Search

Bài 3013. Vọng Hết Thì Chân Hiện Bày | Thất Bảo#3 – Ma Sa Ốp Uê

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý thầy, quý sư cô và các bạn đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn và Facebook Chua Xa Loi.

Với tâm thành kính, chúng ta cùng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con một lòng thành kính nguyện xin chư Phật Thích Ca ban lễ quán đảnh Đại Thủ Ấn Trí Tuệ An Lạc Viên Mãn cho chúng con, để chúng con khởi nguồn yêu thương, phát tâm Từ Bi, thắp sáng đuốc tuệ, nhìn rõ vạn pháp Vô Thường sanh diệt, Khổ, Vô Ngã. Nguyện xin chư Phật gia trì cho thế giới này có được sự hoà bình để tất cả các vị lãnh tụ các quốc gia biết bàn thảo một chính sách mới tốt đẹp chấm dứt chiến tranh.
Xin chư Phật gia trì!

Chúng ta hãy đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái. Cùng nhau ta trở về với chánh niệm của hơi thở, gắn kết mật thiết với mười phương chư Phật khơi nguồn yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, đón nhận Đại Thủ Ấn Trí Tuệ An Lạc Viên Mãn.

Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Mô Phật! Các bạn thân mến, chúng ta đi vào chủ đề ngày hôm nay, một chủ đề rất kinh điển “Vọng Hết Thì Chân Hiện Bày ”. Rất kinh điển các bạn, nếu các bạn nghiên cứu về kinh điển nhà Phật thường đi kèm thêm một chữ nữa gọi là Vọng Tâm  và Chân Tâm. Vọng tâm và chân tâm, hai từ ngữ này nó huyền bí, nó cao siêu. Thế giới của thiền môn, của trí tuệ, của suy nghĩ mà vượt ngoài phàm phu, chữ vọng tâm và chân tâm khó có thể diễn bày bằng ngôn ngữ. Nhưng trong những kinh điển và những lời diễn giải người ta vẫn thường bày ra những thể loại ngôn ngữ huyền diệu cao siêu. Mà những ai yêu thích thể loại ngôn ngữ kinh điển cao đó sẽ cố nhớ, in hẳn vào trong tâm thật là máy móc, chiêm nghiệm thấy tê tái tâm hồn nhưng cũng chỉ nằm ở vòng ngoài. Sự rốt ráo đi tới đỉnh điểm giải thoát khỏi vọng tâm thì khó bởi viển vông xa vời không thực tế. Nếu bạn tìm hiểu về vọng tâm và chân tâm, bạn hãy thử gõ vào google tìm kiếm bạn sẽ đọc được những bài giải thích miên man vô tận. Rất tốt cho những vị nghiên cứu về luận giải Phật học để họ ngồi chia sẻ với nhau, nhưng ở trong hàng Phật tử tại gia của chúng ta, thật khó. Thế vậy mà vẫn có những người thích, không sao, căn duyên khác biệt mà. Làm sao ứng dụng chữ vọng tâm và chân tâm vào đời sống Phật tử tại gia? Đó là câu hỏi mà mỗi người chúng ta khi nghe qua đều cần phải suy nghĩ, suy nghĩ cho thật kỹ.

Trở về trong kinh, một là bộ kinh thật dày cộm được tán thán và các bậc thượng sỹ, tôn túc cao, học giỏi hay các Phật tử cư sĩ tại gia nghiên cứu kinh điển đều đắm đuối yêu thích diễn giải, đọc tụng, đó chính là bộ kinh Lăng Nghiêm, trong nguyên thuỷ có bộ A Hàm. Trong Lăng Nghiêm và A Hàm nhiều bài kinh Đức Phật đều nói về vọng tâm và chân tâm, để hiển bày tánh thấy và biết, ngộ giúp cho mọi người thoát khỏi mê đưa đến sự tỉnh giác. Kinh Lăng Nghiêm nói có một thời ông ANan là đệ tử kề cận với Phật, đi khất thực nhưng bị rơi vào sự cám dỗ của nữ giới tưởng chừng như sắp bị phạm giới rồi, từ xa Đức Phật cảm ứng thấy thương cho ông. Tại trên đỉnh đầu của Ngài, Đại Thủ Ấn Lăng Nghiêm Tam Muội phát ra luồng ánh sáng phóng thẳng tới chỗ ông ANan, truyền trao cho ông ta nguồn năng lượng thanh tịnh. Chính vì lẽ diệu đó mà ông ANan đón nhận được năng lượng thanh tịnh từ chư Phật, ông đã tỉnh thức thoát khỏi sự cám dỗ của Ma Đăng Già. Khi trở về thì trong kinh nói, Đức Phật đã hướng dẫn cho ông và các đệ tử về vọng tâm và chân tâm, để hiển bày tánh thấy thật rõ, nhận ra tánh thấy và biết. Thật nhiều ví dụ Đức Phật dạy, duyên của mỗi người chúng ta đều khác khi nhìn vào trần, duyên của chúng ta nhìn vào mọi cảnh sống ta tương tác nó tạo ra những hình mẫu khác biệt. Như người bị màng mắt che mờ con mắt, nhìn không rõ, nhìn thấy cái bóng, ngày xưa trong kinh gọi là dặm mắt nhưng ngày nay trong y khoa gọi là màng nó che. Chứng bệnh này có thể bệnh tự nhiên hoặc lớn tuổi sẽ bị, ta thường phải đi bác sĩ mổ lột ra thì sẽ sáng lại bình thường, gắn tròng mắt. Ngày xưa Đức Phật không dùng từ bị màng nó che mà dùng dặm con mắt mờ mắt, nhìn gà hoá cáo đó các bạn, con gà nó hiền lành nhưng hoá thành con cáo nó dữ dằn. Nhìn đèn thì ánh sáng phát ra nhiều những bóng khác nhau, tuỳ theo duyên. Và Đức Phật gọi duyên của chúng ta, nghiệp ác của chúng ta nhiều đời đã làm cho con mắt của chúng ta như mây nó che cần phải giải phẫu để nhìn rõ. Nhưng thông thường màng che con mắt phàm phu ta nhận ra, bởi ta không nhìn rõ được ta đi mổ, nhưng con mắt trí tuệ nhận rõ vạn pháp vô thường sanh diệt, vô ngã kia, khi bị mờ che ta không nhận ra. Cho nên ta thường cãi càn và từ đó làm khổ, chẳng thể nhận ra cái vọng và cái chân. Cái vọng nơi người ấy không bao giờ hết thì chân tâm chẳng bao giờ hiện bày. Hết ở đây không phải là nó hoàn toàn hết. Hết ở đây chính là người Phật tử tại gia chúng ta nhận ra được nó là vọng tâm, không bám víu, không theo, không đuổi, từ đó có cơ hội nhận diện ra Chân tâm. Ta không đi vào kinh Lăng Nghiêm, Đại Thủ Ấn Lăng Nghiêm Tam Muội tánh thấy biết, rồi cũng chẳng đi vào năm bài chú Lăng Nghiêm tụng cho dài để thẩm nhập. Phật tử tại gia chúng ta có một cái nhìn khác trong sinh hoạt hằng ngày đối với vọng tâm và chân tâm. Vọng hết ở đây là ta thấy được đó là vọng tâm, khi thấy được nó rơi rụng, khi thấy được ta buông được, khi thấy được vọng tâm thì ta nhận ra chân tâm. Mà không khó đâu, Phật tử tại gia thật dễ nếu chúng ta đừng so kè với những ngôn ngữ hiển linh cao siêu trong Lăng Nghiêm, nó dễ thôi, để thực tập có được hạnh phúc an nhiên lìa xa vọng tâm để hiển bày chân tâm. Nếu như các bạn đừng đắm đuối bới móc trong Lăng Nghiêm Tam Muội cao siêu, tô điểm trang trí cho nó đẹp thân tướng của người học Phật biết Pháp, biết kinh. Mà hãy khiêm tốn nhẹ nhàng, bình dân một chút xíu thì đời sống an vui thực sự, vọng sẽ hết. Hết như thế nào? Các bạn, các bạn có nghe tới chữ mà vọng tâm, chưa hết đâu, nó còn vọng nữa, vọng tâm, vọng ngữ hay còn gọi là vọng ngôn nữa các bạn, và vọng động. Vọng tâm, vọng ngữ và vọng động kia nó tới từ ý, khẩu, và thân của chúng ta. Ba cái này vọng này vọng tâm, vọng ngữ (khẩu) và vọng động mà cộng lại thì gọi là vọng loạn, là người loạn. Người loạn như vậy thường tạo nghiệp, tạo khổ, phiền não, sống không bao giờ an vui mà nhiều khi kẻ vọng tâm, vọng ngữ và vọng động nhiều quá ta loạn quá. Anh này, cô này, anh này loạn quá rồi mà trong loạn nó có nhiều thể loại loạn.

Các bạn! Nói như vậy thôi đã hiểu rằng vọng của chúng ta không xa rời thực tế, không viển vông, không cao siêu huyền bí, không xa rời tầm tay với, rất thực tế, Phật tử thực tập được. Hãy cất những chữ cao siêu trong Lăng Nghiêm để dành đi, khi chúng ta tới chỗ đó ta nghiên cứu thêm. Phật tử tại gia chúng ta hãy nghiên cứu vọng tâm, vọng ngữ và vọng động nơi thân, ngữ, ý. Nhận diện ra đó là vọng thì chân tâm của chúng ta liền hiển bày, phước báu vô cùng sẽ tới và công đức thật nhiều. Làm sao phân biệt được đó là vọng tâm? Không phân biệt và không biết thì không thể hiển bày chân tâm được. Có gì đâu, dễ mà! Khó là bởi vì đeo đuổi, đèo bồng ngôn ngữ kinh điển cho cao, để rồi cái căn bản thực tế của Phật tử tại gia ta coi thường. Chẳng khác gì như trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa, trong phẩm Đứa con cùng tử, vọng tâm, vọng ngữ, vọng động nhiều quá không nhận ra giá trị chân thực của người cha mình. Cho nên khi gặp chân tâm hiển bày nơi người cha thì liền bỏ chạy trốn. Vọng tâm là gì? Phật dạy cho hàng Phật tử tại gia, vọng tâm chính là tâm tham, sân, si là vọng. Nếu bạn nhận diện ra trong tâm của bạn có tham, có sân và có si là vọng tâm. Làm sao bạn nhận ra tham, sân, si? Bạn phải quán chiếu tâm của bạn thường xuyên, nhìn nó để nhận ra những suy nghĩ như vậy là suy nghĩ của tâm tham, tâm sân, tâm si? Chỉ cần nhận ra nó thôi thì ánh sáng được hiển bày. Từ từ Bảo Thành nói các bạn nghe, nói đến vọng ngữ, cái gì gọi là vọng ngữ? Phật dạy thật rõ ràng: nói dối là vọng ngữ, nói thêm bớt là vọng ngữ, nói đâm thọc là vọng ngữ, nói thô ác là vọng ngữ. Cái này có ở trong thập thiện đó các bạn. Thế nào là vọng động? Sát sanh, tà dâm, trộm cắp là vọng động. Quay đi quay lại thập thiện, nhìn rõ, nhận được cái vọng của tâm, của ngôn ngữ, của thân là thân – ngữ – ý, tựu trung gọi là vọng tâm, vọng ngữ, vọng động. Mà Bảo Thành thích gọi trong thời đại trẻ ngày nay gọi là loạn, hay đúng hơn ngôn ngữ ngày nay sử dụng là “ảo” –  sống ảo. Nếu các bạn với tâm tham – sân – si, với nói dối, thêm bớt, đâm thọc, thô ác, sát đạo dâm thì đó chính là bạn đang sống ảo với cái vọng.

