Search

Bài 2242. Trong Mất Có Được

Bảo Uyên đánh máy, Bảo Ngân biên tập

Mô Phật!

Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô và tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và Facebook Chua Xa Loi. Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chuẩn bị bắt đầu đồng tu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con. Và gia trì cho chúng con biết thiền quán chiếu Trí Tuệ và Từ Bi để nhận rõ các pháp là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã.

Mô Phật! Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, chúng ta cùng nhau thể nhập vào hơi thở của Chánh Niệm, đồng trì mật ngôn Đại Từ Đại Bi Mu A Mu Sa và Trí Tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. Cùng nhau ta lãnh nhận năng lượng tình thương của chư Phật để luôn ghi nhớ và thực hành là lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ Bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương. Hãy nghĩ tới các đấng bậc sinh thành, hồi hướng cho các ngài tăng long phước thọ, phiền não đoạn diệt, bệnh tật tiêu trừ. Cũng hồi hướng cho tất cả những người yêu thương tràn đầy năng lượng yêu thương.

Chúng ta hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, đồng trì mật chú:

Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang (7 biến)

Mô Phật!

Các bạn thân mến! Nhìn vào chủ đề ở trên màn hình “Trong Mất Có Được”, có lẽ chúng ta khó chấp nhận được cái câu “trong Mất có Được” bởi luôn suy nghĩ Mất là mất, Được là được, làm sao trong cái Mất ấy lại có cái Được? Được cái gì trong Mất? Mất cái gì trong Được? Dù không thích nhưng trong sự đời nhiều việc xảy ra ta vẫn thường nói: “Trong cái hên có cái xui, trong cái xui có cái hên”. Điều này chứng tỏ ở một góc độ nào đó, nếu nhìn cho thấu cho tỏ với cái tâm tích cực, ta không dễ gì bị rơi vào sự đau khổ và phiền não. Nhưng nếu vắng mặt sự tích cực, ta dễ rớt vào cái vòng xoáy của cảm xúc buồn. Bởi trên đời này, ai không đau khổ phiền não khi mất. Khi họ mất mà ta nói: “Anh đang được” thì họ không chịu, mà nếu như họ đang được rồi ta nói họ sẽ mất, người ta không chịu. Ở đời Được ai cũng thích, Mất ai cũng không có ưa. Nhưng hai cặp trong cuộc đời ta thường nói tới đó là Được và Mất, Đau khổ và Hạnh phúc, Được thì Hạnh phúc, Mất thì Đau khổ, không xa lạ gì đối với người Phật tử tại gia. Các bậc Tôn Túc và Bảo Thành cũng nhắc qua nhiều lần về hai cái cặp Được – Mất, Đau khổ – Hạnh phúc. Được – Mất là một cặp, Đau khổ – Hạnh phúc là một cặp. Hai cặp này chẳng phải ở trong dân gian đồn đãi, ghép từ để cho có hai cái vế đi cho nó hợp lý, mà chính là lời chân lý của Đức Thế Tôn, bậc giác ngộ dạy cho chúng ta. Được – Mất, Đau khổ – Hạnh phúc là bốn thứ mà trong kinh Đức Phật dạy “Bát Phong Suy” – tám luồng gió chướng ngại, tám sự việc xảy ra luôn gây ra sự trở ngại để cho người phàm chúng ta luôn bị đau khổ. Nhìn thấy hai chữ Được và Mất trên màn hình, nó liên kết chặt chẽ với Hạnh phúc và Đau khổ. Phật nói rất đúng! Khi Được dù chỉ một cục kẹo là sung sướng nhảy cẫng nên vui vẻ lắm, mà khi Mất chỉ một cọng tóc nhìn cũng thấy buồn. Các bạn đôi khi nói Bảo Thành nói hơi quá. Mà thật! Có những người rớt một cọng tóc họ buồn lắm. Họ buồn đến ngẩn đến ngơ. Họ buồn đến đơ cả người nha các bạn!

Chủ đề nhắc nhở “Trong Mất Có Được” hình như hơi trái ngược với cuộc đời, nhưng suy nghĩ sự vận hành trong vũ trụ này từ cái thể vật chất cho tới tinh thần, không có gì mất, chẳng có gì được. Nó nằm ở trong cái định luật Vô Thường luân chuyển, không có dừng đâu. Cái gì gọi là Được? Nó Vô Thường mà, nó chuyển đi đấy. Cái gì gọi là Mất? Bởi nó Vô Thường không tồn tại, cũng chẳng phải mất, nó chỉ luân chuyển. Dùng câu cho hay gọi là “Pháp luân thường chuyển”. Các pháp là Vô Thường, hiểu được pháp luân thường chuyển tức là tất cả mọi hiện tượng từ vật chất, lẫn tinh thần thường chuyển, thường biến chuyển, không mất cũng chẳng được. Chúng ta khổ là bởi vì chấp vào cái hiện hữu ta đang có, đến khi nó di chuyển đi chỗ khác, cảm thấy tuột khỏi tầm tay nên khổ. Người học đạo nhận thấy: Nó tới, cái duyên nó ở, nó đi, cái duyên nó chuyển. Duyên ở và duyên chuyển nằm ở trong cái sự Vô Thường nên chẳng dính chẳng chấp, chẳng kẹp. Vậy họ luôn hạnh phúc. Nếu ai sống ở miền sông nước hoặc khi học về địa lý nhất định hai từ thật gần gũi gọi là “phù sa”. Phù sa nơi dòng sông luôn kết lại ở một chỗ nào đó thì nhất định một khúc nào đó trên dòng sông luân lưu ấy đã bị khuyết đi. Phù sa chẳng phải là tự nhiên có, mà là sự khuyết đi, sự mất đi ở một chỗ nào đó nhưng không triệt tiêu biến mất, nó chỉ chuyển từ một chỗ dòng nước xoáy và rồi đẩy vào cái nơi nước bình yên tụ tạo thành phù sa. Ai học về địa lý cũng đều hiểu. Nhìn rõ hơn muôn hiện tượng ở đời không biến mất từ thể rắn, thể lỏng đến thể khí, chúng chỉ chuyển hóa. Thể tâm cũng như vậy.

Nay nói về “Trong Mất Có Được”, ta miên man một chút xíu. Giữa cuộc đời của Đức Phật và cuộc đời phàm phu của chúng ta, để tạm chấp nhận cái chữ Mất là có và cái chữ Được cũng là có, trong cái Mất có cái Được, thực sự vậy, tùy theo ta nhìn ở hướng nào. Nếu một người tham quyền lực, tham tiền tài, tham danh vọng địa vị, ngôi vương thì quả thật nhìn vào đời sống của Đức Phật người ta liền thốt lên: “Đức Phật đã mất tất cả”. Mất cả cái ngôi Vương Đế, mất chức Thái tử, mất quyền lực, tiền tài, mất tất cả, mất thực sự. Bởi nếu bất chợt gặp Ngài trên đường thuở xưa ấy thì chỉ gặp một người đắp trên mình cái tấm vải thật thô, chân thì đi chân đất, đầu thì trần, “đầu trần chân đất”, có tấm vải ôm một bình bát. Nhìn vào hình ảnh ấy, Ngài có gì đâu? Gia tài không có, toàn bộ không có, không có cái thứ gì để gọi là có so với thời kỳ còn làm Thái tử, thời kỳ mà lời hứa hẹn của vua cha Tịnh Phạn là sẽ đưa Ngài lên làm vua. Đức Phật đã mất, ai trong chúng ta nếu rơi vào tình cảnh đó thì thực sự là mất. Nhưng đối với Đức Phật, Ngài tình nguyện mất đi để được, được cái gì? Được sự giác ngộ qua công hạnh tu tập. Mất tất cả những cái gì trong trần gian này cho là có, để được những cái tuyệt vời mà trần gian không ai nhìn thấy, đó là sự giác ngộ, sự bừng tỉnh thoát khỏi luân hồi và đau khổ.

Chúng ta khó chấp nhận điều này. Lời của Đức Phật, đời sống của Đức Phật ngày nay cũng thật khó chấp nhận. Bởi chúng ta còn quá nặng về cái bên Được về phần vật chất, tiền tài, quyền lực. Còn cái Được về đời sống tâm linh gọi là tỉnh giác, giác ngộ hình như ta vẫn còn thật mơ hồ, không nhận ra cái giá trị. Kiếp sống của con người được nhận biết qua lịch sử của nhân loại. Trải qua biết bao nhiêu thời kỳ chiến tranh, có những con người đang ở trên vương quyền, nghĩa là đang có quyền lực, nhưng chỉ trong một chớp mắt mất tất cả. Mất quyền lực, chức vị, mất tiền tài, mất hết. Không những mất mà họ còn bị nhốt vào trong tù đầy ải, hành hạ. Những hoàn cảnh như vậy trong lịch sử có đầy hết, bất cứ quốc gia nào đã từng trải qua chiến tranh đều có những con người phải nếm cái mùi “nằm gai nếm mật” đau khổ. Nhưng sau một thời gian những người mất mát như vậy họ lại nhận ra trong cái Mất đó có cái Được. Có được sự suy nghĩ sâu hơn, nhận thức rõ hơn về cuộc đời. Và từ đó dù những thứ đã mất không bao giờ trở lại, nhưng những thứ họ được sẽ luôn luôn ở với họ mãi mãi.

Có một câu chuyện thời Đức Phật kể về một sự mất mát lớn lao, chẳng phải vật chất đâu các bạn, mất một con người yêu thương. Đó là có một người mẹ, con bị chết. Không ai, không một người mẹ nào đau đớn và có sự mất mát lớn lao bằng sự mất mát đi người con yêu thương. Người phụ nữ đó đau khổ tới với Phật và cầu xin Phật hãy giúp cho đứa con sống trở lại. Mẹ nào mà không thương con? Đức Phật có thương chúng sanh không? Nhất định có! Mà thương như thế nào? Đức Phật nói với người mẹ đó rằng: Hãy lấy một cây đèn dầu đi khắp trong thôn, trong xóm, tìm nhà ai đó chưa có người chết, xin ngọn lửa từ nơi cái đèn dầu của họ về đây. Có được ngọn lửa đó ta sẽ giúp cho đứa con sống trở lại. Người phụ nữ đó đã đi khắp nơi nhưng bất cứ nhà nào gõ cửa thì nhà ấy đều trả lời “Họ đã có người mất”. Buồn bã và đau khổ trở về, đôi mắt van xin ngưỡng lên cầu cứu Đức Phật. Nhân dịp đó Đức Phật giảng cho người mẹ về sự Vô Thường sanh diệt, khổ của con người. Và rồi người mẹ đã bừng tỉnh, hạnh phúc trở lại. Trong cái mất đau đớn của người con bị chết, nhưng người mẹ đó lại được, được cái gì? Được sự khai thị của chính Đức Phật để hiểu thông về vạn pháp Vô Thường sanh diệt, về cái khổ sinh, lão, bệnh, tử, không ai có thể chạy trốn được. Đón nhận cái chân lý đó, hiểu thấu được vạn pháp Vô Thường, thấu được cái khổ của sinh, lão, bệnh, tử, người mẹ rất hạnh phúc để cho người con ra đi. Chẳng còn đau khổ thì cái sự Mất đó là có Được, trong cái mất đi của người con có được.

Chúng ta nhất định đã từng phải khóc thật nhiều, có thể là cha hay là mẹ, là chồng là vợ, hay là con cái, hay là dòng tộc, người thương yêu, người quen biết đã chết. Đương đầu với sự mất mát lớn lao ấy, ai trong chúng ta cũng rất khổ, rất buồn. Mấy ai trong chúng ta, trong sự mất mát ấy lại gặp được Đức Phật để rồi trong mất mát, trong cái Mất có cái Được, được sự khai thị. Do vậy khi mất mát người yêu thương qua sự chết, ai trong chúng ta cũng đau khổ nhiều năm, thậm chí mà có người đau khổ tới cả cuộc đời. Nhưng người học Phật chúng ta trong sự mất mát lại có được sự hiểu và thấu rõ Vô Thường sanh diệt. Một lần nữa lại được nghe Đức Phật khai thị về sinh, lão, bệnh, tử – những cái khổ trong Tứ Thánh Đế. Đó là Được đó các bạn, được hiểu thấu lời Phật là chân lý. Ở trong chùa, mỗi lần đi cầu siêu cho gia đình Phật tử có ai đó mất, Bảo Thành thường nhắc nhở gia đình lời của Phật nói thật chính xác và nay đã được chứng minh bởi sự ra đi của người thân chết. Cái chết luôn luôn tới và sẽ tới với mọi người, mọi chúng sanh. Phật đã nói quá đúng.

Trong Mất có Được, thực sự hiện tượng này là đúng. Nhưng chúng ta cần phải quán chiếu thật sâu hơn, ta nhận thấy chẳng có gì mất, chẳng có gì được, chỉ có cái Tánh Biết nhận rõ được sự luân lưu thường chuyển của các pháp để ta không bị mất. Mất cái gì? Mất cái tâm thường trụ, rồi bị lôi cuốn vào trong sự biến chuyển đó tạo ra những cảm xúc đau khổ. Tám luồng gió chướng Đức Phật dạy Mất và Được, Khổ đau và Hạnh phúc thực sự gây ra biết bao nhiêu sự chao đảo trong đời sống của con người. Chúng ta học Phật cần phải chiêm nghiệm thật sâu sắc về bốn câu này: Mất và Được, Đau khổ và Hạnh phúc. Nếu biết quán chiếu, chiêm nghiệm sâu, chúng ta thực sự đã là người thừa hưởng được gia tài vô giá từ chân lý Đức Phật khai thị và truyền dạy từ những ngàn năm xưa. Tuyệt vời lắm các bạn! Còn không mọi sự mất mát trong cuộc đời từ tiền tài, danh vọng địa vị, nhà cửa, tình cảm, đều mang lại sự đau đớn mà không ai có thể chịu đựng được. Trong cái Mất có cái Được, trong cái hên có cái xui, luôn luôn được lặp đi lặp lại trên cửa miệng của mỗi người chúng ta.

Có một người đàn ông đi làm ruộng về nhà. Anh ta đã để quên cái máy cắt cỏ ở trên ruộng, cái máy đó mới được mua. Về tới nhà mới nhận ra để quên ở trên ruộng, hai vợ chồng cuống cuồng chạy ra ngoài ruộng để tìm cái máy cắt cỏ, sợ mất. Nhưng khi ra tới ruộng cái máy cắt cỏ vẫn còn đó, một tiếng nổ lớn ở phía góc nhà, họ nhìn lại nhà đã bốc cháy, bởi vì nhà nằm bên đường, cái xe chở xăng đi ngang mất định hướng, tài xế đâm vô bốc cháy. Họ mất cả cái nhà, nhưng họ được lại mạng sống. Họ quên máy cắt cỏ để rồi không bị gì. Những hiện tượng này thường xảy ra trong cuộc đời, Bảo Thành có những lúc đương đầu với những cái sự mất mát thật lớn. Vào năm 1994, sự mất mát lớn nhất của Bảo Thành đó là Sư Tổ ra đi, lúc đó Bảo Thành đang ở Mỹ. Đối với một người học trò, đối với một người học đạo, khi thầy của mình ra đi, đó là một sự mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Từ đó, Bảo Thành đã không còn thầy hiện hữu để có thể nhõng nhẽo, để có thể hỏi thầy, để có thể mệt mỏi lăn vào vòng tay của thầy. Nhưng suy cho cùng, sự mất mát đó đã giúp cho Bảo Thành có được sự vững chãi, sự trưởng thành, sự dũng mãnh và sự kiên nhẫn để trong cuộc đời sống lưu vong ở xứ người, con đường đạo Sư Tổ dạy vẫn luôn luôn được thực hành, được nghiên cứu và được ứng dụng vào đời sống.

Chúng ta thường bị cái Mất lôi cuốn dìm vào trong phiền não và đau khổ. Dù học Phật sâu hay nông thì chúng ta ít có khi nào để ý tới Bát Phong Suy – tám luồng gió chướng. Hai cái cặp Mất và Được, Đau khổ và Hạnh phúc thường để cho cái cảm xúc kéo vào và rồi ta sống trôi nổi với cảm xúc, không có định hướng để tâm được an lạc. Người học Phật mà không thấu hiểu được tám luồng gió chướng mà hôm nay chủ đề gợi nhớ cho chúng ta cặp Mất và Được để tạo ra Đau khổ và Hạnh phúc. Cái Mất, mất gì cũng tạo ra Đau khổ, cái Được, được gì cũng tạo ra cảm xúc của Hạnh phúc. Chúng ta đã bị bốn cái thứ này quay mòng mòng chóng mặt té xuống rồi lại tiếp tục luân hồi vào những cảnh giới phiền não.

Các bạn! Trong cuộc đời này các bạn đã bị mất gì chưa? Có nhiều người mất nhiều lắm. Có người mất tiền. Bảo Thành có người quen rất thân, có tiền rồi cho người khác mượn người ta giật chẳng trả, thậm chí người ta còn quay ngược trở lại để hại. Trong tình cảnh đó làm sao thấy được cái chữ Được, chữ Mất? Quán chiếu không kỹ thì chẳng chấp nhận, làm sao có Được. Nhưng theo lời Phật thì là Được, là vì sao? Vì trong cái mất tiền người ta mượn, người ta giựt, người ta quỵt nợ kia, ta được cái sự nhận thức mà Đức Phật nói quá đúng. Đó là gió chướng của cuộc đời, chướng ngại của cuộc sống mất và được. Mất làm cho chúng ta điên đảo trong Đau khổ, Được làm cho chúng ta cuồng quay trong Hạnh phúc. Chúng ta cứ bị những cảm xúc đó làm điên đảo cuộc đời nhiều kiếp rồi. Đây là cái Được cao siêu để nhận thức ra chân lý của Đức Phật dạy. Đức Phật là bậc giác ngộ nhìn rõ được tám sự chướng ngại thường xảy ra trong cuộc đời mà cái cặp Mất và Được, Đau khổ và Hạnh phúc thường liên kết chặt chẽ chi phối cảm xúc của con người. Mất tình, có những con người mất người yêu khổ, khổ, khổ tới suốt cả cuộc đời. Người yêu bỏ đi, người yêu lấy chồng, người yêu lấy vợ, người yêu thương trở về với lòng đất, người yêu thương bãi biệt muôn đời. Những cái hiện tượng mất đi người yêu như vừa kể trên rất đau, rất khổ. Ta phải suy nghĩ kỹ thôi.

Vô Thường là trong đó có cả Mất và Được, có cả Hạnh phúc và Đau khổ, nhìn phải nhìn rõ như thế. Có cả Khen và Chê, Xấu và Tốt, đúng tám thứ, bốn cặp, chướng ngại của cuộc đời Phật nói quá hay. Ai trong chúng ta mà không từng bị những cái cảnh Được và Mất, Đau khổ và Hạnh phúc, Khen và Chê, Tốt và Xấu chi phối. Chúng ta luôn bị chi phối. Trong Mất có Được, cái Được ở đây chẳng phải là cảm xúc đâu, mà cái Được ở đây Bảo Thành muốn dẫn các bạn trở về với lời dạy của Phật. Được là được sự hiểu biết cái chân lý Phật đã dạy mà mấy ai trong chúng ta để ý. Hỏi về cuộc đời học Phật của chúng ta, có thể đã học được một tháng, một ngày, một năm, mấy mươi năm, các bạn có suy nghĩ thật kỹ về tám luồng gió chướng, tám thứ chướng ngại gây điên đảo cuộc đời của chúng ta không? Đó là Được và Mất, Đau khổ và Hạnh phúc, Khen và Chê, Tốt và Xấu, tám cái thứ này nó chi phối cả cuộc đời của chúng ta từ khi mở mắt cho đến khi nhắm mắt lìa đời. Chân lý của Đức Phật không cao siêu đến mức mà cứ tu luyện để bay, cứ tu luyện để thành Phật, thành thần, thành thánh. Cứ tu để mà nhập xác lên đồng, lên cốt, cứ tu để mà ông này bà kia, phẩm vị, học vị, học hàm cho cao. Chân lý của Đức Phật như nước tuôn xuống mọi miền, chỗ nào thấm được nước chỗ ấy sẽ có sự sống.

Hạt giống mà không thối rữa, biến mất, thì chẳng mọc lên cây. Đây là một ví dụ rất cụ thể trong cái Mất có Được. Các bạn nhất định ai cũng đã từng trồng cây, gieo giống. Hạt giống mà không chôn vào lòng đất và hạt giống khi chôn vào lòng đất không biến mất, thối rữa đi thì chẳng có thể mọc thành mầm để trở thành cây đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái. Một hình ảnh tuyệt vời! Chẳng mất mà chẳng được thật rõ hiển hiện ngay chỗ đó, thể hiện sự chuyển biến của sự sống nơi cái nhân là mầm là hạt thành cái quả là cây. Nhân – quả rõ ràng. Quán chiếu sâu về nhân quả, thấu được sự tác động của những chướng ngại chẳng phải để ta đắm chìm trong cái sự tư duy đó để rồi cứ sầu, cứ khổ, cứ vui, cứ buồn, như cánh diều bị tám luồng gió đối nghịch thổi tới rồi bị xé rách giữa không trung. Nhưng để định cái tâm hiểu được Vô Thường là thế. Chúng ta không bao giờ mất, chúng ta luôn luôn ở nơi cái dòng sông luân lưu chuyển biến chỗ khuyết chỗ bồi như phù sa. Từ đây những cái được gọi là Mất sẽ không bao giờ mất. Nhưng nếu lắng đọng tâm tư, nhìn sâu vào cái gọi Mất đó, ta sẽ có được sự nhận thức cao hơn, thể nhập vào chân lý Đức Phật dạy để không còn phải điên đảo mộng tưởng. Từ đó ta sẽ có được sự an lạc và hạnh phúc. Mất nhà cửa, mất tiền bạc, mất quyền, mất chức vị, mất người yêu thương, mất tất cả về vật chất, nhưng sẽ không mất tinh thần nếu chúng ta hiểu ý của Đức Phật, lời dạy của Đức Phật.

Ngày nay, khi con người học về định luật bảo toàn năng lượng, thấy các thể năng lượng không bao giờ biến mất triệt tiêu, chỉ chuyển biến từ dạng này qua dạng khác mà thôi. Người ta dùng cái định luật bảo toàn năng lượng đó thì Đức Phật đã dùng cái định luật mà Ngài khám phá ra đặt giữa hai cái chữ Nhân – Quả trong Vô Thường. Nhân thành quả, quả thành nhân, cứ thế mà luân lưu chẳng bao giờ biến mất. Nhưng giữa các nhân quả luân lưu ấy tạo ra cái năng lượng bảo toàn không bao giờ triệt tiêu, chỉ có cái khác về cái thể năng lượng đó mà thôi. Hiểu thấu được điều này ta sẽ tích lũy được năng lượng từ những cái khối bất tịnh tiêu cực, gây phiền não đau khổ, chuyển thành thanh tịnh tích cực để kiến lập được sự an lạc và hạnh phúc cho ta cho mọi hoàn cảnh của cuộc sống dù mất hay được. Giữ được cái tâm như thế, Bảo Thành và các bạn sẽ không bị cuốn trôi vào dòng phiền não và khổ đau. Mất và Được, Đau khổ và Hạnh phúc, bốn thứ chướng ngại thường xảy ra trong cuộc đời. Nếu các bạn trong cái sự Mất của cuộc sống phải đối diện, hãy bình tĩnh thể nhập vào Chánh Niệm hơi thở, hít thật sâu thở ra từ từ, trì mật ngôn Mu A Mu Sa để mang nước Từ Bi của chư Phật, năng lượng Từ Bi của chư Phật tưới tẩm vào ta. Và trì mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang để mang ánh sáng Trí Tuệ của Phật chiếu soi vào tâm trí của chúng ta để từ đó ta nhận ra được cái chân lý Vô Thường, định luật nhân quả sẽ luôn thường biến chuyển của vạn pháp trong cuộc sống, để ta được an ổn, được an yên, được hạnh phúc. Rất hay!

“Trong Mất Có Được” cần phải đi sâu hơn nữa chứ đừng bám víu vào cái Mất về tiền, cái Được về vật chất. Mà phải nhớ tất cả những gì đã mất chúng ta sẽ có được sự nhận thức cao hơn, vì chính Phật đã dạy “Vạn pháp Vô Thường luân chuyển”. Và nhận thức được cao hơn nữa tám sự chướng ngại mà ta luôn đương đầu trong cuộc sống đó là Khen – Chê, Được – Mất, Tốt – Xấu, Đau khổ – Hạnh phúc, tám thứ này thật gần gũi với đời sống của con người. Nếu không quán chiếu tu tập cho rõ để thể nhập vào bằng Chánh Niệm hơi thở, thiền Từ Bi và Trí Tuệ, ta sẽ bị tám cái thứ chướng ngại này đưa và dẫn ta vào luân hồi vô lượng kiếp thật khổ. Người học Phật đừng miệt mài tìm hiểu những điều quá cao siêu nhiệm màu. Một tòa lâu đài được xây lên cũng bắt đầu từ nền móng vững chắc, đào sâu và có được cái nền móng kết nối thật vững để xây từng tầng từng tầng. Chúng ta không thể thành tựu pháp của Phật nếu không có cái nền tảng vững chắc hiểu thấu được Vô Thường, hiểu thấu được sự chướng ngại mà ngôn ngữ về Phật pháp được gọi dưới cái danh là Bát Phong Suy. Mất là Được, Được có Mất, trong Mất có Được. Trong Mất có Được, cần phải chiêm nghiệm, cần phải được tư duy, cần phải được thiền quán thì chúng ta mới hiểu được chữ Được ở trong cái Mất, mới thấu lý được lời Phật truyền, mới thành tựu được sự an lạc và vững chãi trong cuộc sống khi muôn sự ở đời luôn đổi thay.

Các bạn hãy đặt bàn tay phải vào bàn tay trái. Thưa Phật! “Trong Mất Có Được” là chủ đề dẫn chúng con đi về thiền quán trong Chánh Niệm để hiểu thấu hơn về lời dạy của Phật trong tám sự chướng ngại thường xảy ra trong cuộc đời. Hôm nay nhắc nhở về cái cặp Mất và Được, liên quan mật thiết đến Đau khổ và Hạnh phúc, chúng con nguyện thể nhập vào Chánh Niệm hơi thở, thiền Trí Tuệ và Từ Bi, quán chiếu thật sâu để hiểu rõ được chân lý, sống vững chãi hơn.

Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, đồng trì mật chú:

Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (7 biến)

Chúng ta hãy hồi hướng công đức. Thưa Phật! Trong sự đồng tu hôm nay, nếu chúng con có tạo được chút phước báu nào, nguyện

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn