Bảo Lạc bút ký
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang
Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô cùng tất cả các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và kênh Facebook Chua Xa Loi! Đã tới giờ chúng ta đồng tu, mời các bạn quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng con và gia trì cho chúng con có đầy đủ Trí Tuệ quán chiếu thấy rõ thực tướng của các Pháp sanh – diệt Vô Thường, Khổ, Vô Ngã và Niết Bàn.
Mời các bạn đặt bàn tay phải tượng trưng cho Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái tượng trưng cho Từ Bi. Chúng ta hãy quay về với hơi thở Chánh Niệm, thể nhập vào với Tự Tánh Từ Bi Vô Thượng của Thế Tôn, nương vào cái Nhìn Viên Mãn Trí Tuệ của Bậc Giác Ngộ, quay về bên trong nội tâm, nhìn cho thấu, nhìn cho rõ tận tường những biến hiện trong tự thân và tâm bằng năng lượng Từ Bi rải xuống miền đất khô cằn của Tâm thức bất thiện, để chúng ta cùng với nhau trở về cội nguồn của Phật Tánh. Mỗi khi chúng ta hít thở Chánh Niệm, quay về với Mu A Mu Sa là đón nhận năng lượng Từ Bi của Phật, quay về với NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là hàm ý cao siêu của Tánh Thấy, Biết thật rõ. Chúng ta hãy bắt đầu.
“Chúng con nguyện xin Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống cho mọi loài chúng con và gia trì thắp sáng đuốc Tuệ để chúng con nhìn rõ được vạn pháp là sanh – diệt Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã, Niết Bàn.”
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Trì mật chú:
Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRa Hoang. (07 biến)
Mô Phật! Các bạn thân mến! Ở trên đời, cuộc sống có nhiều điều hấp dẫn, chúng ta nhìn xung quanh biết bao nhiêu những sự lôi cuốn hằng ngày, và từ thuở nhỏ không có ấn tượng ở trong tâm, cho tới tuổi mà ta có thể nhìn ở bên kia cửa sổ ở gia đình để đưa tâm vào những sự tưởng tượng, mơ ước về một cuộc đời mai sau. Ngưỡng cửa sổ nơi thôn xưa đã dần đưa ta đi mãi, đi xa miệt mài trong biết bao nhiêu những ước vọng của cuộc đời. Ở trong bốn vách tường cùng với cha mẹ, ông bà, lớn dần cho đủ độ cao nhìn qua cửa, ta đã có ý tưởng muốn bước ra và đi mãi để xây dựng và tìm tòi cho mình một thế đứng mới ở trong xã hội. Tiếng cười của tuổi thơ ấu còn có bàn tay của ngoại, của nội, cha mẹ ôm ấp, dắt dìu, nhưng dần dần trôi vào trong dĩ vãng, để từng bước chân kể từ thuở bước ra khỏi ngưỡng cửa cái nôi tình thương của cha mẹ đi xa để tìm kiếm, ta dần như đã bị lãng quên tất cả một khối tình cưu mang, nguyên thủy của thuở xưa tuy mộc mạc nhưng chan chứa tình người. Và rồi, người đã bước qua khỏi cửa cuộc đời khi nhìn thấy những ước mơ ngoài tầm nhìn của cửa sổ đó, đi mãi thôi, đi lâu lắm. Cho tới một hôm, bỗng chợt nhớ về quê nhà khi ở còn xa, mới thấy hình như trong tâm hồn trống vắng, nỗi cô đơn dâng trào, cái tình của ông bà ngoại, nội, cái tình của cha mẹ thuở đó ở trong căn phòng nhỏ bé vậy mà sao nó êm, nó đẹp, còn ở biển trời mênh mông ngoài xã hội có tất cả nhưng trống vắng và cô đơn, hời hợt và tẻ nhạt. Quay trở về để một lần nữa được sống trọn vẹn trong căn nhà yêu dấu, nhưng câu hỏi là: “Ngày chúng ta trở về đó có phải là ngày ta vẫn còn cơ hội để nhìn thấy ngoại, thấy nội, thấy ông bà hay không? Và một cuộc trở về như vậy có thật sự có thể trở thành hiện thực đối với người đã ra đi?”
Các bạn, chủ đề “Bước Vào An Lạc”, hai chữ “An lạc” của Phật là tâm nguyện muốn có của muôn chúng sanh, chẳng phải là chúng ta là người Phật tử hay không phải là Phật tử, hễ là chúng sanh hữu tình thì an lạc tức là sự bình an ai cũng muốn có được trong cuộc sống. Như người vượt xa để đi tìm một chân lý mới ở bên ngoài đó, nay trở về, tâm trạng của anh ta về là tìm trong Tâm thức của mình xem có còn đọng lại một chút gì đó của một thời quá khứ tuyệt vời nữa hay không?
Kinh Pháp Cú dạy, như người đi xa trở về quê thì bà con, thôn xóm của mình, người thân chờ đợi, còn như kẻ biết quay về với Tự Tánh thì Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền chờ mong. Chúng ta có làm một cuộc trở về như một kẻ lữ khách xa để được bà con, xóm giềng chờ đón? Ta có làm một cuộc trở về với miền đất Chân tâm, để nơi đó có Đức Phật, có Bồ Tát, Thánh Hiền đang chờ chúng ta để dắt chúng ta vào căn nhà của Phật Tánh, dự một đại tiệc An Lạc trong hương vị Giải Thoát hay không? Hay chúng ta chưa có đủ Định lực hay có một cái nhìn sáng suốt, phân định rõ ràng để minh định một con đường trở về?
“Bước Vào An Lạc” chẳng phải như người thanh niên thuở nhỏ bước qua khung cửa sổ của gia đình để mãi đi tìm, mà an lạc chẳng phải ở miền đất xa, nó ở gần ngay sau ót, nó ở trong trái tim, nó ở trong Phật Tánh, phải bước vào lại trong tâm thì an lạc mới có đầy đủ. Mà hầu hết con người luôn vươn ra, muốn đi ra, muốn thoát ra. Cả cuộc đời của Đức Phật khi còn tại thế nhắc nhở cho chúng sanh về một cuộc hành trình để trở về, không phải là một cuộc ra đi để tìm. Con đường trở về với Tự Tánh là con đường đi ngược lại với dòng đời, chẳng phải vươn mãi tới muôn muôn dặm trường xa để tìm những hào nhoáng về vật chất, danh vọng, địa vị hay về tiền tài hay về tình, những cái để thỏa mãn cảm xúc riêng tư của con người, nhưng là cuộc trở về thật sự để phục hưng trở lại niềm tin nơi chính trái tim đơn thuần, hương của tình mẹ, tình cha, mùi thơm ngát của ngoại và nội cả một thời ôm ấp, che chở cho chúng ta. Nếu không có ngoại, không có có nội sẽ chẳng có cha và mẹ để ta hiện diện. Cuộc đời như dòng sông trôi mãi từ vô lượng kiếp đã có những chủng tử thiện do phước báu tự thân và gia tài vô giá của Cửu Huyền Thất Tổ đã cài đặt, để lại trong ta mà nay trên cuộc đời này, ta vẫn có nhân duyên diện kiến và thể nhập vào vị Giác Ngộ trong đạo Phật chân chất, nhẹ nhàng qua những lời Kinh, tiếng kệ, qua trầm hương Giới – Định để chúng ta từ đó nhận thấy cuộc đời thêm ý nghĩa, chẳng phải đợi cho tới ngày cuối mới trở về mà ta đã thật sự nhận thức thật rõ, thật sớm để trở về và bước vào căn nhà của tự thân để hưởng sự an lạc, sung sướng vốn có nơi bên trong.
“Bước Vào An Lạc” là đi vào trong Chánh Niệm hơi thở Mu A Mu Sa. Mu A Mu Sa là Từ Bi mà Từ Bi đó tới từ cội nguồn của Bậc đại Hùng đại Lực, Bậc Giác Ngộ, Bậc Thầy của Thiên – Nhân, trời đất đó là Thế Tôn. Thế Tôn là cội nguồn của sự an lạc và Từ Bi, Mu A Mu Sa là nhịp cầu đưa ta tới giếng nước tràn đầy nước Cam Lồ Tịnh Thuỷ, Từ Bi, yêu thương, để cho chúng ta, những con người, những lữ khách lạc vào trong sa mạc cả cuộc đời khô cằn Đạo hạnh, chết bờ bụi trên những miền cát xa, nay lại được trở về bên giếng nước Từ Bi của Phật và được gội rửa trong giếng nước thanh tịnh ấy, được uống vào những giọt Tịnh Thuỷ Lưu Ly để tẩy đi biết bao nhiêu phiền muộn, đau khổ trong cả một thời trẻ mơ ước phá cửa của cuộc đời nơi cha mẹ để lao cuộc đời vào trong xã hội để tìm kiếm những ảo vọng, xa xôi, huyển giả như một thây ma ngất ngưởng trên bờ cát của sa mạc. Ta đã đang ngay ở giếng nước Mu A Mu Sa, chỉ cần thể nhập vào trong Chánh Niệm hơi thở, mỗi người chúng ta có khả năng uống được nước An Lạc từ Bậc Giác Ngộ hiến tặng và truyền trao cho chúng ta, khác ở chỗ là ta có sẵn sàng uống nước đó vào để sống hay là một người chết khát ở ngay bên bờ sông tràn đầy nước?
Các bạn có đấy! Có những con người chết khát ở trên sông. Cuộc đời hình như vô lý, ta cứ đi tìm những thứ ở bên ngoài mà thật sự bên trong đã có, cái gì đánh mất ở đâu phải tìm ở đó. Có một bà cụ già lắm, già đến mức chỉ biết khâu và may vá nhưng một hôm, bà đánh rớt cây kim, lật đật đi ra bên ngoài để tìm, trời còn sáng lắm. Hàng xóm thấy bà cụ tìm mới hỏi: “Thưa, cụ tìm cái chi?”, cụ nói: “Ta rớt cái kim may vá, nay không thể may và vá được nên đi tìm kiếm”. Rồi ai cũng giúp đỡ bà cụ tìm cây kim đó ở ngoài trời sáng. Người ta tìm hoài không thấy, người ta hỏi: “Thưa cụ, cụ làm rớt cây kim đó ở đâu mà tìm ở bên ngoài?”, bà cụ nói: “Tôi rớt ở trong nhà nhưng trong đó tối om à, tôi thấy ngoài trời sáng nên tôi tìm ở cái sáng bên ngoài”. Người ta cười rồi nói: “Ồ! Rớt trong nhà tuy tối nhưng đó mới là chỗ ta cần tìm, bên ngoài có sáng nhưng tìm hoài cũng chẳng thể thấy”. Cuộc đời của con người như bà cụ, đang vá và may lại cả cuộc đời sau những lầm chấp, sa ngã để rồi làm rớt mất cây kim An Lạc của cuộc đời ngay trong căn nhà của tự thân, nhưng ta lại không tìm lại hạnh phúc và an lạc ở đó, lại đi ra ngoài ánh sáng của kinh kỳ, đô thị, chỗ nhộn nhịp tiếng vui cười của cuộc đời.
Tìm đâu? An lạc mất ở bên trong bởi nó vốn có, chỉ tuột khỏi tầm tay nhưng ta lại tìm ở ánh sáng bên ngoài. Hình như trên cuộc đời, những cái gì bên ngoài bao giờ cũng hào nhoáng, bao giờ cũng hấp dẫn, bao giờ cũng lôi kéo. Những ngôn ngữ được sơn phết như trong nhà Chùa gọi là sơn son thếp vàng. Ôi cha, nó đẹp cỡ nào! Ngôn ngữ, mỹ từ, muôn sự ở đời, ở bên ngoài được trang điểm, tôn trí phù hợp với nhãn quang, tham muốn của mỗi người, vậy nên nó có một hấp lực để dẫn, để đưa mà trong nhà Phật gọi là chiêu cảm. Nó chiêu cảm ta đi mãi, đi hoài, đi xa miền đất Chân tâm và rồi sự an lạc vắng bóng trong cuộc đời bởi ta không ở trong căn nhà của chính ta mà ta ở nhà trọ trong không gian vô tận chẳng có chốn để nương thân. An lạc không ở đâu xa, ở trong chính trái tim của mình, trong Tâm thức của mình. Hãy trở về trong căn nhà của tự thân, tuy tối tăm không có ngọn đèn của đuốc Tuệ thắp sáng nhưng ít nhất ta nhận rõ và phân định cái chiếc kim Chánh Niệm của hơi thở nó ở trong đó, ta đã tuột khỏi tầm tay rơi vào ở trong góc tối của Tâm thức, chỉ cần vào trong Tâm thức dù tối tăm đó, nương vào Trí Tuệ NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, thể nhập vào trong Chánh Niệm hơi thở đón nhận năng lượng Từ Bi, ta dù có như bà cụ cũng vẫn đủ sức tìm lại được chiếc kim của Chánh Niệm hơi thở mà khâu vá lại những mảnh đời Tâm thức bất thiện ta đã xé nát cả cuộc đời của chúng ta. Ngoài chẳng có đâu, an lạc chỉ ở bên trong.
Các bạn! Nơi căn nhà tự thể của Chân tâm chẳng khác gì căn nhà thuở xưa ở miền quê có nội, có ngoại, có cha mẹ, vẫn hương khói của những nồi cơm mẹ nấu, vẫn hương vị của những gia vị tình thương của ngoại, của nội nêm nếm cho chúng ta ăn. Trong Tâm thức nhiều đời Đức Phật và Chư vị Bồ Tát đã ứng hóa thân thành những bà cụ thật lớn tuổi như cha, như mẹ đã nấu cho chúng ta những hương vị Giải Thoát ngọt ngào nhưng ta không bao giờ tìm về bên trong mà cứ vươn mãi ra bên ngoài, đắm đuối trong những ngôn từ được gọi là mỹ từ cao siêu của con người chế tác mà chẳng thể về, chẳng thể về cho tới khi bỏ xác rồi vẫn chưa thể tìm về.
An lạc ở bên trong, trong hơi thở của Chánh Niệm, trong cái niềm tin thật sâu khi đón nhận sự khai thị của Chư Phật, hiểu thấu để buông, quay về để đón như người đi xa quê hương trở về, bà con, thôn xóm đều đón chờ và hân hoan. Chúng ta đã miệt mài xa lắm trong cuộc đời lầm lạc, nếu biết quay về với tự thân, nhất định sẽ có cơ hội bước vào sự an lạc mà nơi đó có Phật, có Bồ Tát chờ đón chúng ta. Phật không dạy chúng ta đi xa mà Phật dạy chúng ta trở về. Mà đúng! Các Bậc Cổ Đức Thánh Hiền, các Bậc Sư Phụ nhắc nhở đệ tử theo lời của Phật là hãy trở về với Tự Tánh, hãy trở về với hơi thở, nó rất bình thường và quá đơn giản đến mức mà ta không coi là quan trọng, nhưng nó vi diệu vô cùng bởi hơi thở là phương tiện siêu thế. Thể nhập vào trong hơi thở Mu A Mu Sa là có sự gắn kết liên thông với lòng Từ Bi của Chư Phật, thể nhập vào trong Chánh Niệm hơi thở NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là chúng ta có thể kích hoạt và chuyển hướng tầm nhìn cho thấu rõ được vạn pháp sanh – diệt trong cuộc đời. Chẳng phải hai mật chú này cao siêu, nhiệm mầu mà là hai sự chú thích nhắc nhở là: “Con ơi! Hãy về với hơi thở Chánh Niệm và hòa mình vào trong năng lượng Từ Bi yêu thương, chỉ có năng lượng Từ Bi yêu thương mới giữ cho tâm an lạc để ta có thể nhìn rõ vạn pháp sanh – diệt. Cho nên Mu A Mu Sa là lòng Từ Bi của Chư Phật, ý nghĩa đơn giản với một ngôn ngữ bình dị, chẳng phải mật ngôn Mu A Mu Sa có năng lượng siêu việt để đưa ta từ người Phàm thành Thánh, nhưng có ý nghĩa đánh thức ta để nhận ra chỉ có năng lượng tình thương, Từ Bi mới có thể giúp cho ta tìm về với sự an lạc, và trong sự an lạc của Mu A Mu Sa đó thì NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang giúp cho chúng ta có một cái Nhìn viên thông, xuyên suốt, không có dính mắc, không có che chắn, không có chướng ngại để chúng ta có thể thấu rõ được tất cả bên bờ kia của tâm dính mắc, chấp trược.
Kỳ diệu! Thật là kỳ diệu. Nếu chúng ta có tràn đầy năng lượng tình thương của Phật và có cái Nhìn như thế thì ai ai trong chúng ta cũng sẽ có một cuộc trở về một cách toàn diện để đón nhận sự an lạc vốn có trong tự thân. An lạc không ở xa ở thật gần trong trái tim của chúng ta.
Nếu các bạn không thể bước vào sự an lạc vốn có, có ở trong hơi thở Chánh Niệm thì các bạn chẳng thể tìm được sự an lạc từ những Pháp hữu vi ở bên ngoài như ngôn ngữ, âm thanh, sắc tướng. Nó phải ở bên trong! Từ đó mà bao nhiêu những Pháp phương tiện của thế gian, Phật đã từ bỏ. Từ những cuộc sống Khổ hạnh cho đến những giáo lý cao siêu, đạt đến những Pháp Thiền nhưng chẳng phải là cứu cánh của sự an lạc để từ đó thoát khỏi sanh tử luân hồi. Phật đã trở về bởi vì khi xưa ở kinh thành, chính thân của Ngài đã làm một cuộc ra đi, vượt qua thành, qua sự cấm cản của vua cha, canh gác của lính, vượt và thoát ra để đi tìm một chân lý nhưng cuối cùng Ngài không thấy chân lý khi vượt thành để tìm mà phải trở về thành quách của tự tâm. Từ đó, Ngài đã từ bỏ mà trở về với chính mình trong hơi thở Chánh Niệm, ngồi dưới gốc cây Bồ Đề và đi vào Chánh Niệm hơi thở Từ Bi quán, Trí Tuệ quán, từ đó nhận ra chính ở bên trong là tất cả của đời ta.
Các bạn tìm gì ở bên ngoài? An lạc không có ở bên ngoài, hãy bước vào trong tâm để tìm sự an lạc. 36:58…của người con Phật, muốn tìm sự an lạc, chúng ta phải nương vào tình yêu thương của Phật, phải biết thỉnh Phật trụ thế vào cuộc đời, rước Phật vào trong tâm của chúng ta, và đặc biệt trong từng hơi thở vào ra nếu có thể có sự hiển lộ của tâm tánh Chư Phật, Bồ Tát trong ngay hơi thở bình thường đó thì mỗi người chúng ta sẽ có thật nhiều cơ hội để cảm ứng được với lòng Từ Bi của Phật, Trí Tuệ Viên Giác của các Ngài và thừa hưởng được sự an lạc của tâm. Phật, Bồ Tát, chính các Ngài đã đưa chúng ta trở về với sự an lạc. Hãy nương vào Phật để trở về sự an lạc. Không có một cuộc trở về nào mà không nhìn rõ được mục đích đó. Như người đi xa lại trở về, bà con, thôn xóm đang chờ, đang mong, mà nếu như trở về với Tự Tánh hơi thở tự nhiên thì Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền đều trông chờ chúng ta.
“Phật không ở xa như rừng sâu núi thẳm, Phật ở trong tâm người biết thở nhẹ nhàng Buông thư, buông thư hai tiếng nhẹ nhàng Thở ra rồi hít cái tâm mình an nhiên.”
Các bạn phải học thở, đừng nghĩ rằng ta biết thở, ta mới chỉ thở như cái máy để tồn sinh trong cuộc đời nơi kiếp nhân sinh, ta chưa biết thở trong Chánh Niệm tự tại nên miền an lạc xa vời tầm tay, còn nếu như các bạn biết thở thật nhẹ, an nhiên, tịnh trú trong đó thì Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền hiển lộ ngay trong tâm. Điều này thật và rất chân thật!
“Phật ở trong tâm, Phật tại trong tâm An lạc vốn có, chẳng phải đi tìm Chỉ cần bước vào, thừa hưởng mà thôi.”
Hôm nay với chủ đề: “Bước Vào An Lạc”, mượn một câu chuyện rất thực, rất chân thật đó là gia đình ca sĩ Thanh Hà cùng với cậu Lực ở đây. Chẳng phải vô cớ mà gia đình đến Chùa để đồng hành trong một bữa ngồi tĩnh tọa với Chánh Niệm hơi thở, cái gì cũng có nguyên nhân và Nhân Quả, cội nguồn mà có lẽ đưa cả gia đình để Bảo Thành có đại phước báu diện kiến gia đình tới từ đâu? Câu trả lời có lẽ ai cũng biết nhưng cho tới bây giờ vẫn còn đang phân vân.
Tới từ bà ngoại là bởi vì ngày mai là ngày giỗ ngoại và nhìn xuyên qua thì ta thấy, chính ngoại là ánh đuốc soi đường cho Bảo Thành thấy được gia đình, chính ngoại là cội nguồn đưa gia đình trở về đến nơi cội nguồn Hiếu hạnh, nhớ về ân đức sâu dày của ông bà mình, nhớ về cái gốc mà Bảo Thành lại tận hưởng được niềm sung sướng gặp được gia đình. Cốc đó chính là ngoại, ngoại là Phật, là hạnh phúc, ngoại là sự an lạc. Các cháu đã phải vươn vào dòng đời kiếm ăn để sống, tạo dựng danh vọng, địa vị, quyền lực xã hội, tiền tài trong kiếp người, là bình thường nhưng cũng chính vì sự bình thường đó, ta đã dần trở nên khác thường bởi đã xa dần với ông bà, cha mẹ. Nhưng không sao! Nước mắt chảy xuôi, không bao giờ chảy ngược, dòng suối tình thương của ngoại vẫn xuôi mãi về với con, với cháu, để nương vào dòng suối đó bơi ngược dòng đời trong ngày giỗ ngoại, và nương vào tình thương đó, Bảo Thành mới có cơ hội diện kiến gia đình. Từ tối hôm qua cho tới bây giờ, Bảo Thành vẫn hạnh phúc bởi trên đời theo lời của Phật, cây cỏ và cục đá bên đường gặp nhau cũng phải do nhân duyên, huống hồ một gia đình có đức hạnh tới được cửa Chùa, nếu không có nhân duyên, sao có thể gặp nhau? Mà đặc biệt là gặp nhau trong ngôi Chánh điện đơn sơ ở miền quê này. Nhìn cho thấu, hiểu cho rõ mới cảm niệm ân đức của ngoại thật sự đã đưa chúng ta tới với nhau.
Và thật sự Bảo Thành thấy thật an lạc, an lạc bởi vì ta ở xa, xa lắm, xa từ vạn kiếp qua, nay đã có cơ hội bước vào gặp nhau. Bước vào đâu? Bước vào Chánh điện Chùa Xá Lợi để gặp nhau, thừa hưởng sự an lạc. Nếu như chúng ta vẫn có ngoại, nếu như chúng ta vẫn có Phật ở trong tâm để làm một cuộc trở về bên trong Tâm thức, để tìm gặp sự an lạc của mình vốn có bởi Phật đã đặt để trong đó, cũng như trở về ngày giỗ ngoại, ngoại đã đặt một bữa tiệc An Lạc để cho những người xa chẳng có thân bằng quyến thuộc, họ hàng, máu huyết trong dòng tộc nhưng cùng một chí nguyện Giải Thoát để xuôi về miền đất Hiếu đức để qua ngoại, ta gặp nhau. Thì qua Đức Phật hiển lộ trong tâm, nếu các bạn có thể thỉnh Phật vào trong cuộc đời, nếu các bạn có thể rước Phật vào trong cuộc đời của các bạn và trở vào trong đó để chiêm bái tướng hảo Quang Minh của Bậc Giác Ngộ thì nhất định nơi đó, suối An Lạc và Từ Bi là nơi cho các bạn nhảy xuống tắm gội, tẩy rửa để trở thành tinh tuyền, sạch sẽ.
Bất thiện chẳng còn nữa đâu! Con đường trở về với Phật đơn giản đến mức mà người ta không chú ý, để rồi cứ cầu kỳ, hoa mỹ tìm mãi ở bên ngoài qua những sắc tướng thêu dệt để đắm đuối trong mê tín dị đoan. Bà cụ đi tìm cây kim có lẽ chân thật theo tư tưởng của con người bởi vì nơi đâu có ánh sáng, có lẽ dễ nhìn thấy. Rớt ở trong nhà, không phải rớt ở ngoài, dù ngoài có sáng, kim đâu có để tìm. Ta đánh mất sự an lạc chính trong tự tâm, tìm đâu để thấy ở bên ngoài? Phải trở về, phải bước vào bên trong. Ngoại đã dẫn đưa chúng ta trở về và Phật đã rước chúng ta trở về bên trong tự tâm, bởi chiếc kim Chánh Niệm hơi thở sẽ khâu và vá lại những vết rách nát của cuộc đời qua tâm bất thiện ta đã tạo ra từ nhiều kiếp qua. Hãy như bà cụ, phải nghe một lần hàng xóm nói, phân tích rõ để trở vào trong nhà, dù có tối cũng là nhà của ta để tìm kim.
“Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Tâm kia vốn Tự Tánh Phật Tâm, không vào trong đó tìm chi bên ngoài?”
Các bạn! An lạc ở bên trong, không ở bên ngoài, mà một cuộc trở về bên trong là trở về với hơi thở Chánh Niệm, trở về với Mu A Mu Sa, trở về với tâm đại Từ đại Bi Mu A Mu Sa quán Từ Bi. Từ Bi quán trong Kinh Phổ Môn là phẩm hạnh cao quý của Mẹ hiền Quan Âm, Từ Bi quán như Hải Triều Âm có thể phá tan đi mọi âm thanh của ma quỷ, cô hồn, để đưa chúng ta trở về với cội nguồn âm thanh thanh tịnh, vi diệu âm Giải Thoát. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là Trí Tuệ quán, hai Pháp quán: “Từ Bi quán và Trí Tuệ quán” đều gọn ở trong Phẩm Phổ Môn, phẩm hạnh cao quý tầm thinh cứu khổ của Mẹ hiền Quan Âm luôn luôn lắng nghe bằng tâm Từ và bằng Trí Tuệ Viên Giác để xuyên suốt màn Vô Minh thấy được những chúng sanh đau khổ, quằn quại, rên xiết để đưa bàn tay Từ ái rước ra khỏi hầm lửa của Địa Ngục mà đặt để vào tòa sen hạnh phúc của hơi thở Chánh Niệm Từ Bi – Trí Tuệ quán.
Mu A Mu Sa và NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang là Pháp quán được nói gọn trong ngôn ngữ Việt tức là Từ Bi – Trí Tuệ quán trong Chánh Niệm hơi thở. Ngôn ngữ xưa Mu A Mu Sa, NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang chẳng phải đọc hai Phật ngôn này mà có Thần lực, nhưng hai Phật ngôn này là hai mật chú, tức là hai lời chú thích: “Hãy dùng Pháp Từ Bi – Trí Tuệ để quán chiếu cho thấy được cội nguồn an lạc, cũng như dùng Tâm thức của người con, người cháu chân thật, thành kính quán chiếu sẽ thấy được dòng suối của Cửu Huyền Thất Tổ chảy nhiều đời qua ngoại tới chúng ta và nương ngược lại dòng đời, bơi về với dòng suối đó. Qua cha mẹ ta thấy được ngoại, qua ngoại ta thấy được Cửu Huyền Thất Tổ 47:28 mà Chư Phật đã khai thị. Cây có cội nước có nguồn, sự an lạc có cội nguồn trong tâm Phật, chẳng phải bên ngoài hư ảo cả một đời cơm áo gạo tiền để chúng ta tìm bới như con gà.
Hãy trở về! Trở về đâu để bước vào an lạc? Trở về Chánh Niệm hơi thở, Từ Bi – Trí Tuệ quán. Chúng ta nhớ, an lạc ở trong tâm. Phật dạy Pháp quán Từ Bi – Trí Tuệ quán là một Pháp Thiền quán vượt khỏi tầm suy nghĩ của tất cả mọi chúng sanh. Khi thể nhập vào trong Chánh Niệm hơi thở đó quán chiếu, mỗi người chúng ta sẽ khám phá ra được kho tàng của tình yêu, của tình thương, của Trí Tuệ Viên Giác, để thấy rõ được mình để một lần nữa ta lại khiêm tốn lột trần những ảo danh của cuộc đời ta tìm kiếm để khoác vào trên con người này, để trở về như một đứa bé thơ lăn xả vào lòng của bàn tay mẹ, lăn xả vào lòng ngoại, cha, để một lần nữa ta được khóc như những dòng thơ tuôn chảy nhẹ nhàng. Có ai khóc như thơ đâu? Chỉ có trẻ thơ thì tiếng khóc mới thơ, mới đẹp, dễ thương. Ta cứ nhìn về trái tim của những người mẹ khi nhìn thấy đứa con khóc mà lại nhận ra tình thương, tiếng khóc của tình thương. Khi giọt nước mắt của trẻ thơ chẳng phải giọt lệ bi thương mà là dòng châu ngọc tuôn ra bởi nước mắt của trẻ thơ là những dòng châu ngọc của ông bà, cha mẹ đã cài đặt trong đó để gội rửa những phiền não và đau khổ cho muôn đời con cháu về sau biết trở về với ngoại, biết trở về và hướng tâm mình tới ngày giỗ của ngoại, biết trở về trong tâm để đón Phật, tức là biết trở về để tận hưởng nguồn suối An Lạc mà chính Ngài Quan Âm đã mang suối An Lạc được tượng trưng bằng nước Cam Lồ Tịnh Thủy rải lên cõi đời trần ai để mang lại sự tươi mát cho những mảnh đời đau khổ nơi Địa Ngục của cuộc trần đang đốt cháy, đang thiêu rụi.
Thật đơn giản các bạn! Hãy cho mình một cơ hội như người đi xa trở về để thôn xóm, bà con đón mời. Hãy cho mình một cơ hội có lòng dõng mãnh, dũng cảm nhìn thấy sự an lạc nơi nhà, để trở về với Chánh Niệm hơi thở để Chư Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền chờ đón chúng ta. Hãy trở về như một đứa con thật khiêm tốn về lại căn nhà xưa của một thuở ta được sinh ra, chăm sóc và lớn lên, để ta được xả mình vào trong vòng tay của mẹ, ta được xả mình vào trong lòng tình thương của ngoại, của nội, để ta được ôm ấp, che chở và ta được sưởi ấm bằng chính tình yêu chân thật 50:59 từ nguồn Thánh đức của ông bà, cha mẹ. Đức Phật ứng hóa thân của Ngài không ở xa, ngay ở trong tấm thân rất thường của người đời hiện thân nơi đấng, bậc sinh thành của chúng ta là cha mẹ, là ông bà. Nếu các bạn không thể nhìn thấy Phật nơi ông bà, cha mẹ thì Phật thật sự, các bạn không bao giờ tìm thấy. Nếu các bạn trở về với hơi thở Chánh Niệm mà nhận ra Phật hiển lộ, ứng hóa trong thân xác Phàm phu của cha mẹ, cũng là những con người phạm biết bao nhiêu những chuyện rất thường nhưng vốn vẫn rất cao quý bởi mẹ và cha là ngôi Chùa cao cả, thanh tịnh để ứng hóa thân Chư Phật nhiều đời hiển hóa ở trong đó cho những người mang phận làm con như chúng ta khi trở về với cha mẹ, ông bà, nhận ra được nơi cha mẹ, ông bà có sự hiển hóa của một Bậc Minh Tuệ Đại Giác đó là Đức Thế Tôn. Sự an lạc ở trong Chân tâm khi trở về với Chánh Niệm hơi thở, sự an lạc ở trong ngày ta có thể nhớ về cội nguồn ông bà, cha mẹ. Con người có tổ, có tông thì chúng ta, cội nguồn chính là miền đất tâm, tâm gì? Tâm Phật là cội nguồn của chúng ta.
Theo hơi thở Chánh Niệm, Bảo Thành và các bạn sẽ có một lần nữa trở về với cội nguồn tự thân của mình đó chính là Phật Tánh và trong Phật Tánh của chúng ta, nương vào đó, ta sẽ nhận ra ứng hóa thân của Chư Phật mười phương, của ba đời Chư Phật trong thân tâm Phàm phu của đấng, bậc sinh thành và trong thân tâm Phàm phu của ông bà, cha mẹ chúng ta. Dù cũng là Phàm phu như chúng ta nhưng các đấng ấy cao cấp vô cùng, bởi như Bảo Thành đã nói, có sự hiển hóa Pháp thân Như Lai ở trong các đấng, bậc ấy. Trở về với cha mẹ, trở về với lòng tôn kính và Hiếu đạo, trở về với cội nguồn tức là trở về với Phật Tánh, là trở về với Phật để bước vào an lạc, một cung bậc mới để đưa chúng ta lên cao hơn, thoát ra khỏi sự trầm luân ở trong cuộc đời hư ảo ta đã tìm kiếm bấy lâu nay.
Các bạn hãy đặt bàn tay Trí Tuệ và bàn tay Từ Bi vào với nhau. “Thưa Phật! Muôn sự ở đời đều có Nhân Quả, cội nguồn duy nhất của chúng con là Phật Tánh. Ông bà, cha mẹ là điểm sáng như hải đăng dẫn chúng con về tìm gặp được Phật để bước vào căn nhà An Lạc tự thân vốn có. Nguyện một lòng thể nhập vào Chánh Niệm hơi thở, thể nhập vào Từ Bi – Trí Tuệ quán của Mẹ hiền Quan Âm để luôn biết lắng nghe bằng Hạnh đức Từ Bi, luôn biết nhìn bằng mắt thương. Xin Chư Phật gia hộ cho chúng con.”
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm. Trì mật chú:
Mu A Mu Sa. NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang. (07 biến)
Hồi hướng:
Mô Phật! Các bạn ơi! Chúng ta đã tu xong rồi, mời các bạn chắp tay vào hồi hướng công đức.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Mu A Mu Sa.
NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì cho chúng con tu Chánh Niệm hơi thở Từ Bi – Trí Tuệ, thấu thật rõ vạn pháp Vô Thường sanh – diệt, vạn pháp là Khổ, Vô Ngã, Niết Bàn.
Hôm nay cũng là ngày chúng con về để giỗ ngoại, nguyện xin mười phương Chư Phật, Đức Tiếp Dẫn Đạo Sư Đại Từ Đại Bi phóng quang tiếp dẫn hương linh ngoại theo thiện lành, thiện nghiệp mà tái sanh cảnh lành nơi Tịnh Độ.
Nếu có chút phước báu đồng tu nào hôm nay, nguyện hồi hướng tới các nguyên thủ các quốc gia để họ biết bỏ qua những sự khác biệt, ngồi xuống thành lập các chính sách hoà bình cho thế giới.
Nguyện hồi hướng cho các nhà khoa học gia ngành y, ngành dược biết chế tạo ra các vắc xin, thuốc trị bệnh.
Hồi hướng cho các bác sĩ, y tá, y sĩ, nhân viên cứu trợ, cứu tế trên thế giới với tình thương lớn chữa lành các bệnh nhân.
Hồi hướng cho tất cả chúng sanh còn đau khổ, phiền não tìm được hạnh phúc và an vui nơi Pháp Phật nhiệm mầu.
Hồi hướng cho các Chư vị hương linh, Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà, cha mẹ theo thiện nghiệp mà tái sanh cảnh thiện lành.
Xin Chư Phật mười phương Từ Bi chứng minh.