Nhận biết điều đó là tâm từ bi của bạn được khởi nguồn, trí tuệ được thắp sáng và bạn tỉnh ngay tại chỗ. Trong một căn phòng u tối, tối đen như mực, tối hơn đêm ba mươi, tối không thấy đường, mò cũng chẳng được, tối lắm, bất chợt một ngọn đuốc được thắp lên sáng, và rồi từ ngọn đuốc sáng đó, mỗi người chúng ta mồi lửa để thắp sáng cây đèn cầy nhỏ của chúng ta thôi, thì cả gian phòng đó sáng lên và mỗi người đều có ánh sáng riêng biệt để nhìn và nhận rõ được. Ánh sáng đó xua đuổi đi màn đêm u tối. Ánh sáng đó gọi là chân tâm, khi nó được thắp sáng, vọng tâm là bóng tối liền biến mất. Nó hết, nó hết ở chỗ là nó còn nhưng hết bởi ánh sáng lan toả, bóng tối nhường bước. Hết không phải là triệt tiêu, để rồi thật nhiều người chúng ta khi cứ đi lần mò tìm vọng tâm tiêu diệt chúng, làm sao tiêu diệt hết bóng tối các bạn? Chỉ cần thắp sáng ngọn đuốc lên, bóng tối sẽ trốn mất. Chỉ cần để cho chân tâm hiển bày thì vọng kia liền tan. Ngọn đuốc đó là gì? Trong Lăng Nghiêm, ngọn đuốc đó là Đại Thủ Ấn Lăng Nghiêm Tam Muội, là ánh sáng trí tuệ trên đảnh đầu Đức Phật phát ra và ông ANan đã được thắp sáng, nhận biết ra sự cám dỗ mà thoát ly khỏi Ma Đăng Già. Cuộc đời của chúng ta có biết bao nhiêu sự cám dỗ từ trong suy nghĩ, từ trong lời nói và hành động. Chẳng phải chỉ có ông ANan mới có phước báu được lễ quán đảnh Đại Thủ Ấn Trí Tuệ Viên Dung Lăng Nghiêm Tam Muội, chúng ta được truyền đăng, trong nhà Phật từ ngữ đó là truyền đăng, truyền ánh sáng. Mật Thiền là chúng ta được truyền đăng, truyền mật ấn trí tuệ an lạc viên mãn qua ngay trên lễ quán đẳng của mật ngôn Ma Sa Ốp Uê. Mật ngôn Ma Sa Ốp Uê hiển lộ toàn diện trí tuệ siêu việt của Lăng Nghiêm nhưng thật dễ hiểu. Lấy lửa từ ngọn đuốc lớn thắp vào ngọn đèn cầy sẽ có ánh sáng. Ta chỉ cần thể nhập vào đón nhận lễ quán đảnh Đại Thủ Ấn Trí Tuệ Viên Mãn Ma Sa Ốp Uê, có nghĩa ta mồi lửa trí tuệ từ Phật gọi là quán tâm tỉnh giác. Ta mê, đúng! Ta vọng, đúng! Màn đêm u tối của vọng nó che, của mê nó phủ, nhưng nếu chúng ta thực tập Ma Sa Ốp Uê có nghĩa là tâm tỉnh giác, quán chiếu tâm tỉnh giác chúng ta sẽ mồi tâm tỉnh giác từ Phật lên đảnh đầu qua lễ quán đảnh – đó gọi là truyền đăng. Ta lãnh nhận lễ truyền đăng, đăng là ngọn lửa, đăng là ánh sáng truyền qua để dẫn đường. Chỉ có vậy thôi các bạn thì bóng tối liền tan. Cái vọng của ngôn ngữ, của thân, của tâm liền được nhìn rõ và xua tan. Nếu bạn thường có vọng tâm là tham – sân – si, vọng ngữ là gian dối – thô ác – đâm thọc – thêm bớt, vọng động là sát sanh – tà dâm – trộm cắp, dưới mọi hình thức. Hãy thành tâm đón nhận lễ quán đẳng truyền đăng nghĩa là thực tập mật thiền song tu với mật ngôn Ma Sa Ốp Uê. Không cần phải tiêu diệt các bạn, không cần phải dụng công quá đáng để xua đi màn đêm u tối. Bạn hãy thử hỏi lòng mình đi, nếu bạn ở trong một gian phòng tối đen, bạn làm sao xua đuổi được bóng đen trong phòng đó? Bạn hãy thử thí nghiệm đi. Cuối cùng chúng ta cũng phải thắp đèn lên thì bóng đêm, bóng tối liền tan hoặc là mở cửa để bước ra bên ngoài nương vào ánh sao trời, mặt trăng, mặt trời để sáng. Còn trong phòng đóng kín cửa tối lắm, nếu lỡ trong phòng đóng kín cửa cũng không còn sợ tối nữa nếu như bạn sẵn sàng đón nhận Đại Thủ Ấn Lăng Nghiêm Tam Muội Ma Sa Ốp Uê để ánh sáng trí tuệ từ trên đảnh đầu của Đức Thế Tôn Bổn Sư truyền qua đảnh đầu của các bạn. Thì ngay ngôi nhà, căn phòng u tối của thân này, mà bao nhiêu kiếp qua nghiệp chướng quá nhiều, ác nghiệp quá dài đều được ánh sáng trí tuệ Tâm Muội Lăng Nghiêm, Đại Thủ Ấn Trí Tuệ An Lạc Viên Mãn kia thắp sáng, xua tua để ta nhận rõ. Vọng liền hết, chân tâm hiển bày, trên đầu ta có Phật, trên đảnh đầu ta có Phật.

Các Phật tử tại gia, nếu các bạn thể nhập vào mật ngôn Ma Sa Ốp Uê là thể nhập vào Đại Thủ Ấn Lăng Nghiêm Tam Muỗi, nghe cao siêu lắm nhưng không nên vướng bận vào từ ngữ đó. Chỉ nhớ rằng Ma Sa Ốp Uê là quán chiếu tâm tỉnh giác, một thao tác nhẹ nhàng. “Phật ơi! Cho con xin ít lửa. Con cần lửa để sưởi ấm cõi lòng. Phật ơi! Cho con xin chút ánh sáng.” Phật đâu có khước từ chúng ta. Ta có đèn cầy rồi, đó là tự lực cầu đạo giác ngộ. Ta có ngọn đèn rồi mà không có ánh sáng. Đèn đó là tự lực cầu đạo giác ngộ, là chí nguyện giải thoát luân hồi sanh tử. Ngọn đèn cầy ta vốn có, đèn ta vốn có nhưng thiếu lửa thôi. Phật tử tại gia mà, ta đi mồi lửa là truyền đăng. “Phật ơi cho con mồi lửa chút.” và đưa đèn cầy ra tức là đưa tự lực cầu đạo giác ngộ, tự lực học hỏi miên mật phát nguyện giải thoát, nhận rõ nhân quả, chỉ như vậy thôi. Và ngọn lửa Ma Sa Ốp Uê, ánh sáng Ma Sa Ốp Uê, tâm tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê, Đại Thủ Ấn Trí Tuệ An Lạc VIên Mãn Ma Sa Ốp Uê và nói cho đúng hơn là Đại Thủ Ấn Lăng Nghiêm Tam Muội Ma Sa Ốp Uê sẽ liền được trao truyền, thắp sáng nơi tự lực cầu đạo giác ngộ của Phật. Chỉ đơn giản như vậy, bạn cứ thử đi, lấy cây đèn cầy rồi mồi lửa từ đèn cầy khác qua dễ mà. Bởi vậy thông thường người xưa, dù căn nhà u tối tới đâu, hồi xưa thường thắp đèn dầu và đèn cầy. Nếu các bạn lớn tuổi hoặc trẻ tuổi thì nghiên cứu thêm sẽ thấy, ngày xưa khi chưa có điện ta thường xài đèn dầu mà ngay ngày nay cũng vậy. Phong tực là trên bàn thờ Phật nếu ở chùa hoặc bàn thờ ông bà nếu ở nhà, ta có một cây đèn dầu nhỏ liu riu. Và chính từ cây đèn dầu nhỏ đó ta luôn luôn giữ ánh sáng đó các bạn, ta mới mồi lửa từ đèn dầu nơi điện Phật, nơi bàn thờ ông bà để thắp sáng những ngọn đèn khác hoặc đèn cầy khác trong sinh hoạt hằng ngày. Bạn nhớ chưa, Bảo Thành đưa các bạn về một thuở xa xưa ngày nay vẫn, phong tục ở trên các điện Phật vẫn còn những ngọn đèn dầu, ngày xưa ông bà vẫn có một ngọn đèn dầu nhỏ thôi ở trên bàn thờ đó các bạn. Rồi nếu cần một ngọn đèn nơi bàn ăn thì thắp, tức là lấy ngọn lửa từ bàn thờ đó thắp vào ngọn đèn, thao tác đó gọi là truyền đăng. Ở trên điện Phật cũng thế, Đức Phật có một ngọn đèn tâm tỉnh giác Trí Tuệ An Lạc Viên Mãn Đại Thủ Ấn Lăng Nghiêm Tam Muội, ngọn đèn đó luôn sáng trên điện Phật, nơi đức Phật. Ta muốn thắp sáng phòng ăn, ta muốn thắp sáng gian phòng khách, ta muốn thắp sáng gian phòng của thân tứ đại, cuộc đời đang bị bóng tối của ngũ uẩn, của tham sân si, của ngũ dục nó bao trùm. Có gì đâu! Tới điện Phật đi, tới bàn thờ đi, đó chính là tới với Đức Phật, nơi đức Phật ngọn đèn dầu tâm tỉnh giác Ma Sa Ốp Uê luôn luôn sáng. Các bạn có tới hay không đó chính là mấu chốt. Nếu bạn không tới bàn thờ điện Phật để thắp sáng ngọn đèn của bạn, thì lửa ở đâu mà thắp sáng, trí tuệ ở đâu mà thắp sáng? Căn phòng đó tối có đèn là có dụng cụ, tự lực nhưng thiếu lửa. Tự lực là tha lực do lòng thành khẩn của mình nó hiển ra. Tha lực đó tới từ những phước báu ta có nên gọi là tự lực, có phước báu mới tạo thành tự lực. Người không có phước báu tinh thần tự lực không có, yếu đuối lắm. Cho nên các bạn đã có chút xíu tự lực rồi chính là nhờ tha lực phước báu công đức nhiều đời, nhưng tha lực đó là chưa đủ mà phải cần tha lực của chư Phật Ma Sa Ốp Uê, cần ánh sáng từ điện Phật, từ bàn thờ, từ  Đại Thủ Ấn Trí Tuệ An Lạc Viên Mãn Lăng Nghiêm Tam Muội Ma Sa Ốp Uê. Cho nên trong cuộc đời của Phật tử tại gia, nếu bạn tinh tấn phát tâm thể nhập vào Mật Thiền song tu Đại Thủ Ấn Trí Tuệ Lăng Nghiêm Tam Muội Ma Sa Ốp Uê, tâm bạn sẽ sáng, miệng của bạn sẽ sáng, thân của bạn sẽ sáng. Nơi sáng đó, sẽ xua đuổi đi những vọng tâm, vọng ngữ, vọng động từ tham – sân – si, từ nói dối, nói thêm, nói đâm thọc, nói thô ác, từ những hành động trộm cướp, sát sanh, tà dâm. Phật tử tại gia mười điều đó gọi là vọng, làm được điều đó đơn giản thôi đã trở thành ông ANan, đã bị cám dỗ, đã bị sa ngã. Đức Phật thấy, Ngài cảm ứng được nên phóng hào quang từ đảnh đầu Lăng Nghiêm Tam Muội tới cho ông A Nan, ông ta đã thoát. Chúng ta không phải là người Đức Phật không quan tâm, Phật đối xử với chúng sanh bình đẳng tánh trí. Lăng Nghiêm Đại Thủ Ấn Tam Muội trên đảnh đầu của Phật đã tới với chúng ta qua mật ngôn Ma Sa Ốp Uê, qua sự quán chiếu của tâm tỉnh giác chánh niệm hơi thở. Nếu các bạn thành kính đón nhận bạn sẽ được sáng, vọng sẽ hết ngay và chân tâm của bạn sẽ hiển bày. Ta sẽ có tâm không còn tham, biết bố thí, biết cúng dường, biết từ thiện, biết san sẻ yêu thương. Ta sẽ không còn sân giận nữa, bởi năng lượng tràn đầy yêu thương trong tâm tỉnh giác sẽ được thắp sáng và rồi vô minh sẽ bị đẩy lùi bởi trí tuệ Lăng Nghiêm Tam Muội Đại Thủ Ấn Ma Sa Ốp Uê. Vọng ngữ hằng ngày sẽ bị triệt tiêu để nhường đường cho ái ngữ, cho những lời dễ thương tốt đẹp, chân thật. Những cái gọi là vọng động (sát sanh, trộm cắp, tà dâm) liền bị đẩy lùi bằng phóng sanh, bằng thương yêu chân thật, bằng bố thí giúp đời, san sẻ yêu thương.

Phật tử tại gia chúng ta, chớ chớ để cho những ngôn ngữ siêu việt trong kinh nhấn chìm trở thành hoang tưởng, hãy từ từ như người thợ xây, xây một lâu đài đều phải bắt nguồn từ nền móng bằng cách đào xuống đổ xi măng cho nền móng thật vững chắc rồi xây dựng. Cũng từ những viên gạch, những hạt cát và xi măng trộn với nước, ba thứ xi mắng, gạch, đất cát rồi trộn với nước. Tự lực là nước, thân – ngữ – ý là xi măng, là gạch, là cát đó các bạn, trộn vào rồi cứ từ từ thể nhập vào và lãnh nhận Đại Thủ Ấn Lăng Nghiêm Tam Muội tâm tỉnh giác trí tuệ an lạc viên mãn là ta sẽ tốt thôi, hết vọng ngay, sống an vui và hạnh phúc. Phật tử tại gia rất cần những giây phút bình an trong gia đình, rất cần những giây phút thanh tịnh trong gia đình, mà ta thường mong muốn rằng “Hãy cho tôi hai chữ bình an”. Bình an chỉ có thể có được khi ta biết tới bàn thờ Phật của ta, thắp ngọn đèn của chân tâm vào ngọn đèn của chính ta. Khi ta biết tới điện Phật để thắp ngọn đèn nơi điện Phật vào những ngọn đèn của cuộc đời, truyền đăng đơn giản là thế. Vọng hết chính là ở chỗ ánh sáng được thắp lên, ánh sáng từ đâu? Từ đảnh đầu của Đức Thế Tôn, từ Lăng Nghiêm Tam Muội Đại Thủ Ấn Trí Tuệ An Lạc Viên Mãn Ma Sa Ốp Uê. Khi tu Mật Thiền là các bạn lãnh nhận lễ truyền đăng, tiếp được ánh sáng tỉnh giác của Phật để tiếp hiện cuộc đời này trong an lạc và hạnh phúc. Dù cuộc đời Phật tử tại gia rất bận rộn, hãy nghĩ và làm những thao tác thật bình thường, chúng ta nhất định sẽ có được sự bình an mà không cần phải cầu xin, chỉ cần sự tự lực bước tới lãnh nhận, thể nhập để sống.

Các bạn hãy đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, trở về với chánh niệm hơi thở.

Thưa Phật! Ngày xưa Ngài ANan trong khi bị cám dỗ sắp sa ngã, chính Phật từ đảnh đầu đã phát ra Lăng Nghiêm Tam Muội Đại Thủ Ấn mà truyền trao cho ngài A Nan. Xin Phật cũng truyền trao Đại Thủ Ấn Lăng Nghiêm Tam Muội – Đại Thủ Ấn Trí Tuệ An Lạc Viên Mãn Ma Sa Ốp Uê, để chúng con được thắp sáng mà nhận rõ vọng của cuộc đời, để xua tan đi màn đêm u tối của vô minh và ác nghiệp.

Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào quán chiếu thân tâm. Đồng trì Mật chú.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê (7 Biến)

Hồi hướng:

Chúng ta hãy hồi hướng công đức.

Thưa Phật! Chúng con nguyện hồi hướng công đức đồng tu hôm nay nếu có cho nền hoà bình của thế giới và sự thành tựu pháp an lạc của mọi loài chúng sanh.


Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn