người Phật tử tu tại gia của chúng ta như ổ cứng, chứa toàn bộ những điều chấp thủ để làm cản mũi chính mình hoặc cản trở những người chung quanh, sự tu ở đời không nhất thiết phải cứng nhắc.
“Dấu chân trên cát” không những là những liệu trình tâm lý trị bệnh, mà nếu đi sâu hơn chúng ta sẽ thấu hiểu thật nhiều về giáo lý của Đức Phật bởi ta mượn cảnh để học. Đức Phật từng dạy chúng ta phải buông, buông cả sáu căn, cả sáu trần và sáu thức nhận ở bên trong. Nhưng làm sao buông đối với Phật tử tại gia, buông được vì chúng ta có cơ hội trải nghiệm trong cuộc sống, thấu rồi sẽ buông. Nhưng cần phải nhìn nhận mọi sự trải nghiệm từ các giác quan đối với cảnh của thiên nhiên và cảm xúc qua các giác quan đó cần được chiêm nghiệm để thấy được lời Đức Phật dạy nó huyền nhiệm vô cùng.
Trong một câu chuyện về một bậc thánh, vị thánh đó suy nghĩ hoài mà không sao hiểu thấu đáo được sự nhiệm mầu giữa thân xác làm người và tâm, suy nghĩ mãi, suy nghĩ mãi mà không ra. Vị thánh này đi lang thang trên cát ở bờ biển, bất chợt thấy một cái lỗ của con cáy, tức là con cua biển đó các bạn. Nhìn quanh vị thánh này mới thấy một cái vỏ sò liền lấy vỏ sò đó múc nước biển đổ vô lỗ cáy kia với tâm niệm rằng sẽ tát cạn cả biển này bằng cách múc nước biển bằng vỏ sò đổ vô lỗ của con cáy.
Có một đứa nhỏ đi ngang qua nó hỏi ông ta: “Ông đang làm gì đó?”
Vị này bởi suy nghĩ nhiều năm nhập tâm để thấu được thân và tâm, lòng rất ngay thẳng liền trả lời với em bé: “Ta đang múc nước biển đổ vào lỗ cáy để tát cạn biển này.”
Đứa nhỏ nó bảo: “Thôi! Vậy thì ông hãy ngồi nghỉ đi để tôi làm việc này giúp cho ông.”
Và đứa nhỏ nó nói: “Tát cạn biển Đông, múc nước đổ vào lỗ cáy.” Cứ như vậy nó lặp đi lặp lại nhiều lần. Bật thánh này bỗng cười lên và hiểu ra chân lý giữa thân và tâm.
Cậu bé ngạc nhiên và nói rằng: “Thưa Ngài! Biển cũng chưa cạn, lổ cáy cũng chưa đầy, tôi đã mỏi tay, làm sao ông lại cười?”
Vị đó đã hiểu thấu nên chỉ xoa đảnh đầu của đứa nhỏ và nhẹ nhàng bước đi. Cũng trên cát có một lỗ cáy và cũng trên cát có một con người đang tư lự bước đi suy nghĩ và chỉ một hành động nhỏ lấy vỏ sò múc nước biển để tát cạn nó đi bằng cách đổ vô lỗ cáy.
Làm sao chúng ta có thể thẩm nhập hiểu thấu được trí tuệ bát nhã viên mãn siêu việt của Đức Phật, nếu như chúng ta cứ lần mò bằng phương thức lấy vỏ sò múc nước biển đổ vào lỗ cáy với tâm niệm tát cạn biển Đông. Nhưng cũng qua hành động đó kẻ phàm phu như vị kia đã trở thành bậc thánh bởi giác ngộ. Hiểu được chúng ta cũng không khác Ngài nếu như chúng ta để ý từng dấu chân trong những đợt đi chơi in trên cát, ngoảnh mặt lại hay nhìn dấu chân của người khác ta cũng sẽ thấy sóng biển mơn trớn nhẹ nhàng và dấu chân trên cát sẽ xóa mờ, xóa mờ đi tất cả. Chiêm nghiệm cho kỹ ta thấy được sự huyền nhiệm của cát, của sóng biển. Trong mật thiền song tu NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, trí tuệ nhìn thấu sự xóa mờ của sóng biển đối với các dấu chân in trên cát đã cho chúng ta thấu được rằng vạn pháp vô thường sanh diệt, sóng tới sóng đi không có một cơn sóng nào giống nhau, dấu chân in trên cát dù có sâu có đậm thì sóng kia khi đập vào cũng cuốn trôi đi mất. Những cơn sóng vô thường trong cuộc đời dù bất cứ một hiện tượng vui buồn, sướng khổ, được định nghĩa là có không, là có giá trị hay không có giá trị, thì những đợt sóng của vô thường kéo tới, nó cũng làm mờ, làm tiêu biến chẳng còn. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là quán chiếu các pháp vô thường sanh diệt. Biết bao nhiêu con người chúng ta đã đi trên biển in dấu chân, có sự lãng mạn nhẹ nhàng như một liệu trình tâm lý. Nhưng mấy ai có thể thấu được chân lý vô thường cũng qua hành động đơn giản, cũng đứa nhỏ tiếp sức cho vị kia múc nước biển bằng vỏ ốc để tát cạn biển đổ vào lỗ cáy. Nhưng chỉ có bậc kia mới thấu được bởi sự trợ lực của đứa nhỏ khi lẩm bẩm “Tát cạn Biển Đông bằng vỏ ốc, múc nước đổ vào lỗ cáy”, ông ta đã giác ngộ. Chúng ta cũng đã in dấu chân nhiều lần trên cát ở bờ biển của cuộc đời, biết bao nhiêu những kiếp luân hồi, biết bao nhiêu những khắc khoải, đau khổ và phiền não ta in dấu trong tâm thức. Chúng ta cứ cố dùng đủ mọi phương pháp mổ xẻ, cấu xé mang về với hiện tại, nhưng thực ra những cơn sóng vô thường nó cuốn đi còn đâu nữa, mấy ai có thể nhìn được. Các bạn hãy đi biển đi, nhẹ nhàng bước trên cát in dấu chân thật đậm, rồi đổ vào trong dấu chân đó tất cả những phiền não đau khổ, ngồi nhìn đi từng cơn sóng sẽ xóa mờ cuốn trôi, vô thường chỗ đó. Đức Phật chẳng khác gì như bé thơ kia, đã đến bên cuộc đời cho chúng ta một câu để lẩm bẩm ở trong miệng NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. Để tự nhắc nhở trong từng giây phút nhìn hẳn vào những ký ức, những dấu chấm phá trong cuộc đời như dấu chân trên cát bị sóng vô thường cuốn trôi chẳng còn chi để mà lưu luyến khổ đau phiền muộn.
Mọi cảnh trong cuộc đời đều có thể dùng như pháp phương tiện để quán chiếu. Người Phật tử tại gia vừa dùng cảnh ở cuộc đời ứng cho đúng lời Phật là phương pháp trị liệu tâm lý để vui lại với cuộc sống, để con tim sẽ vui trở lại, để con tim vui trở lại. Và người học Phật tại gia chúng ta lại ứng vào lời nhắc nhở của Đức Phật trong các mật chú, mật thiền song tu để hiểu thấu được lời Phật qua hiện tượng rất đời thường. Vị kia đã tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê, có tâm tỉnh giác bởi đau đáu ở trong lòng tư duy về một vấn đề sự liên quan giữa thân và tâm nhiều ngày tháng năm mà không hiểu, nhờ đứa bé nhắc nhở. Với cuộc sống bận rộn tâm của chúng ta lăn tăn sớm chiều, nếu không có Phật, nếu không có tha lực siêu thế, nếu không có mật điển từ bi, nếu không có đồng tu, có bạn bè, có các bậc thiện tri thức nhắc nhở, ta không bao giờ nhận ra sự cuốn trôi, xóa mờ, tiêu biến qua từng dấu chân in trên cát khi sóng tới, ta cứ cố giữ. Bởi vậy ta như người mất trí cứ lang thang trên bờ biển của cuộc đời hão huyền, khắc dấu chân trên đó, đã bao đời dấu chân được khắc trên bờ biển, đã bao lần các bạn đi biển trở lại đi có thấy được dấu chân xưa còn đó hay không? Các bạn hãy trở lại trong sự tĩnh lặng của tâm thức, nhìn kỹ đi biết bao nhiêu những dấu ấn của cuộc đời mà ta đã đi qua chẳng bao giờ còn đó, nó đã đi xa và xóa mờ bởi cơn sóng vô thường lui tới.
“Dấu chân trên cát” thật là lãng mạn đối với cuộc đời, có thể có những kỳ tích đã xảy ra hoặc có những huyền tích về tình yêu giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Bởi dấu chân trên cát thật mịn màng, thật dễ thương, thật lãng mạn, kiếp nhân sinh, kiếp con người. Phật tử tại gia chúng ta đừng quá vội vàng đóng khung trong khuôn khổ của giáo lý, của giáo điều, của Phật giáo, để trở thành như một tảng đá cứng mà phải luôn luôn thiên biến vạn hóa, uyển chuyển nhẹ nhàng, để chúng ta có cơ hội nhìn thấu giáo lý của Phật ngay trong những hiện tượng của cuộc đời. Đức Phật dạy không nằm ngoài tất cả những hiện tượng đã đang và sẽ xảy ra trong cuộc đời của chúng ta. Là Phật tử tại gia ta không thể bỏ được tất cả những gì rất người, nhưng chúng ta có thể sử dụng tất cả những gì rất là người để thấu rõ được chân lý của Phật. Bởi tất cả các pháp, các hiện tượng dù là người hay là thú, dù ở cảnh giới nào đi nữa thì cũng đều là phương tiện vi diệu để cho mỗi người nếu biết lắng tâm nghe sự nhắc nhở của chư Phật, của Bồ Tát, của những vị có nhân duyên đi vào cuộc đời ta sẽ liễu nghĩa được, ta sẽ hiểu thấu được, ta sẽ ngộ ra và sống vui. Vị kia đã nhiều năm tháng không suy nghĩ cũng lẩm bẩm câu đó, cũng hành động đó. Nhưng chính nhờ vào đứa bé trên bờ biển lẩm bẩm câu đó, cũng hành động đó, có sự tương tác đối với người như vậy giống ta nhưng sẽ ngộ ra, và đúng, vị đó đã ngộ ra và trở thành bậc thánh. Làm sao trong cuộc đời của chúng ta có thể lấy vỏ sò tát cạn Biển Đông bằng cách múc nước biển đổ vào lỗ cáy. Làm sao trong cuộc đời phàm phu của chúng ta có thể dùng một vài giây phút bận rộn trong cuộc đời này để tát cạn những cơn sóng phiền não đau khổ lui tới bằng cách đổ vào sự hoài niệm, không bao giờ.
Đức Phật luôn luôn nghĩ và thương cho chúng sanh bởi Ngài là đấng đại từ đại bi, yêu thương chúng sanh vô cùng. Ngài dùng đủ mọi phương tiện và dùng sức thần thông vi diệu để ứng hóa thân của Ngài có thể thị hiện trong cuộc đời của mỗi một chúng sanh, để tiếp dẫn chúng ta một đoạn đường, cho ta tiếp hiện được chân lý của Đức Phật. Cậu bé kia đã giúp vị kia và vị ấy đã giác ngộ, chỉ cậu bé thôi các bạn, chỉ một hành động rất bình thường, từ một con người bình thường như cậu bé mà vị đó đã trở thành bậc thánh giác ngộ, hiểu thấu được giữa thân và tâm. Chúng ta chỉ cần đồng tu, tinh tấn một chút, thời gian trong sự bận rộn trước khi đi ngủ hoặc thức dậy hoặc trong lúc rảnh rỗi, chịu lắng nghe, sự nhắc nhở của Phật qua mật thiền song tu để thể nhập vào tâm tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê, Ma Sa Ốp Uê là Phật, Ma Sa Ốp Uê là hộ mạng cho chúng ta, là sự tiếp cận gần gũi với Phật, là lắng nghe sự nhắc nhở trong chân tâm, là lắng nghe lương tâm bổn tánh tự tại, tỉnh lặng, vang vọng. Nhìn thấu được những dấu chân của cuộc đời in trên nền cát của mạng mạch mà ta đã từng sống luân hồi nhiều kiếp và nhìn thấy sự mờ ảo cuốn trôi đi tất cả của những cơn sóng vô thường lui tới, kiếp này chúng ta có cơ hội nhìn lại.
Các Phật tử tại gia thân mến! Đôi khi vì đau khổ, chúng ta đã vì cái điều đi tìm sự giải thoát cho đau khổ đó bị cuốn trôi, mất hút vào trong những điều mê tín, khổ vẫn khổ, phiền não vẫn phiền não, hạnh phúc chẳng bao giờ có. Phật tử tại gia không nhất thiết phải bỏ tất cả để bị cuốn vào vòng xoáy được gọi là bậc thánh, để được gọi là tu trong những phong trào chợt tới chợt đi. Các bạn hãy nhớ, mọi hiện tượng đang xảy ra đối với các bạn đều là phước báu và nhân duyên mà nó tới, mượn ngay phước báu và nhân duyên đó như một buổi nghỉ mát, một buổi nghỉ hè, nghỉ lễ hoặc một buổi cuối tuần rong chơi trên bờ biển của cuộc đời in dấu quá khứ. Nhìn rõ những cơn sóng vô thường cuốn tới làm mờ đi và lẩm bẩm ở trong đầu hay còn gọi là niệm ở trong đầu NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê. Để nhận rõ vô thường của vạn pháp, để nhận rõ đó, để thể nhập vào tâm tỉnh giác, rồi chúng ta có dư dả năng lượng yêu thương để thông cảm, để san sẻ, để sống với mọi người – Mu A Mu Sa. Mọi vết thương của cuộc đời sẽ không bao giờ tồn tại bởi sóng vô thường sẽ cuốn đi nhưng năng lượng Mu A Mu Sa và sự tỉnh giác nhìn thấu nơi trí tuệ, các pháp, các hiện tượng, mọi cảnh, mọi nhận thức đều vô thường và bị xóa mờ bởi sóng, ta sẽ vui lắm.
Hãy đi biển một lần trải nghiệm chủ đề ngày hôm nay “Dấu chân trên cát”. Bạn sẽ có được một sự trải nghiệm không như những năm xưa, bởi bước trên cát nghe sóng vỗ, nghe những khúc nhạc du dương của biển trời mênh mông vô tận và nhìn rõ lòng của mình in dấu ở đâu, cũng như từng cơn sóng ập tới kéo đi ta sẽ thấy thật nhẹ chẳng còn cưu mang tất cả những gì đã xảy ra trong cuộc đời của chúng ta, khắc ghi dấu ấn của nhiều thời đau khổ phiền não, điều gì tới đã tới và sẽ tới, điều gì đã tới cũng sẽ phai mờ và đi mãi mãi bởi vô thường. Quán chiếu tâm vô thường trong mật ngôn số hai của mật thiền song tu, lãnh nhận mật điển để thấy rằng tất cả mọi dấu ấn trong cuộc đời đã không bao giờ còn chỉ trong một tích tắc. Để thể nhập vào tâm tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê, sống ngay trong hiện tại để đón nhận mật điển năng lượng tình thương, san sẽ, thông cảm và đồng hành để sống thực ngay bây giờ và sống an vui. Mỗi một giây phút của cuộc đời trôi qua, nếu sống được đúng trong chánh niệm thì sự trôi qua đó chẳng có gì nuối tiếc, mà chánh niệm trong hiện tại sẽ là những ngày nghỉ lễ, những ngày nghỉ hè, những ngày cuối tuần, những ngày ta buông thư, ta rời bỏ tất cả những ưu phiền, những ai oán, những đau khổ, những phiền não để hạnh phúc và an vui. Phật đã nhìn rõ mọi chúng sanh đều mong cầu sự hạnh phúc và an vui, thực tập mật thiền chánh niệm hơi thở, không phải là mơ mộng để có mà là một sự trải nghiệm thật sự trong từng giây phút, hạnh phúc, an vui mà Đức Phật đã nhìn thấy nơi chúng sanh rất mong cầu.
Các bạn đồng tu, hạnh phúc và an lạc bởi sự tu luyện mật thiền sẽ giúp cho chúng ta luôn được buông thư, luôn được thư giãn, là một liệu trình tâm linh trị liệu giúp cho tâm và thân, tinh thần của chúng ta hoàn toàn được thư giãn toàn diện. Rồi bạn trong từng dấu chân xóa mờ trên sóng vỗ của vô thường vẫn tăng trưởng được biết bao nhiêu phước báu và công đức, phước báu và công đức bởi vì tất cả những chuyện xảy ra trên đời bạn đều thấu được chân lý của Phật qua sự chánh niệm mật thiền song tu. Mật thiền song tu không rời xa những hiện tượng xảy ra trong cuộc đời của người Phật tử tại gia, rất gần gũi, khi đi, khi đứng, khi nằm, khi làm việc, khi ăn uống, khi rửa chén, khi giặt giũ, khi tiếp xúc với mọi người, khi tương tác trong cuộc sống,.. Tất cả mọi hiện tượng trong cuộc đời mật thiền sẽ giúp cho các bạn chánh niệm tỉnh thức từ bi và trí tuệ, để tận hưởng được sự hạnh phúc và an lạc. Không cần phải cầu kỳ, không cần phải thần thánh hóa, huyền thoại hóa Phật Pháp, Phật Pháp là sự trải nghiệm thực tế trong công hạnh tu để có sự chứng ngiệm vi diệu. Không phải huyền thoại, không nên nương vào những sự chế tác quá cầu kỳ trong những lễ nghi của tôn giáo mà hãy trở về với bước chân đơn sơ, bước từng bước nhẹ nhàng trên bờ biển của cuộc đời, in dấu trên nền cát của tâm thức vô thường sanh diệt. Để thấy không có gì tồn tại mãi mãi, an trú trong sự tỉnh giác lãnh nhận và san sẽ tình yêu thương, thắp sáng con đường mình đi bằng sự quán chiếu như thế, các bạn và Bảo Thành sẽ an vui lắm, sẽ hạnh phúc lắm. Hãy đi một hành trình nghỉ mát trong một dịp cuối tuần bạn mang chủ đề này in dấu chân của chính mình trên cát biển và hãy nhìn rõ những đợt sóng cuốn vào, bạn sẽ thấu và bạn sẽ vui thôi.
“Dấu chân trên cát” chủ đề tuy lãng mạn rất người, nhưng ta vẫn có thể mượn được cảnh này để hiểu được cuộc đời. Như vị thánh nhân kia đã mượn vỏ ốc và nhờ đứa trẻ múc nước biển, tát cạn biển Đông đổ vào lỗ cáy mà hiểu. Ta nương vào mật thiền song tu, nương và Tam Bảo Phật Pháp Tăng, nương vào chánh niệm của hơi thở quán chiếu sẽ thấu được vô thường sanh diệt. Từ đó từng khắc từng giây ta sống phải sống bằng tình yêu thương Mu A Mu Sa, phải sống bằng tâm tỉnh thức Ma Sa Ốp Uê, phải cùng với Phật đồng hành trên mọi nẻo đường của cuộc đời, dù rất bận rộn, dù rất là người, rất tầm thường. Trong cái rất tầm thường của phận người của chúng ta sẽ an lạc những điều phi thường nếu biết chánh niệm tỉnh giác, trí tuệ và từ bi.
Các bạn, chúng ta hãy trở về với hơi thở.
Thưa Phật! Chúng con đã nhìn rõ mọi dấu ấn của cuộc đời từ vô lượng kiếp qua cũng sẽ bị xóa mờ và cuốn trôi bởi những cơn sóng vô thường lui tới. Chúng con sẽ quán chiếu và chánh niệm để các hiện tượng vô thường này ngộ ra chân lý thường hằng, sống trong hiện tại, an trú trong hạnh phúc và an lạc vốn có nơi tự thân.
Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)
Hồi hướng:
Chúng ta hãy hồi hướng công đức.
Thưa Phật! Sự đồng tu của chúng con hôm nay nếu tạo được chút phước báu nào nguyện hồi hướng cho nền hòa bình thế giới và cho muôn loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.