Search

Bài 3019. Cần Kiệm Phước Báu | Thất Bảo#3 – Ma Sa Ốp Uê

Trần Công Minh đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn, Facebook Chua Xa Loi.

Giờ tu đã tới mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu đồng tu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện xin chư Phật truyền ban lễ quán đẳng đại thủ ấn Trí Tuệ An Lạc viên mãn cho chúng con. Để chúng con biết hoan hỉ khơi nguồn Từ Bi, thắp sáng Trí Tuệ, nhận rõ các pháp là Vô Thường sanh diệt, Khổ, Vô Ngả và sống đời Tỉnh Giác. Chúng con cũng đồng nguyện chư Phật gia trì cho thế giới được hòa bình, chấm dứt chiến tranh.
Xin chư Phật tác đại chứng minh!

Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Chúng ta đi vào chánh niệm của hơi thở quán chiếu tâm Từ Bi, Trí Tuệ, Tỉnh Giác, đón nhận năng lượng của chư Phật ban rải xuống cho mỗi người chúng ta. Chúng ta hướng về ông bà, các đấng bậc sinh thành, gia đình, người thân, cộng đồng, xã hội, hồi hướng cho nhau năng lượng thanh tịnh nhất. Nguyện cho muôn người bình an, hạnh phúc.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Mô Phật! Các bạn thân mến, chúng ta đồng tu mỗi ngày với hơi thở chánh niệm, trở về quán chiếu bên trong, để không bị lôi cuốn bởi những cảnh ở bên ngoài. Ít có thời gian để chúng ta đi vào tư duy sâu lắng tâm tư của mình, hầu hết chúng ta bị lôi cuốn chạy theo những sự nhộn nhịp ở bên ngoài mà thôi. Trong đồng tu chánh niệm đưa ta trở về bên trong, thể nhập vào tâm tỉnh giác, thắp sáng trí tuệ, quán chiếu và khởi lòng yêu thương lan tỏa đến mọi người. Đây là pháp quán của mật thiền song tu, quán tâm từ bi, trí tuệ và tỉnh giác, có diệu dục khó có thể bàn cãi được bởi những ai phù hợp nhân duyên tu tập sẽ đón nhận được thật nhiều năng lượng từ chư Phật. Mật điển từ bi, trí tuệ, tỉnh giác, đại thủ ấn trí tuệ an lạc viên mãn sẽ được khai mở và chúng ta sẽ gắn kết mật thiết với chư Phật qua đời sống hàng ngày mà chúng ta đang sống. Không đợi đến kiếp sau, không đợi đến những kiếp mai sau mà ngay kiếp này, ngay trong hơi thở này đây.

Chủ đề hôm nay chúng ta nói tới là “Cần Kiệm Phước Báu”. Hai chữ cần kiệm hình như nó gần gũi với đời sống của con người, bởi chúng ta thường sợ ngày mai có những chuyện trắc trở ở trong đời, công ăn việc làm bất ổn hoặc bệnh tật bất tình xảy ra, nên chúng ta cần kiệm, tiết kiệm để dành tiền phòng ngừa, cần kiệm lắm. Rồi đi vào con đường tu học, hai chữ phước báu nhiều chư vị giảng dạy và chúng ta cũng được nghe phước báu đồng hóa như tiền cần phải biết chi tiêu, xài cho đúng mới còn phước báu, còn xài quá phước báu như núi cũng mòn, bao nhiêu rồi cũng hết. Điều này nghe nhiều và phước báu được ví như tiền để dạy cho chúng ta biết cách cần kiệm tiền bạc, cách chi tiêu tiền làm sao để phòng ngừa thì phước báu cũng cần chi xài như thế. Cách nói này hình như hợp với mọi người bởi nó dễ hiểu, chỉ là cách nói thôi không sai cũng chẳng đúng, miễn là chúng ta hiểu được ý cần phải bảo vệ phước báu, đừng hao tổn phước báu vào những việc không cần thiết. Bởi khi phước báu bị hao tổn dù ta có nhiều phước báu lớn như núi cũng bị bào mòn chẳng còn.

Các bạn! Trong đời có những người có nhiều phước báu. Phước báu có nhiều loại: Có người có phước báu để có tướng mạo thật đẹp phúc hậu. Có người có phước báu làm ăn được giàu có. Có người lại có phước báu khỏe mạnh không bệnh tật. Có người có phước báo ăn nói có duyên đi đâu cũng được người mến thương. Lại có người có phước báu khởi công là thành, làm việc là có được kết quả hay. Người có phước báu cầu con trai có con trai, cầu con gái có con gái, cầu tài có tài, cầu lộc có lộc, cầu gì có đó. Hầu hết nếu như chúng ta có phước báu mà thiếu đi sự tu tâm thì nhìn những người thiếu phước báu ta thường nói ta thực sự là người có phước và ở đời nhìn vô ta họ cũng nói: “Ồ! Ông này, cô này thật là người có phước báu”. Còn những người làm ăn không thành, vợ con chẳng có, nhà cửa trống không, tiền tài cũng không, cái gì cũng không thành công, tướng hảo xấu xí, đi đâu cũng bị người ta chửi, miệt thị, chúng ta liền đặt cho họ nhãn hiệu kẻ vô phước. Hai chữ kẻ vô phước và người có phước ai chắc một lần ở trong đời cũng đã từng nghe. Có thể chúng ta đã sử dụng câu này nói với ai đó khi hoàn cảnh của họ không may miệng liền tuôn ra câu “thật là vô phước” hoặc những ai đó trúng số ta cũng tuôn ra “Ôi! Họ có phước quá, đầy đủ phước báu, mua số trúng rồi, còn tôi mua hoài không có trúng”. Những câu vô phước và có phước được ứng dụng hàng ngày nhưng mấy ai trong chúng ta suy nghĩ phước báu tới từ đâu và để có phước báu ta làm gì để có phước báu? Ít ai suy nghĩ lắm, ta chỉ xét trên sự việc có lợi cho con người mà họ đạt được thì ta cho rằng họ có phước báu, còn không có lợi mà họ có thì ta cho rằng họ là người vô phước. Nếu tự hỏi phước báu từ đâu tới và làm gì để có phước báu? Hầu hết người Phật tử tại gia chúng ta cũng nói được nhưng vu vơ thôi không chắc chắn, bởi nói chỉ theo quán tính nhớ kinh, nhớ lời nói cho suông và cho xuôi miệng.

Các bạn biết cần kiệm phước báu có câu chuyện kể vào thời Đức Phật khi Ngài còn ở thành Vương Xá, chúng ta nghe qua coi cách cần kiệm phước báu có đúng như vầy hay không? Có ông ấy, ông ta là một người giàu trong thành Vương Xá, giàu lắm. Ông ta muốn tiết kiệm đủ thứ bởi vì sợ sẽ bị nghèo, tán tài, tán lộc rồi nghèo nên tiết kiệm dữ lắm. Trên đoạn đường đi về nhà ông ta gặp một người ăn mày nghèo khổ chẳng có gì ăn và kêu xin mọi người cho một cái bánh, thế rồi ông ta được một người bố thí cho một cái bánh. Người giàu kia nhìn thấy cái bánh thèm thuồng muốn ăn nhưng không dám mua, ông ta có tiền mà không dám mua sợ tốn tiền, về nhà ông ta giả bệnh để vợ làm bánh cho ông ta ăn.

Vợ hỏi: “Sao mà lại nằm như vậy?”
Thì ông ta nói: “Bệnh thôi”.
Rồi vợ nói: “Vậy ông muốn ăn gì?”
Ông ta muốn nói muốn ăn cái bánh, bánh như vậy đấy.
Vợ nói với ông ta: “Thôi tiện tôi làm bánh tôi làm thật nhiều, trước là để ông ăn và sau đó mình bố thí cho những người nghèo ở trong thành này”.
Ông ta nói: “Thôi thôi thôi thôi, có làm thì làm cho tôi ăn chứ cho người khác để làm gì tốn tiền.”
Rồi vợ nói: “Thôi vậy thì tôi làm nhiều một chút để cho cả nhà cùng ăn”
Ông ta cũng không đồng ý, mà chỉ muốn làm một cái bánh cho riêng mình mà thôi, vợ làm cho ông ta một cái bánh để ông ta ăn.

Đức Phật từ xa trong thành Vương Xá quán chiếu đã tới lúc có thể độ được cho ông này, nhưng cần phải có người có duyên mới độ được cho ông ta. Cho nên nhờ Ngài Mục Kiền Liên tới dùng thần thông để hóa độ cho người giàu cần kiệm, cần kiệm đến mức mà đi tới keo kiệt các bạn. Cần kiệm đến mức mà keo kiệt, ngay vợ của mình cũng không muốn cho vợ ăn, dù vợ làm bánh cũng chỉ làm cho mình thôi, đây là cách cần kiệm quá mức đến keo kiệt đó các bạn. Ngài Mục Kiền Liên tới độ cho ông ta, bởi vì khi ông ta được vợ cho bánh ông ta trèo lên chỗ cao để ăn. Ngài Mục Kiền Liên dùng thần thông bay lên trên để ông ta thấy và qua nhiều lần thử thách đối đáp với nhau đã khuất phục được ông ta cúng dường cho ngài Mục Kiền Liên bánh để ăn. Bởi lúc đó Ngài hóa thân thành một vị khất sĩ đi khất thực cho nên dùng thần thông quá nhiều mới chiêu phục được ông này và ông ta kêu vợ làm một cái bánh cho vị khất sĩ là hóa thân của Ngài Mục Kiền Liên kia. Vợ nhích một chút bột làm bánh nhưng không hiểu sao chút bột đó nó lại phình ra cái bánh quá lớn. Ông ta nhìn thấy trách vợ rằng tại sao phải làm cái bánh lớn, cho nên ông ta lấy cái bánh đó ra và nhích một mẫu bột thật nhỏ bỏ vào chảo dầu để chiên, gọi là chỉ một cái bánh nhỏ là đủ rồi. Nhưng cái bánh nhỏ này, cục bột nhỏ này nó lại phình quá lớn, quá lớn và rồi nhích nhỏ tới đâu thả vô tới đó thì bánh càng lớn, càng lớn. Ông ta nói vợ kéo ra một chút thôi để mà cúng dường cho người kia, nhưng toàn bộ những cái bánh đã chiên lên dính thành một khối thật lớn, cuối cùng ông ta cũng phải cúng dường cho vị khất sĩ Mục Kiền Liên . Chiêu phục được ông nhà giàu này, Ngài Mục Kiền Liên đã mời ông ta tới đảnh lễ Thế Tôn và được Thế Tôn thuyết pháp và từ đó ông ta không còn cần kiệm đi đến mức keo kiệt mà bắt đầu biết pháp cúng dường và bố thí.

Các bạn thân mến! Câu chuyện đơn giản thời Đức Phật đó gợi cho chúng ta nhớ rằng đôi khi chúng ta cứ coi phước báu như là tiền để mà cần tiệm, gọi là cần kiệm phước báu. Tiền mà có nhiều để trong kho nó còn mục, phước báu mà không xài là người khờ, có phước báu, càng xài phước báu mà xài đúng thì phước báu càng nhiều, có chi mà phải cần kiệm phước báu. Có lẽ đây là lần đầu tiên các bạn nghe Bảo Thành là người duy nhất nói phước báu không cần cần kiệm. Các bạn từng nghe các lời kinh lời giảng phải cần kiệm phước báu bởi chúng ta phước mỏng nghiệp dày nên phước báu phải cần kiệm. Nhưng riêng với Bảo Thành khuyến khích các bạn làm ngược lại, phước báu đừng cần kiệm mà phước báu cần phải được trao đi, cần phải được hiến tặng, cần phải được cho đi, đừng cần kiệm để đi đến keo kiệt như ông nhà giàu. Cần phải được hiến dâng tặng bởi đó là Đức Phật dạy cho ông ta và từ đó ông ta đã thường xuyên cúng dường bố thí, cúng dường trai tăng cho chư Phật và các vị đệ tử của Ngài, bố thí cho những người nghèo. Đó chính là sự biết tiêu xài phước báu đúng để tăng trưởng phước báu. Đừng cần kiệm phước báu các bạn, nhưng phải biết làm sao để tạo ra phước báu và có phước báu rồi ta cần phải xài phước báu đó đúng với pháp Đức Phật dạy để phước báu tăng trưởng. Người biết xài phước báu đúng là người biết làm cho kho phước báu của mình càng ngày càng lớn. Cho nên chúng ta cần phải nghe theo lời Phật để biết rằng phước báu tới từ đâu và làm sao mới có được phước báu? Ba đời chư Phật, tất cả các chư Phật trong quá khứ, các vị Bồ Tát, quá khứ, hiện tại và mãi mãi trong tương lai luôn luôn làm một công việc để tạo thành nhiều phước báu, đó chính là hạnh bố thí.

Trong lục độ Ba La Mật, có nghĩa là sáu con đường tu tập để đi đến sự chứng giác, việc tu tập đầu tiên vẫn là bố thí. Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, lục độ Ba La Mật có nghĩa là sáu pháp tu tập, bố thí đứng đầu Đức Phật dạy như vậy. Đức Phật cũng dạy trong Tứ Nhiếp Pháp để thâu phục người và ta có bốn pháp gọi là Tứ Nhiếp Pháp, đứng đầu cũng là bố thí, ái ngữ, thiện hành và đồng sự. Tứ Nhiếp Pháp, Lục Độ Ba La Mật cũng bố thí là đầu, hạnh bố thí là hạnh cao cả, tạo ra công đức và trong bố thí là cho đi. Cho nên các bạn đừng cần kiệm phước báu bằng cách có chút phước rồi thủ như ông nhà giàu kia, ăn không dám ăn, uống không dám uống, trốn ở trong nhà, chẳng biết bố thí, cúng dường cho đi, khư khư ôm lấy cho mình mà thôi, đó gọi là keo kiệt, tổn phước các bạn ơi. Cho nên nếu các bạn nghe phước báu phải cần kiệm thì đối với Bảo Thành đó là phương pháp không có hay, phước báu cần phải được xài đúng mức bằng cách bố thí, hiến tặng, trao đi cho muôn người.

Một thuở Đức Phật ở thành Xá Vệ, trong khu rừng của Ngài Kỳ Đà với ông Cấp Cô Độc hiến cúng cho Phật, tạo nên ngôi chùa đầu tiên là chùa Kỳ Viên. Ngài dạy cho các hàng đệ tử của Ngài bài kinh Phước Đức, tức là bài kinh phước báu, các bạn bấm vô Google đều thấy bài kinh này hết. Phật dạy cho các đệ tử của Ngài là làm sao để có phước báu và phước báu như thế nào là phước báu lớn nhất. câu đầu của bài kinh này Đức Phật dạy:

Lánh xa kẻ xấu ác
Được thân cận người hiền
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất

Bạn muốn tạo ra phước báu là bạn phải hành theo lời Phật dạy trong kinh phước báu này là phải lánh xa kẻ xấu ác chứ đâu phải bo bo giữ tiền để trong kho, cuối đời ta thở chết rồi còn chi nữa. Các bạn Phật dạy rất rõ ràng phước báu lớn nhất trong đời người của chúng ta là biết lánh xa kẻ xấu ác và thân cận người hiền, tôn kính bậc đáng kính là phước báu lớn nhất, chứ Phật đâu nói chúng ta có phước báu phải dấu, phải khư khư. Muốn có phước báu lớn nhất, nhiều nhất để hiến tặng, để dâng hiến, để bố thí cho người, ta phải biết làm theo lời Phật.

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn