Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Sư Cô, cùng tất cả các bạn đồng tu ở trên kênh youtube Thất Bảo Huyền Môn và kênh facebook Chùa Xá Lợi.
Đã tới giờ đồng tu, mời các bạn quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu Sa Mu Sa!
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh.
Các bạn thân mến, Bảo Thành vẫn luôn nhắc lại cùng với tất cả các bạn đồng tu đã lâu, cũng như các bạn mới xem kênh này lần đầu. Kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn hoặc trên Facebook Chùa Xá Lợi là một kênh truyền thông, mời gọi tất cả các bạn những ai có nhân duyên; hoặc cho mình một cơ hội đồng tu (tức là cùng thực hành) để có một sự trải nghiệm tâm linh về Phật pháp nhiệm mầu.
Trên đời không có chuyện gì mà không phải thực hành, “học và hành” rất quan trọng. Chúng ta vừa chia sẻ những pháp thoại để dẫn đưa chúng ta hiểu thấu về sự quán chiếu tâm-hành của chúng ta. Hít thở và hòa nhập với năng lượng từ bi của Phật qua mật chú Mu Sa Mu Sa. Mỗi một ngày ta tu và ta hiểu về những điều mà con người hay suy nghĩ để có sự thông suốt. Chúng ta đồng tu miên mật như vậy sẽ giúp cho chúng ta có một ý chí kiên định, một lập trường vững chãi, nói nôm na tức là có được Chánh Định và hiểu rõ về khía cạnh của mình trong cuộc sống này, để vươn tới vượt qua tất cả.
Hơi thở của Thiền Mật song tu vẫn là căn bản vững chãi, vững chắc để độ thân của ta và độ tâm của ta. Ta vẫn phải luôn luôn dựa trên nền tảng của niềm tin bất động vào ba ngôi Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng và niềm tin thật sâu vào Nhân Quả thiện ác Phật đã dạy. Chỉ cần niềm tin vào Tam Bảo và niềm tin vào Nhân Quả thiện ác để giúp cho chúng ta, giúp cho tất cả các bạn sống tốt đẹp lên.
Bởi ai tin sâu vào Tam Bảo và tin vào Nhân Quả sẽ giúp chúng ta làm những việc tốt, tránh xa những việc xấu. Đó là một đời sống đạo đức noi theo gương của Phật, học theo giáo lý của Pháp của Phật dạy và đồng hành cùng với chúng ta. Cho nên khi các bạn hít thở như vậy thể hiện được cần phải có niềm tin Tam Bảo, tin sâu vào Nhân Quả, giữ năm giới. Giới là hàng rào bao bọc hộ mạng cho chúng ta, bảo vệ cho chúng ta, để từ đó ta phát những nguyện đi tới sự giải thoát, nguyện đón nhận năng lượng từ bi gắn kết với Phật. Với sự miên mật như vậy tâm ta sẽ định lại được và trí huệ sẽ bừng khai. Cho nên các bạn nhớ hít vào bằng mũi đưa sâu xuống dưới bụng phình ra, rồi chúng ta thở từ từ hóp bụng lại trì mật chú. Đồng thới quán chiếu (quán chiếu có nghĩa là chúng ta nhìn và lắng nghe tất cả những hiện tượng xảy ra) từ tư tưởng, từ những cảm giác của thân, nhìn cho rõ tâm ta đang biến hiện như thế nào, nhìn cho rõ thân của ta đang biến hiện điều gì. Chỉ nhìn và rải vào sự biến hiện của tâm của thân năng lượng từ bi của Phật qua Phật ngôn Mu Sa Mu Sa.
Giờ đây, mời các bạn đặt bàn tay phải trí tuệ và lòng tay trái từ bi, chúng ta lấy trí tuệ và từ bi để vận hành 07 viên vi diệu âm Mu Sa Mu Sa. Với đề mục quán chiếu hôm nay là “Vượt Qua Chướng Ngại” chúng ta hãy cùng với nhau an trú trong chánh niệm hơi thở, vận dụng tánh thấy biết để vượt qua chướng ngại của cuộc đời, mời các bạn.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực để khai mở trí tuệ hầu giúp chúng con vượt qua mọi chướng ngại của cuộc đời. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hót bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu Sa Mu Sa (07 biến)
Mô Phật! Các bạn thân mến, chủ đề “Vượt Qua Chướng Ngại”, câu hỏi chúng ta có thể đặt ra cho mỗi người rằng mỗi người chúng ta có khi nào gặp chướng ngại trong cuộc đời chưa? Không biết các bạn là Phật tử tại gia; hay các bậc tôn túc xuất gia ở trong chùa, đã là người thì chúng ta luôn luôn phải gặp biết bao nhiêu chướng ngại trong cuộc đời của mình, không ai mà có thể tránh khỏi những chướng ngại lui tới. Chướng ngại là một hiện tượng thực tế luôn xảy ra trong cuộc đời, nếu mỗi người trong chúng ta không có sự chuẩn bị cho rõ ràng, kỹ lưỡng, không có sự chuẩn bị để trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức, thì chướng ngại xảy ra chúng ta bối rối, chúng ta sợ hãi, chúng ta đánh mất niềm tin vào cuộc sống, đưa đến sự bực bội, khó chịu, dễ nóng giận, chúng ta mất sự tự chủ trong cuộc đời. Nhỏ thì có chướng ngại của tuổi nhỏ, lớn có chướng ngại của tuổi đã lớn, già rồi cũng có chướng ngại của tuổi già, chết vẫn còn gặp chướng ngại nữa, chướng ngại luôn hiện diện. Thực ra chướng ngại luôn luôn có và hiện hữu trong cuộc đời, chúng ta cảm thấy chướng ngại là bởi vì không có đầy đủ kiến thức nhìn rõ hiện tượng đó để giải quyết, để chúng ta có thể đương đầu hòa nhập, chúng ta bị chặn đứng tạo thành chướng ngại. Còn nếu chúng ta có đầy đủ vốn kiến thức ở đời, bất cứ sự gì xảy ra chúng ta đều có đủ sự bình tĩnh và sự suy nghĩ giải quyết vấn đề đó một cách tốt đẹp.
Ở trong nhà thiền, người xuất gia trong nhà thiền cũng có năm chướng ngại mà danh từ của nhà thiền gọi là Năm Triền Cái. Được liệt kê theo danh từ của nhà thiền ta nghe sơ qua thôi, còn cách nói trong Phật tử thì nó dễ dàng, nó không như những văn từ như thế nhưng cũng đồng một nghĩa. Năm Triền Cái trong nhà Phật thứ nhất gọi là tham dục. Tham Dục sẽ gây ra chướng ngại cho cuộc hành trình tu tập thiền. Sân Giận là thứ hai, thứ ba là Thụy Miên, thứ tư là Trạng Hối, thứ năm có nghĩa là Nghi Ngờ. Năm cái đó tạo thành chướng ngại trên con đường tu thiền. Nhưng ở đời thực sự năm cái đó được mã hóa theo danh từ dễ hiểu hơn, thứ nhất là chúng ta tham lam vô độ gọi là tham dục (tức là tham lam vô độ). Trong năm cái dục tức là năm phương tiện luôn luôn cần có trong cuộc đời mà chúng ta tham một cách vô độ. Thứ nhất là quyền lực, là tài, là danh vọng, là tiền, là tình cảm, là nhà cửa, chuyện làm ăn và cuối cùng là chuyện sinh hoạt trong gia đình. Năm cái đó ai cũng cần nhưng nếu chúng ta không thấu rõ để tăng trưởng lòng tham một cách vô độ, để khi không đạt được chúng ta sẽ thành ra chướng ngại.
Nói ngay vào vấn đề này để chúng ta hiểu, các bạn là người có quyền lực trong xã hội, có danh vọng, địa vị cao trong xã hội. Các bạn là người có tiền giàu có, có nhà trăm tầng; hay có đồ ăn đầy nhà ăn uống hoài không hết thì vẫn luôn luôn gặp chướng ngại, chính là bởi vì lòng tham vô đáy vô độ. Không ai khi làm ra tiền đến mức đó mà nói là đủ, luôn luôn muốn có. Ai có quyền, ví dụ như có quyền lực ở trong thôn làng nhỏ thì muốn có quyền lực ở trong thôn lớn hơn, rồi lên quyền lực trong tỉnh, thành phố, rồi đi đến cấp cao hơn toàn nước, rồi nắm luôn quyền thế giới. Rồi từ từ lại muốn có quyền làm Thượng Đế. Con người không bao giờ dừng lại ở một mức, quyền danh, tiền tài, vật chất, sự ăn uống, những điều đó nhà Phật gọi là nếu chúng ta có lòng tham vô độ không biết dừng, không biết đủ nó sẽ tạo ra chướng ngại. Người tại gia của chúng ta, các bạn đang ở trong cuộc đời phải đối diện một cách thực tế hàng ngày về vấn đề cơm ăn áo mặc, nhà cửa tiền tài, rồi tình cảm vợ chồng, con cái, đồ ăn đồ uống, những thứ đó, năm thứ đó không thể thiếu. Nhưng nếu các bạn biết sắp xếp và có đầy đủ kiến thức, trang bị đầy đủ kiến thức các bạn sẽ tạo ra đầy đủ những thứ đó để phục vụ phụng dưỡng cho cuộc đời. Còn nếu các bạn không có đủ kiến thức, nhất định môi trường sống hàng ngày của các bạn sẽ luôn gặp chướng ngại, rồi từ đó trở ngại trong tình cảm, vợ chồng lục đục, con cái khó có thể hài hòa.
Ví dụ: nếu như một tháng bạn sống ở đời cần đến 5 triệu, 10 triệu để sinh hoạt mà bạn không có đủ kiến thức để làm công việc tạo ra đồng tiền đó, bạn sẽ gặp trở ngại, chướng ngại thôi. Và trong chướng ngại đó là bởi vì sự túng thiếu về tiền dẫn đến túng thiếu về đồ ăn, túng thiếu về nhà cửa. Rồi sự không có kiến thức đó, túng thiếu về tiền bạc đó, nhất định các bạn không có được quyền lực trong xã hội, quyền lực trong gia đình đã không có thì làm sao có đủ kiến thức để có quyền danh, địa vị trong xã hội. Những cái thiếu như vậy nó làm tổn hại đến hạnh phúc của gia đình, chướng ngại. Đó là nói chuyện nhỏ nhỏ sinh hoạt của gia đình bình thường, còn biết bao nhiêu những chuyện trong cuộc đời nếu phân tích cho kỹ về quyền danh ở cuộc đời, địa vị, tình cảm của con người, đến đồ ăn đồ mặc, đến những sự phục vụ sinh sống hàng ngày, nó luôn luôn tạo ra chướng ngại. Cũng chỉ vì theo như nhà Phật nói là bởi lòng tham vô đáy.
Lòng tham vô đáy Bảo Thành và các bạn ai cũng có. Chúng ta phải rất trung thực với chính mình khi là Phật tử, phải nhận diện thật rõ rằng trong ta có chất tham vô đáy vô cùng tận. Nhận diện như vậy cũng như bông sen nhận diện thật là rõ nó nằm ở dưới đống sình lầy, nhưng nó vẫn thấy rõ được dưới sình lầy đó, khi minh định được nó sẽ vươn lên, nó sẽ trổ bông thật đẹp. Ta phải nhận diện ra sự có mặt của lòng tham vô độ vô đáy, vô cùng của ta như một đống sình hôi thối vốn có từ nhiều kiếp qua. Rồi minh định rằng ở trên lớp bùn vượt qua lớp sình lấy đó mặt trời đang chiếu sáng, ta ngoi lên ta nhất định sẽ trổ bông sen. Không có một bông sen nào nở đẹp mà nằm lơ lửng ở cõi trần, đều phải chui vào trong sình lầy. Không có một ai mà có thể thành tựu hạnh phúc mà không vươn lên từ chướng ngại. Ở đời có câu, chúng ta thất bại nhiều và khổ đau chính vì chúng ta muốn làm hài lòng tất cả những kẻ khác. Câu này nghe có lý bởi ở đời ta luôn muốn làm hài lòng mọi người nên ta gặp phải khổ đau và thất bại thật là nhiều. Và một khúc khác nữa chúng ta luôn gặp chướng ngại, muốn thỏa mãn lòng tham vô độ của chúng ta mà thôi. Người chỉ muốn thỏa mãn lòng tham của mình luôn luôn gặp chướng ngại. Và khi các bạn muốn thỏa mãn lòng tham của mình về tiền – có một muốn có mười, có mười muốn có một triệu, có một triệu có muốn một tỷ, bạn gặp chướng ngại thôi. Là bởi vì không thành tựu được như thế chướng ngại nó tới, khi chướng ngại tới bởi lòng tham vô độ, hệ lụy kế tiếp là bực bội, khó chịu.
Các bạn cứ thấy trong đời nếu bạn chỉ muốn một việc đơn giản thôi, là muốn ông chồng mình phục vụ cho mình; hoặc muốn vợ phục vụ cho mình mà không được là đã sân, bực bội rồi. Cạnh đó, suy bụng ta ra bụng người, nhìn ở trong gia đình thôi ta thấy rõ, nếu hai vợ chồng không hòa hợp và không có lòng tham, bắt người khác phải cung dưỡng, phụng dưỡng ta quá độ thì nhất định không bao giờ sân giận, sống ôn hòa hạnh phúc. Nhưng nếu một ai đó đặt mình lên trong địa vị của bậc gia trưởng, nắm giữ quyền lực trong gia đình để có tự quyền rằng người phối ngẫu của chúng ta phải phục vụ, phụng dưỡng thì nhất định sẽ không bao giờ hài lòng. Bởi ta chỉ biết nuông chiều, biết chiều chuộng để thỏa mãn sự ham muốn của ta mà thôi. Do đó luôn gặp chướng ngại, luôn tạo cho mình tánh sân giận, bực bội như ngọn lửa cứ cháy ngầm ở trong tim.
Nóng giận là gì? Là chúng ta bị mê muội thần trí, tư tưởng bị mù lòa, càng làm sai nữa, càng tạo ra chướng ngại nữa. Rồi khi chúng ta có lòng tham dục, hệ lụy tạo thành sự sân và bực bội làm cho con người trở thành mê, không còn biết gì nữa. Và khi chúng ta mê như vậy bởi sự sân giận đó làm cho con người bứt rứt khó chịu, tay chân bồn chồn, rồi cuối cùng tạo ra sự nghi ngờ giữa nhau. Nó đi theo như những mắc xích gắn liền với nhau, từ tham dục (tức là tham một cách quá đáng vô độ), đi tới sự sân giận, bực bội, khó chịu làm cho chúng ta bị mù lòa sự nhận xét về cuộc đời, tạo ra sự khó chịu bứt rứt, cuối cùng là nghi ngờ, nghi hoặc lẫn nhau. Năm mắc xích này tạo ra chướng ngại thực tế trong cuộc đời của Phật tử chúng ta. Nó thật rõ các bạn.
Do vậy cuộc đời Phật tử tại gia, chúng ta còn biết bao nhiêu chuyện phải lo, công việc hàng ngày thức dậy lo cho vợ; hoặc lo cho chồng, con cái xong lật đật lên xe đi làm. Tới hãng xưởng hoặc tới văn phòng, tới nơi làm việc còn có sếp trên, còn có người làm ở dưới, còn có bạn bè, bao nhiêu sự va chạm đó nó tích lũy trong một ngày. Và nếu chúng ta không chuyển hóa ngay chỗ đó, không có đủ kiến thức để nhận thức ra thì chúng ta đã vô tình thâu nạp thêm bùn nhơ của lòng tham, buồn nhơ của của sự sân giận, của sự u mê, khó chịu, bực bội, nghi ngờ. Mỗi một lần va chạm như vậy, mỗi một lần bước ra khỏi cửa nhà để đi vào cuộc đời trong sự sinh sống hằng ngày, lại dồn thêm chút bùn hôi vào trong đó. Để cho nghi ngờ cuối cùng đã phá vỡ niềm tin vào cuộc sống, để chẳng thấy rằng vươn lên khỏi lớp bùn, lớp sình lầy, nước hôi thối, là mặt trời để trổ bông như sen mà cứ cắm cụi ở dưới đám sình lầy đó, quậy cho tung tóe lên rồi cuộc đời chướng ngại vẫn luôn chướng ngại. Hạnh phúc tiêu tan, đau khổ phiền não sẽ tới với chúng ta. Vậy làm sao chúng ta vượt qua chướng ngại?
Đối với vấn đề thứ nhất, nếu chúng ta giải quyết được. Ví dụ như nếu không có lòng tham vô độ vô đáy thì ta thật khó có thể trỗi dậy sự bực bội, sân giận. Và nếu sân giận không có thì khó có khi nào ta đi vào cõi u mê. Rồi để làm cho chúng ta bứt rứt, khó chịu để tạo ra sự nghi ngờ. Giải quyết cái gút mắc đầu tiên là có thể tháo gỡ được, giải quyết được sự mà tham vô độ vô đáy đó thì sân sẽ mất, sự u mê sẽ tan, day dứt bực bội sẽ không còn và sự nghi ngờ trong cuộc sống sẽ hết. Để từ đó chúng ta khi mà chuyển hóa được lòng tham vô độ, thì chúng ta nhất định sẽ tăng trưởng được lòng từ bi, hết sân thì có được sự bình an, an lạc trong đó. Mà có an lạc thì chúng ta có cái nhìn sáng, có cái nhìn tỏ, có cái nhìn rõ, để trong lòng của mình tịch tĩnh không bứt rứt, khó chịu và tăng thêm niềm tin vào cuộc đời, nhìn rõ, xuyên suốt con đường của mình đi có năm bước như vậy.
Từ bi, chúng ta nói sân hận, đối nghịch với sân hận là tình thương. Chúng ta không còn sân hận, chúng ta tịch tĩnh, chúng ta vui, chúng ta không có nóng tính, chúng ta an, sân và an nó đi với nhau. Cho nên khi có từ bi, lòng sẽ an, khi lòng an thì tâm của mình sẽ sáng, khi tâm sáng thì sẽ có được tịch tĩnh, khi tâm tịch tĩnh có niềm tin trong cuộc đời, khi có niềm tin nhìn rõ con đường để đi.
Trở về “Vượt Qua Chướng Ngại”, Phật tử tại gia nếu phân tích sự chướng ngại cuộc đời, nhiều lắm. Chướng ngại về công ăn việc làm, chướng ngại về mối tương tác với khách hàng, với bạn bè, với chồng con, với cha mẹ, với xã hội. Rồi chướng ngại về tình cảm vợ chồng, chướng ngại về tình cảm bạn bè, chướng ngại về chức vị trong cuộc sống, chướng ngại về quyền lực trong cuộc sống, chướng ngại về ngôi nhà tìm hoài không có xây được năm, sáu, bảy tám lầu, tiền tài không có dư, vật chất không có đủ, đồ ăn vẫn thiếu, đủ mọi thứ chướng ngại trong cuộc đời. Đi xe ra ngoài đường gặp người phóng nhanh vượt ẩu, tắp ngay trước đầu, sân đã trỗi dậy, chướng ngại nhiều lắm. Dĩ nhiên, người đi tu ngồi trong chùa chướng ngại cũng đầy, nhưng mà chướng ngại nội tâm tạo ra. Còn ở đời chúng ta thì chướng ngại bởi bên ngoài nó tác động vào bên trong. Ai dù là xuất gia hay tại gia đều phải vượt qua những chướng ngại này mới thành tựu được sự an lạc và hạnh phúc.
Chúng ta nhớ lời Phật dạy là một chân lý hiện hữu khoa học thật là rõ. Nhận rõ vấn đề để thấy rằng sự đối diện với vấn đề đó vẫn luôn luôn có một cách giải quyết. Chúng ta thông thường chạy trốn không dám trực diện nhìn rõ vấn đề. Nhưng ta tham không bao giờ ta dám công nhận rằng ta tham, Bảo Thành xin sám hối, Bảo Thành nhìn thấy thật rõ người ta tham nhưng mà không có thấy rõ bản thân của mình tham, cho nên thường lầm lẫn, trách cứ rằng người sao cứ tham quá mà chẳng bao giờ thấy được túi tham vô đáy của mình ở trong đó. Chắc có lẽ các bạn cũng không khác gì Bảo Thành, các bạn cũng giống như Bảo Thành. Nếu chúng ta đã giống nhau thì nhất định thì chúng ta cần phải theo lời của Đức Phật, phối hợp cùng với nhau tương trợ để có cái nhìn thông suốt vào cõi lòng tham vô đáy của mình, để bít nó lại cho nó có đáy, rồi thắt nó lại cho nó nhỏ, rồi cột chặt nó lại bịt miệng nó đi, để lòng tham đó nó dần dần có đáy, nó nhỏ lại, bịt nó lại và biến mất, chúng ta phải đổi.
Nếu các bạn và Bảo Thành theo lời Phật nhận diện ra lòng tham vô đáy của mình, thì để cho nó có đáy, để thắt, để cột nó lại, và để chuyển hóa nó, thì phương pháp Phật dạy rằng hãy Phát triển lòng từ bi. Khi chúng ta có lòng từ bi, quyền danh ở đời không phải chúng ta không có màng nhưng mà chúng ta không tranh chấp để vươn lên đỉnh đỉnh chà đạp người khác. Khi chúng ta có lòng từ bi thì đối với địa vị trong xã hội chẳng cao chẳng thấp, chúng ta luôn sẵn sàng ứng hiện với các địa vị trong xã hội phù hợp để chúng ta làm việc. Khi chúng ta có lòng từ bi tiền tài nhiều hay ít cũng chỉ là phương tiện, chúng ta không còn đắm chìm để miệt mài như con mối nó gặm nhấm cuộc đời để tìm ra tiền nữa. Và khi chúng ta có lòng từ bi, nhà cao hay nhà thấp, nhỏ hay to cũng chỉ là mái nhà che thân, có đủ vừa sống trong gia đình ta cũng chấp nhận, cũng như mọi sinh hoạt thiểu dục tri túc.
Lòng từ bi đó có được bởi vốn ở trong ta, nơi đâu có lòng tham tức là có tham dục thì ở đó có nguồn từ bi, luôn luôn chuyển hóa được. Đó Phật nhìn thấy mà, mà để kích hoạt được lòng từ bi đó, Bảo Thành và các bạn đã thực tập rồi. Mật ngôn Mu A Mu Sa trong chánh điểm hơi thở, nó sẽ kích hoạt năng lượng từ bi để nó tẩy rửa, gội rửa, để nó làm chảy mòn đi tất cả những lòng tham của chúng ta. Cho nên khi chúng ta có một sự quán chiếu như vậy, dĩ nhiên trong trong nhà thiền khi nói đến tham ái là nói đến sự tham dục; thì luôn luôn phải quán chiếu thân xác này nó sẽ dần chết đi, nó sẽ bất tịnh. Để từ sự bất tịnh, dơ dáy, bẩn thỉu đó, chúng ta sẽ khống chế được lòng tham đắm chìm trong cái dục đó, đó là cách Đức Phật dạy đúng, hoàn toàn đúng. Nhưng có một cách mà Đức Phật cũng dạy để hàng Phật tử tại gia chúng ta dễ thực hành hơn đó là quán chiếu lòng từ bi. Tình thương là năng lượng giúp dung hòa tất cả những nhu cầu của cuộc đời vốn tồn đọng, dâng trào trong lòng tham của chúng ta, giảm bớt tối thiểu để sống bình an.
Hôm nay, Bảo Thành nói “Vượt Qua Chướng Ngại” là vượt qua chướng ngại thực tế của hàng Phật tử tại gia. Ai mà không có tham, đi ra chợ mua một cân gạo thôi, người ta đòi mười ngàn hay mười hai ngàn chúng ta cũng phải nói vào nói ra để cho người bán gạo cho dư một chút xíu, chứ cho thiếu chút xíu là buồn lắm, đủ thì không chịu. Từ những chuyện rất nhỏ như vậy thôi, cái gì ta cũng muốn thêm một chút xíu, đi mua cái gì trả từng đó tiền mà người bán nhính thêm một xíu thì lòng vui vô cùng. Ta tìm thấy được niềm vui khi có thêm cho ta, hỏi thử ta có tìm thấy niềm vui khi người có thêm hay không, ngược lại ta có nghĩ rằng người ta bán 12 ngàn một cân gạo, ta mua một cân gạo ta trả 12 ngàn 500 hay không, tức là trả thêm cho họ một chíu xíu để cho họ vui hay không? Không. Ta nghĩ ngược lại, ta thêm họ bớt. Bảo Thành có tánh đó, các bạn có tánh đó, nó là mầm mống vốn có trong tham sân si, nhưng nay nhận diện được ta có cái tham đó thì ta nhỉn một chút cho người thêm một chút, đó là bởi vì chúng ta mượn sự dâng hiến trao đi để tăng trưởng lòng từ bi. Năng lượng từ bi này chuyển hóa được tất cả mọi tham dục trong cuộc đời, tham về quyền lực, về địa vị, về tiền tài, về tình cảm, về vật chất cuộc sống, cũng như về những thứ chúng ta cần có như nhu cầu ăn uống. Đều giảm được hết chỉ cần tăng trưởng tình thương mà thôi.
Các bạn nhìn đi, tình thương của người mẹ vì tình thương con mà có thể sẵn sàng tiều tụy thân xác. Chẳng cần tiền, chẳng cần danh, chẳng cần quyền, sắc đẹp cũng không có chăm, nhà cửa cũng không có màng, đồ ăn cũng chẳng cần, thiếu cũng không sao, miễn là con mình đầy đủ. Điều đó tời từ đâu? Tình thương, lòng từ bi. Cho nên Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn chú trọng vào hơi thở, đón nhận năng lượng từ bi của Phật là phát triển tâm từ của chúng ta để chuyển hóa tham dục trong cuộc đời. Khi tham dục được chuyển hóa bằng năng lượng từ bi, tâm sân hận sẽ hết. Mà sân hận hết thì lòng an vui, khi lòng an vui ta thấy thân an, thoải mái, suy nghĩ thoáng rộng rãi. Nói đúng hơn là không còn u mê nữa, có sự sáng hơn. Rồi từ đó không có bứt rứt nữa mà tịch tĩnh, bình an rồi tăng thêm niềm tin. Điều này rõ ràng theo một xâu chuỗi, nước chảy đầu nguồn chặn đường thì những cái bước kế tiếp nó chẳng có. Do vậy để vượt qua chướng ngại trong cuộc đời, một pháp tu rất hữu dụng cho chúng ta là hãy tăng trưởng lòng từ bi của mình bằng cách thẩm nhập vào chánh niệm hơi thở, đón nhận năng lượng từ bi của Phật. Chỉ có từ bi, năng lượng đó mới giúp Phật tử hàng tại gia chúng ta chuyển hóa được mà thôi. Còn nếu như nói về những người xuất gia, Phật dạy có nhiều phép quán – đúng. Phép quán làm sao để không đắm chìm trong tham dục, phép quán làm sao để chuyển hóa tâm sân, phép quán làm sao để chuyển hóa Thụy Miên tức là sự u mê, phép quán làm sao để quán chiếu, để tăng trưởng, để chúng ta không còn ray rứt bực bội, để chúng ta không còn nghi ngờ. Ở đời cũng như vậy, tuần tự như vậy, nhưng được chuyển dịch đơn giản hơn. Nếu ai có tràn đầy lòng yêu thương lớn, từ bi lớn, người đó luôn luôn có sự bình an, người đó luôn luôn có sự tự tại, tịch tĩnh, trí tuệ sáng. Và không bao giờ lâm vào cảnh khó chịu ray rứt bởi người đó luôn an nhiên tự tại, có niềm tin trong cuộc sống. Và nếu ai luôn luôn có sự hiện hữu của lòng từ bi thì trí tuệ kề cận với từ bi. Khi chúng ta có từ bi và trí tuệ, người của chúng ta không còn có chướng ngại nào chạm đến tâm thái an nhiên tự tại. Và kéo theo để chúng ta hiểu rõ rằng là não bộ sẽ bình tĩnh, hoạt động đầy đủ, từ đó chúng ta có khả năng thâu nhận qua sự học hỏi nhiều kiến thức ở đời, để ứng hóa với mọi hoàn cảnh xảy ra, không còn tạo ra chướng ngại trong cuộc sống nữa.
Đây là một niềm vui cho hàng Phật tử tại gia của chúng ta, bởi chúng ta có quá nhiều chuyện xảy ra trong đời, nhiều chuyện lo lắng. Nhưng để giải quyết được sự chướng ngại từ chướng ngại trong giao tiếp không hòa thuận khắc khẩu; hay đụng nhau là chửi nhau, đánh nhau, là sân, là giận, là bực bội; hoặc gặp nhau là u mê không còn biết gì làm chuyện tào lao – sai; hoặc là gặp nhau lòng tham trỗi dậy. Bởi vì có người con người gặp nhau là lòng tham trỗi dậy rồi bắt đầu lập kế, kế sách để tạo ra những chuyện sai. Có những con người gặp nhau là sân giận, đánh nhau ngay. Có những con người gặp nhau là đầu óc u mê, làm gì cũng không biết. Có những con người gặp nhau là trong lòng bứt rứt khó chịu. Có những con người gặp nhau là nhìn thấy nghi liền, nhìn mặt nó sao nghi quá, nhìn nụ cười nó sao nghi quá, có không? Các bạn cứ thử hỏi xem mình có tâm trạng đó, mình có những dòng trạng thái như vậy nó biến hiện trong cuộc đời không? Có những con người ta chỉ mới gặp nhau thôi, nhìn vào ánh mắt trong đầu mình nghĩ ôi cha, nhìn con mắt của nó sao nghi ngờ quá. Có không các bạn? Có đó. Có những người ta mới gặp sơ qua thì trong lòng đã cảm thấy ray rứt bực bội, chân tay bồn chồn không bình tĩnh, run rẩy rồi – có. Bởi vì sao? Ta có sự tương ứng nghiệp chướng cùng với nhau. Năng lượng từ bi ta không có nhiều cho nên năng lực tiêu cực kia nó chuyển vào, nó nhập vào làm ta khó chịu ngay. Có những con người ta gặp nhau cứ u mê, cúi đầu lầm lũi với nhau tạo ra toàn những chuyện sai không, khi xong rồi mới nhận ra rằng ta đã làm sai, đâu có ngờ rằng khi gặp nhau cũng không biết gì nữa hết. Lại có những con người gặp nhau không những đánh nhau, chửi nhau mà còn đồng nhóm với nhau để đánh nhau, chửi nhau đối với những kẻ khác. Có mà, ở đời năm điều này hiện hữu lắm. Rồi có những con người gặp nhau đó rồi chúng ta thấy tham vô độ. Cho nên năm trường hợp này Phật dạy trong nhà thiền có và trong cuộc đời cũng có.
Ở những góc độ Phật tử tại gia chúng ta có phương pháp tu tập thật đơn giản. Nghĩa là trong từng giây phút của cuộc đời cố gắng giữ hơi thở cho điềm tĩnh để tăng trưởng lòng yêu thương, gắn kết với năng lượng từ bi của Phật qua mật chú Mu Sa Mu Sa. Khi lòng từ bi được tăng trưởng, hơi thở được điềm tĩnh, trí tuệ sẽ bừng khai từ đó mọi việc trong cuộc đời ta nhìn một cái ta thông được ngay, để rồi khi sự việc xảy ra ta biết cách giải quyết. Cho nên các bạn nhớ, hãy cố gắng tăng trưởng tình thương lớn của mình, hãy cố gắng tiếp cận với bậc thiện tri thức mà bậc thiện tri thức cao cả nhất chính là Đức Phật. Khi các bạn gắn kết được với Phật qua tha lực từ bi thì lòng của các bạn sẽ luôn hạnh phúc, bình an, tịch tĩnh, không còn sân giận, tham ái, chẳng còn bực bội u mê, chẳng còn đa nghi nữa mà có được niềm tin trong cuộc sống. Để vượt qua như mầm sen ở dưới bùn, nhìn thấu và nhìn rõ rằng khi vươn lên khỏi lớp bùn này, ngoi lên khỏi lớp nước sình lầy đó sẽ là mặt trời trí tuệ để tỏa ra hương thơm và sắc đẹp của bông sen.
Chúng ta cũng vậy, vượt qua chướng ngại là sự thành tựu mà chướng ngại luôn luôn có trong cuộc đời, không bao giờ hết. Vậy nên mỗi một ngày ta cần phải tịch tĩnh trong chánh niệm hơi thở, để chúng ta an trú ở trong hơi thở đó, nuôi dưỡng cuộc sống của mình bằng năng lượng từ bi thì tất cả mọi chướng ngại được gọi là chướng ngại đó sẽ là điều kiện cần có để chúng ta thành tựu được. Sự an lạc an vui, sự tự tin và trí tuệ, nâng cao kiến thức trong cuộc sống. Mọi sự chướng ngại tới trong cuộc đời đều do thiếu kiến thức, người không có lòng từ bi để tăng trưởng trí tuệ thì chẳng thể thâu lượm được kiến thức bởi luôn đắm chìm trong tham dục, lòng luôn sân hận, u mê, ray rứt đa nghi. Trong tình nghĩa vợ chồng đa nghi là xong luôn, trong tình nghĩa bạn bè, gia đình, cha mẹ gặp nhau mà cứ đay nghiến day dứt thì đâu có hạnh phúc. Trong tình nghĩa nhân quần xã hội mà cứ u mê thì cả xã hội sẽ tạo ra nghiệp. Trong con người với con người mà cứ sân giận thì chiến tranh. Rồi trong cộng đồng chúng ta sống mà cứ tham thì không biết bao nhiêu là chuyện nghiệp chướng tội lỗi sẽ xảy ra.
Do đó, người Phật tử tại gia chúng ta phải có niềm vui hiểu thấu, để từ nay nuôi dưỡng mình trong chánh niệm hơi thở mật chú Mu Sa Mu Sa. Tăng trưởng lòng từ bi để chúng ta vượt qua mọi chướng ngại trong cuộc đời bằng trí tuệ, an trú trong chánh niệm hơi thở, bằng tâm từ bi gắn kết với Mu Sa Mu Sa, và bằng kiến thức học hỏi được trong cuộc đời. Người có trí tuệ và tâm từ sẽ học hỏi, khai thông kiến thức ở đời một cách thật là nhanh để giải quyết mọi vấn đề một cách êm xui, để ta và người luôn luôn sống hạnh phúc đối với nhau.
Các bạn đặt bàn tay trí tuệ và lòng bàn tay từ bi, chúng ta vận hành 07 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực để chúng con được khai mở trí tuệ và vượt qua chướng ngại cuộc đời. Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở từ từ hót bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu Sa Mu Sa (07 biến)
Mô Phật! Các bạn, giáo lý của Phật, chân lý của Phật thật gần với chúng ta. Các bạn chỉ cần về nhìn thẳng vào đời sống của mẹ, tư duy về đời sống của mẹ, quan sát hành động của mẹ, sự sống của mẹ chúng ta sẽ đón nhận ra Pháp Phật nằm trong trái tim của mẹ. Chúng ta có nhớ không, khi còn thật nhỏ chúng ta đâu biết gì, khi ra chợ cái gì cũng lấy, cái gì cũng vơ, tiền không có mà mẹ dắt đi chợ cái gì cũng muốn lấy. Nhất là các em nhỏ thì thích đồ chơi, cái gì cũng muốn lấy, đó cũng là biểu hiện của tâm tham, bởi không có kiến thức, không có trí tuệ. Nhưng bên cạnh đó, rất may mắn có người mẹ đã ngăn cản bằng tình thương, diệu dụng ngôn ngữ yêu thương nói nhẹ nhàng và rồi năng lực tình yêu chuyển vào trong người em bé, người em bé chấp nhận một món đồ vừa đủ và đi về. Các bạn sẽ có trải nghiệm đó mà, rồi có khi em tham ăn tham uống, cái gì cũng muốn tham mà trẻ con mà, cái gì cũng muốn, nó chỉ là dấu hiệu biểu hiện của lòng tham nhưng thực ra đối với trẻ thơ thật là ngây thơ. Muốn gì thì muốn thật nhiều, đó làm mầm mống của tâm tham hiện hữu nhưng mẹ của chúng ta thật khéo, dìu dắt ta vượt qua sự mong muốn quá độ đó. Và cũng chính trong sự mong muốn quá độ đó không đạt được, không có được thì đứa bé đó giận, nhiều khi nằm khóc lăn đùng xuống dưới đất, rồi mẹ cũng ôm ấp, cũng vỗ về, cũng nói rồi đứa bé đó nguội dần, không còn sân giận bực bội nữa, tươi cười úp mặt vào lòng mẹ. Và các bạn nhớ, khi đứa bé sân giận, nằm xuống u mê đâu biết gì, nó giãy đùng đùng ở dưới đất, khó chịu dữ lắm. Cũng bàn tay người mẹ vuốt ve, che chở, từ từ nói năng, lòng sân tức tối, tức giận, bực bội tiêu tan và rồi tỉnh ngay, miệng nó cười, đâu còn khóc. Để tay chân nó không còn bứt rứt, lăn qua lăn lại đấm cái này đấm đằng kia, đạp qua đạp lại nó nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Và nó không còn nghi ngờ gì nữa, bởi vì nó biết đã có mẹ ở trong đời đang ôm ấp che chở cho nó, cho nên lòng tham của nó biến mất, tánh bực bội, khó chịu, sân giận của nó tiêu tan, sự u mê của nó không còn, nó cười tươi và sự day dứt của nó hết, nó nằm gọn trong vòng tay của mẹ, và nó tăng thêm niềm tin bởi bên đời có mẹ.
Mẹ là hiện thân của Pháp nhiệm màu, Đức Phật khơi dậy cho chúng ta cái nhìn sâu sắc đó, để thấy rằng Phật tử tại gia nếu chúng ta biết nhìn một cách sâu sắc về tấm lòng của mẹ, sự hy sinh hiến dâng của mẹ trong cuộc đời của ta, ta sẽ nhận thấy ngay chính mẹ là chìa khóa giúp chúng ta vượt qua chướng ngại của cuộc đời. Bởi mẹ che chở cho ta và mẹ cũng trao truyền cho ta đầy đủ kiến thức. Cho nên các bạn nhớ trở về với mẹ khi gặp chướng ngại của cuộc đời, dù các bạn đã lớn tuổi có con có cháu, nếu con còn có mẹ mẹ vẫn là cội nguồn để che chở cho mọi chướng ngại khi tới, các bạn có thể trở về để giải quyết nơi chính tình yêu thương của mẹ. Nói thêm một chút xíu nữa là năng lượng từ bi thật vi diệu giúp ta có một đời sống tỉnh giác. Bởi từ bi giúp tỉnh giác, từ bi giúp chuyển hóa tham sân, u mê, ray rứt khó chịu và nghi ngờ. Tăng trưởng niềm tin và sự hỷ lạc trong cuộc sống, từ đó luôn hạnh phúc tịch tĩnh, biết sống vừa sống đúng, biết hiến dâng và trao đi, người đó sẽ luôn luôn tràn đầy phước báu. Chướng ngại chẳng còn là chướng ngại sợ hãi, mà là những chặng đường mà người đó thấy rõ rằng họ có kiến thức, trí tuệ và tình yêu để vượt qua chướng ngại vật đó để thành tựu. Hồi xưa gặp chướng ngại là thấy thất bại đau khổ, ngày nay gặp chướng ngại với trí tuệ và kiến thức tình thương lớn ta rất vui. Bởi thấy rằng phần quà thưởng cho chúng ta chính là nằm bên kia những điều gì được gọi là chướng ngại nếu các bạn bước qua, vượt qua. Và khi các bạn đã hiểu thấu được điều đó, thì trong Chú Đại Bi (Đại Bi là tình yêu thương lớn, để tự cứu vớt mình lớn, thương xót mình lớn, yêu thương lớn), mà như Ngài Quan Âm với tâm Đại Bi đó cho nên Ngài đã không còn quái ngại, không một chuyện gì làm cho Ngài quái ngại, chướng ngại và khủng bố Ngài nữa. Bởi Ngài thấy rõ mục đích là Niết Bàn hạnh phúc, dó đó khi chúng ta đặt mình vào trong chánh niệm hơi thở, đón nhận năng lượng từ bi của Phật, của Bồ Tát Thánh Hiền là chúng ta đang thực hành Chú Đại Bi để có tâm Vô Quái Ngại, Vô Quái Ngại Cố, Vô Hữu Khủng Bố. Tức là tâm không còn gặp bất cứ một hiện tượng gì trong cuộc đời sẽ tạo ra chướng ngại nữa, mà ta thấy những điều đó như những bậc thang, nấc thang để đưa chúng ta lên đỉnh cao của sự thành tựu an lạc, hạnh phúc. Để xứng danh là Phật tử của Phật từng trì Chú Đại Bi, tâm Đại Bi lớn là tâm biết cứu vớt bản thân của mình, tâm yêu thương bản thân của mình, là tâm của Mẹ Quan Âm Bồ Tát, là trái tim của Chư Phật và là hiện thân của mẹ ngay trong cuộc đời.
Hãy quay về với mẹ, đấng bậc sinh thành nên chúng ta. Hãy quay về với mẹ, mẹ Hiền Quan Thế Âm. Hãy quay về với cha, cha đang hiện diện trong gia đình. Hãy quay về với cha, Đức Phật từ bi luôn đón nhận, nơi đó chúng ta được che chở, nơi đó chúng ta được đón nhận và dìu dắt để chúng ta nhận rõ, vượt qua chướng ngại trổ bông sen thơm ngát cho cuộc đời. Mời các bạn đặt bàn tay trí tuệ và từ bi vào với nhau.
Tham-sân, mê mụi, ray rứt, nghi ngờ là lớp sình lầy hôi thối của cuộc đời. Chúng con sẽ vươn lên như mầm sen bởi biết rõ phía trên là mặt trời trí tuệ tịch tĩnh. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hót bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu Sa Mu Sa.
Chỉ có năng lượng từ bi và trí tuệ mới chuyển hóa được tâm tham vô độ của chúng con, nguyện an trú trong chánh niệm hơi thở Mu Sa Mu Sa. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hót bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu Sa Mu Sa.
Chỉ có năng lượng từ bi và trí tuệ mới chuyển hóa được tâm sân của chúng con, nguyện an trú trong chánh niệm hơi thở Mu Sa Mu Sa. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hót bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu Sa Mu Sa.
Chỉ có năng lượng từ bi và trí tuệ mới làm cho chúng con bừng tỉnh không còn u mê, nguyện an trú trong chánh niệm vi diệu âm Mu Sa Mu Sa. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hót bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu Sa Mu Sa.
Chỉ có năng lượng từ bi và trí tuệ mới có thể chuyển hóa sự ray rứt, khó chịu trong lòng người, nguyện an trú trong chánh niệm mật ngôn Mu Sa Mu Sa. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hót bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu Sa Mu Sa.
Chỉ có năng lượng từ bi và trí tuệ sẽ tăng trưởng niềm tin vào cuộc sống và chuyển hóa được tâm nghi ngờ, nguyện an trú trong chánh niệm vi diệu âm Mu Sa Mu Sa. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hót bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu Sa Mu Sa.
Chỉ có năng lượng từ bi và trí tuệ mới giúp chúng con tăng trưởng kiến thức để vượt qua mọi chướng ngại của cuộc đời, nguyện an trú trong chánh niệm hơi thở vi diệu âm Mu Sa Mu Sa. Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hót bụng vào quán chiếu thân tâm, trì mật chú Mu Sa Mu Sa.
Các bạn ơi mình tu xong rồi, chắp tay vào chúng ta hồi hương công đức.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Mu Sa Mu Sa!
Con nguyện xin Chư Phật mười phương ban rải tha lực Phật điển đại từ đại bi xuống muôn loài chúng sanh và gia trì Phật lực khai mở trí tuệ để với năng lực từ bi trí tuệ đó, mỗi người chúng con sẽ vượt qua chướng ngại của cuộc đời. Thành tâm chúng con hồi hướng tới các nguyên thủ các quốc gia thành lập nên chính sách hòa bình trên thế giới, chấm dứt chiến tranh. Nguyện hồi hướng tới các nhà khoa học ngành y, ngành dược sẽ phát minh ra được những vắc-xin (vaccine), thuốc trị bệnh để chữa lành bệnh nhân. Hồi hướng cho bác sĩ, y tá, y sĩ, nhân viên cứu trợ luôn mạnh khỏe, bình an để giúp đỡ những bệnh nhân mau lành. Hồi hướng cho những ai đau khổ và phiền não tìm được hạnh phúc, bình an. Hồi hướng cho những hương linh vãng sanh theo thiện nghiệp về cảnh an lành.
Xin Chư Phật mười phương từ bi chứng minh.