Search

Bài 1149: Hãy Ngồi Xuống Đây – Thất Bảo #1 – Mu A Mu Sa

Bảo Minh đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Sư cô, và tất cả các bạn đang ở trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn. Các bạn thân mến, đã tới giờ chúng ta bắt đầu đồng tu với nhau. Mời gọi các bạn quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo, để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa.

Con nguyện mười phương Chư Phật, ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh.

Bảo Thành kính chào tất cả các bạn. Chúng ta đồng tu để cùng với nhau trở về với đời sống của chân tâm, hòa mình vào với tánh Phật vốn có đang hiện hữu trong kiếp người của chúng ta. Nhưng trong cuộc sống, chúng ta bị lôi kéo xa lìa dần dần tâm Phật đó. Do vậy bao nhiêu khổ đau, phiền não sẽ cứ từ từ lấn chiếm, làm cho chúng ta mất quyền tự chủ. Và cuộc đời của ta không khác gì căn nhà bỏ hoang để cho những người khác chiếm đoạt. Ở trong đó, ngủ trong đó, làm việc trong đó mà họ không quan tâm đến. Họ xả rác, họ phá hoại cho tới khi ngôi nhà tự thân sụp đổ hoàn toàn và rồi ai là kẻ phải chịu sự đau khổ đó? chúng ta. Chúng ta mất nhà, chúng ta mất thần thức, chúng ta mất cả một kiếp người, và nhiều kiếp lăn trôi đau khổ.

Hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa, từ thiền mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, sẽ đưa chúng ta trở về như là một người nô lệ được giải phóng, trở về căn nhà cũ của mình, nơi quê cha, đất tổ. Để đón nhận tha lực Phật điển của mười phương chư Phật tưới tẩm và nuôi dưỡng thân tâm của chúng ta. Và những ai được giải thoát khỏi kiếp nô lệ, hãy trở về nhà của mình, sống trong ân điển của Phật để tăng trưởng lòng Từ Bi. Và sách tấn sự dũng mãnh của chúng ta trên con đường thành tựu Phật pháp cho riêng mình và cống hiến cho muôn loài.

Các bạn, chúng ta hãy làm cuộc trở về bằng hơi thở Chánh Niệm cùng với nhau. Hơi thở này sẽ đi vào bằng mũi xuống ngang qua phổi và từ từ đi xuống dưới đan điền khí hải là bụng dưới của chúng ta, ở dưới rốn khoảng chừng một đốt ngón tay. Khi hơi thở đi vào bằng mũi ta phải vận dụng được cái tánh thấy là thấy hơi thở đi từ mũi vào, và biết được cái bụng nó phình ra. Thấy biết giúp cho chúng ta luôn sống Chánh Niệm từng hơi thở với thân, bởi sao? ta phải sống với thân này.

Phật dạy, kiếp người có được thân người là một phương tiện vi diệu. Vậy tại sao ta không sống với phương tiện vi diệu đó, cần phải học sống với thân của chúng ta. Hít vào thấy hít vào biết bụng phình ra, thở ra thấy hơi thở ra từ dưới bụng và biết được bụng hóp vào từ từ. Đồng thời hai nhĩ căn tức là hai lỗ tai của chúng ta phải nghe được vi diệu âm Mu A Mu Sa đều đặn cùng với hơi thở. Chúng ta đừng sợ rằng ta không làm đúng, bởi vì mỗi một ngày các bạn có Bảo Thành, mỗi một ngày các bạn có quý Sư cô và các bạn đồng tu cùng thực hiện pháp thở này hằng ngày. Tất cả những gì ai biết được ở trên đời không phải vì giỏi, chẳng qua là một thói quen của sự công phu tập luyện để rồi thực hành được mà thôi. Bảo Thành không giỏi, các bạn cũng chẳng giỏi, nhưng chúng ta tinh tấn công phu. Bảo Thành và các bạn sẽ trở thành một người quen thuộc với cách thở này, để sống chân thật với thân của mình và dưỡng cái tâm.

Bây giờ mời các bạn đặt bàn tay Trí Tuệ là bàn tay phải và lòng bàn tay trái là bàn tay Từ Bi. Ta lấy tinh thần của Từ Bi và Trí Tuệ, an trú trong hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực tiếp năng lượng Từ Bi khai mở Trí Tuệ để chúng con thành tâm ngồi xuống lắng nghe tha lực Phật điển. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào, trì mật chú Mu A Mu Sa.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực tiếp năng lượng Từ Bi khai mở Trí Tuệ để chúng con nghe được tiếng mời gọi của Phật là hãy  ngồi xuống đây. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào, trì mật chú Mu A Mu Sa. (7 biến)

Mô Phật! Bảo Thành cảm ơn các bạn đã đồng tu trong giây phút này và vừa qua bảy biến Thất Bảo Huyền Môn, mỗi một người chúng ta tùy theo nhân duyên, đón nhận được tràn đây tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi, từ trường yêu thương của Phật.

Các bạn thân mến, từ trường yêu thương rất quan trọng, bởi năng lượng Từ Bi là thể loại năng lượng vi diệu khơi nguồn cho sự sống hạnh phúc và bình an. Khơi nguồn cho chúng ta có được Chánh kiến để từ sự nhìn rõ như thế trong nhân quả, ta xác định được phương hướng, minh định được những điều ta cần làm trong cuộc sống.

Hôm nay chúng ta nói đến đề mục quán chiếu là “Hãy Ngồi Xuống Đây”. Cuộc sống của con người chỉ có bốn tư thế thường vận động trong mỗi một ngày: đi, đứng, nằm, ngồi. Trong cái đi chúng ta thường sử dụng rất ít và trong cái đứng chúng ta cũng ứng dụng thật là ít. Hai tư thế ta ứng dụng thật là nhiều đó là ngồi và nằm. Nằm là một tư thế ngủ, nghỉ ngơi toàn diện, nhưng không có trong sự tỉnh thức. Do đó khi chúng ta nằm ngủ hay nhập vào những giấc mộng bởi lúc đó thần kinh não bộ của chúng ta sẽ trở về sự hoạt động khôi phục lại những gì trong ngày, hoặc trong những tháng ngày qua nó đi vào trong tâm thức. Do vậy mà trong trạng thái ngủ toàn diện đó, nằm là tư thế chúng ta không có làm chủ được tư tưởng, suy nghĩ, và phần nhiều thời gian não bộ tự vận hành một cách độc lập. Riêng tư thế ngồi là một tư thế mà hầu hết ai cũng ứng dụng ở trong đời. Các bạn hãy quán xét trong cuộc đời của các bạn, khi chúng ta tỉnh thức, khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng sau một đêm ngủ nghỉ thức dậy, các bạn làm gì trước? Các bạn không thể ngủ rồi đứng ngay, các bạn phải từ thế ngủ chuyển qua thế ngồi, rồi bắt đầu đứng dậy hoạt động. Thế nhưng trong ngày đó nếu bạn gặp bất cứ một người nào, khách tới, hoặc là bạn gặp khách. Chúng ta thường mời, mời anh, mời chị ngồi xuống. Hoặc là chúng ta thấy một lữ hành đi xa ghé ngang nhà ta cũng mời vị đó hãy ngồi xuống nghỉ ngơi. Chữ ngồi xuống nghỉ ngơi nó gắn liền với nhau thật sự. Tư thế ngồi là một tư thể nghỉ ngơi trong sự tỉnh giác, nghỉ ngơi để tịnh dưỡng trong sự tỉnh, không phải nghỉ ngơi theo kiểu nằm mà u mê như khi ngủ.

Các bạn, hãy ngồi xuống đây. Các bạn có khi nào mời một ai đó bốn chữ này chưa. Bạn bè tới nhà, khách tới nhà, hoặc gặp ai chúng ta nhất định phải dùng bốn chữ này, hãy ngồi xuống đây. Mời các bạn hãy ngồi xuống đây nghỉ ngơi, mời những vị lớn tuổi, hoặc mời những vị nhỏ tuổi cũng bốn chữ này mà thôi. Hãy ngồi xuống đây nghỉ một chút xíu đi, hãy ngồi xuống đây tịnh dưỡng một chút.

Các bạn, cuộc đời của chúng ta bôn ba quá nhiều. Có khi nào nghĩ rằng tư thế ngồi mang lại lợi ích cho chúng ta không. Chúng ta chỉ ngồi mà không biết mình ngồi. Bởi vì thân ngồi đó mà tâm chẳng dưỡng cùng với thân. Tâm chạy nhảy như con khỉ trèo từ cây này tới cây kia, vạch lá hái quả, nghịch ngợm suốt ngày. Khọc ngày nay chứng minh được tư thế ngồi là một tư thế tịnh dưỡng toàn diện. Nhưng từ thuở xưa khi có con người, tư thế ngồi đã trở thành quá thông dụng, để buông thư, để nhẹ nhàng, để thong dong, để tự tại, để cởi mở, để đàm luận, để nói chuyện, để chia sẻ, để chúng ta có thể cùng hiểu nhau hơn, thấu nhau hơn, cũng từ tư thế ngồi. Như ngồi trà đạo, ngồi thiền đạo, ngồi tĩnh tọa, ôi cái tư thế ngồi tuyệt diệu như vậy mà ta chẳng chú ý, chẳng khác gì một cái ghế làm bằng ngọc cao quý ta chẳng bao giờ ngồi, lại chọn ở cái chỗ đau khổ, vùi đầu đi vào. Tư thế ngồi cao quý vô cùng, bởi vậy mà trong kinh thuở xưa bất cứ một lúc nào mà Đức Phật giảng kinh, để cho người nghe có thể nuôi dưỡng thần thức của mình tỉnh giác trong lời của Phật, Ngài đều tĩnh tọa nhẹ nhàng ngồi xuống trên tòa sen, đây là một cách nói tượng trưng. Tòa sen tức là sự tỉnh giác, Ngài ngồi xuống trên sự tỉnh giác. Và bởi vì ngồi trên ngôi tòa của sự tỉnh giác đó, Ngài trao, ban truyền cho chúng ta những ngôn lời đánh thức để chúng ta sẽ có một đời sống tỉnh giác thực sự như Ngài. Và lời của đức Phật là lời của bậc tỉnh giác ngồi trên ngôi vị giác ngộ, tư thế ngồi của Ngài vững chãi bởi nó tràn đầy năng lượng Từ Bi. Ta cũng hãy ngồi xuống theo như lời Phật, bởi khi đó Ngài có mời các đệ tử của Ngài rằng, các con hãy ngồi xuống đây. Chữ đây chính là Chánh Niệm, đây tức là ngay đây, tại lúc này, ở chỗ này.

Các bạn, hãy ngồi xuống đây. Chúng ta hãy ngồi xuống ngay đây, ngay tại chỗ này, giây phút này trong Chánh Niệm để thể nhập vào tự tánh chân như, lắng nghe ngôn lời sự sống từ bậc giác ngộ là đức Bổn Sư truyền thọ cho chúng ta. Đón nhận được ngôi lời hằng sống đó, năng lượng Từ Bi đó, từ trường yêu thương đó, nhất định mỗi người chúng ta sẽ thật sự tỉnh giác trong cuộc đời. Sống một đời sống tỉnh thức như vậy sẽ nhìn thật rõ, nhìn thấu để buông, nhìn rõ, nhìn thấu để hiểu. Nhìn rõ, nhìn thấu để yêu, và nhìn rõ, nhìn thấu để thương tất cả mọi người đang sống với chúng ta. Cội nguồn của đau khổ, phiền não nó tới là ta không nhìn trong cái tư thế ngồi, mà ta vội vội vàng vàng chạy ngược chạy xuôi, con mắt nhắm lại đâm đâu vô Vô Minh. Để từ đó, ta không thể nhìn rõ để thấu được việc đó mà buông. Ta không nhìn rõ để thấu, biết, để mà hiểu, để rồi cặp mắt mù lòa không thấy rõ thấu hiểu để yêu thương. Do vậy mà cuộc đời chúng ta luôn luôn đau khổ phiền não, bởi không thấy, không thấy trong tư tưởng nên suy nghĩ của ta cứ đụng vào những người khác. Như chiếc xe, hay va đụng nhau nguy hiểm vô cùng. Ngôn ngữ của chúng ta cứ va chạm hoài, để rồi tạo ra sự đấu khẩu, tranh chấp thô ác, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Còn thân xác này thì cứ tay chân chạm mãi gây gỗ với nhau. Từ đâu? Trong quan hệ từ gia đình, đến quan hệ hàng xóm, xã hội. Hãy nghe đức Phật một lần, chúng ta hãy ngồi xuống đây. Hãy ngồi xuống đây trong hơi thở Chánh Niệm, an dưỡng tịnh tâm trong vòng Chánh pháp.

Các bạn thân mến, chỉ có tư thế ngồi như vậy, vững chãi nuôi dưỡng cuộc đời trong hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa. Uống vào từng giọt cam lồ tịnh thủy lưu ly của tha lực Phật điển vào trong toàn bộ thân tâm của chúng ta. Để chúng ta được ngồi xuống một lần, ngồi xuống trong đời tịnh dưỡng, tịnh dưỡng trong cửa của thiền môn nơi thân và tâm đều ngồi xuống. Để dứt bỏ mọi trầm luân, để buông bỏ hết trầm luân, để buông bỏ hết tất cả mọi cái tập khí cũ mà đời đời, kiếp kiếp ta đã vô tình hoặc cố tình mang vào tích trữ trong tâm thức của chúng ta.

Hãy làm một cuộc ngồi xuống, ngay đây trong Chánh Niệm hơi thở cùng với Phật, tịnh dưỡng tiếp tha lực Phật điển Mu A Mu Sa. Để chúng ta nhìn thật rõ, thấu và biết, hiểu được, tường tận những gì đang chất chồng ở trong căn nhà tâm thức của chúng ta. Để từ đó ta bắt đầu dọn dẹp cho sạch, dọn dẹp cho sạch tâm thức. Những điều không cần biết của quá khứ, những điều không cần thiết, không cần hiểu của quá khứ, bởi vì nó là quá khứ chúng ta hãy đóng gói, hãy đóng gói, và rồi chúng ta đặt vào trong cái kho tàng của tâm không dính mắc, để không còn phải chui vào đó lần mò mở ra để đọc cái buồn cái vui. Mà ngay đây, ngồi xuống ngay đây, hãy ngồi xuống đây để chúng ta đọc từng chữ, từng giọt năng lượng Phật điển đang rớt, đang ban rải, đang thấm, thấm vào cuộc đời của chúng ta.

Các bạn, nếu từng hạt mưa trên cõi trời cao rơi xuống mà không thể thấm vào lòng đất, đâu có sự sống. Ông bà nói, như nước đổ lá môn, hoặc là nước đổ đầu vịt, trơn tuột chẳng dính được. Nếu chúng ta không biết nghỉ ngơi tịnh dưỡng khi ngồi xuống trong một sự tĩnh tọa, dưỡng tâm dưỡng khí, dưỡng thần, đón nhận lời trao truyền của đức Phật qua tha lực Phật điển, vội vội vàng vàng ở trong cả cuộc đời rồi, thì chẳng khác gì lá môn hứng lấy nước, nó chảy mất. Lời của Phật trân quý vô cùng, cao quý tột cùng, cũng chẳng có giá trị khi đổ xuống lá môn.

Các bạn thân mến, hãy ngồi xuống đây đó là lời đức Phật thường nói với đệ tử của các Ngài, các con hãy ngồi xuống đây. Trước khi Ngài bắt đầu truyền trao giáo pháp, khai thị một điều gì, tư thế của Ngài thong dong, tự tại, buông thư, nhẹ nhàng. Ngồi xuống tĩnh tọa trong pháp tòa sen tỉnh giác, sau đó Ngài nhìn vòng quanh từ trái qua phải, từng đệ tử một quán chiếu nhân duyên của họ và mời họ hãy ngồi xuống đây. Và như vậy Ngài bắt đầu buổi thuyết pháp, buổi truyền pháp. Các bạn và thể theo lời mời của chư Phật, các bậc Thánh chúng thời đức Phật đã nghe lời Phật và đã ngồi xuống ngay tại đó, ngay tại giây phút đó, ngay ở chỗ đó, ngay nơi Chánh Niệm hơi thở hoan hỷ vô cùng đón nhận từng lời của đức Phật. Tưới tẩm vào trong Trí Tuệ để nuôi dưỡng thần thức, để khởi nguồn trong sự sống mới, trong những ngôi lời của bậc tỉnh giác trao truyền cho chúng ta.

Các bạn, đức Phật không có xa. Ngài vẫn còn ở tại đây, nơi thế gian này. Ngài liên kết với chúng ta qua sự trao truyền hơi thở Chánh Niệm. Nếu như mỗi người chúng ta biết được điều đó như khi tới nhà, người ta đã mời ta ngồi xuống, như khách tới nhà ta cũng mời họ ngồi xuống. Nay chúng ta tới đây trong cuộc đời này, ngôi nhà của trần thế bề bộn, đức Phật đã tới gõ cửa như một vị khách cao quý. Và khi ta chưa kịp mời Ngài ngồi, Ngài đã mời chúng ta hãy ngồi xuống đây ngay trong Chánh Niệm để Ngài có thể đi vào cuộc đời của chúng ta. Chuyển hóa, nâng đỡ, dìu dắt và đồng hành với ta trên mọi nẻo đường để dọn dẹp cho sạch sẽ căn nhà của tâm thức.

Các bạn, hãy ngồi xuống đây. Các bạn ơi, hãy ngồi xuống đây. Chúng ta hãy đồng tâm ngồi xuống ngay nơi đây, tại chỗ này. Tại chỗ mà cuộc đời chúng ta đang sống, tại chỗ mà hơi thở còn vào ra. Đừng đợi đến lúc hơi thở đó ra rồi không còn vào nữa, ngồi cũng chẳng gặp, nằm cũng chẳng xong, chết cũng chẳng yên. Thế thì ngay bây giờ sao ta không ngồi xuống khi còn tỉnh giấc, khi còn tỉnh giác, khi còn có thân người, khi còn có phương tiện vi diệu này, để đón nhận lời khai thị của đức Bổn Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật. Ai là người đã tới trong cuộc đời ta và đã mời ta hãy ngồi xuống đây? Đó chính là đức Phật Bổn Sư Thích Ca, đức Bổn Tôn vi diệu vô thượng sự. Ngài đã rời tòa sen trên Niết Bàn, bước bàn chân nhỏ bé mang thân xác làm người như chúng ta, cũng ăn cũng uống, cũng ngủ cũng nghỉ, cũng cười cũng vui, cũng có buồn có tủi. Nhưng không bao giờ có sự dính mắc vào cái cảm xúc đó, để rồi Ngài tới cuộc đời chúng ta, gõ cửa tâm linh và mời ta hãy ngồi xuống đây. Trong tư thế ngồi buông thư nhẹ nhàng tịch dưỡng trong Mu A Mu Sa, hơi thở Chánh Niệm, mỗi người chúng ta sẽ có một cơ hội đặc biệt gắn kết mật thiết liên tục từng giây, từng phút với từ trường yêu thương của Phật, với mạng mạch yêu thương của Phật, với ân điển nguồn sống của Phật. Và đón nhận được từng ngôi lời khai thị sự sống từ đấng vô thượng sư, đấng đại giác, đấng đại ngộ, bậc thầy của chúng ta.

Các bạn, nương theo Phật là nương theo ánh minh tuệ, nương theo Phật là chúng ta được mời ngồi xuống nơi tòa sen tỉnh giác, chẳng phải nơi chốn đau khổ, phiền não, ngược xuôi. Tâm của con người như con khỉ, mà người xưa hay nói, tâm như ý mã. Có nghĩa là tâm và ý ta như con ngựa chạy hoài, con ngựa nó cứ chạy, ít có khi nào nó nằm, nó ngồi. Nó đứng nó chạy, quần quật cả ngày làm thân trâu ngựa, buồn lắm. Tâm của ta mà như trâu, như ngựa, cứ cày ruộng, cứ chạy ở trong rừng làm sao có sự tỉnh giác. Chính vì thế đức Phật đã tới, đức Bổn Tôn Thích Ca đã tới và mời chúng ta, hàng đồ chúng đệ tử chúng ta đây, hãy ngồi xuống đây. Nếu ai thành tâm sẽ nghe được ở trong lương tâm của mình tiếng mời gọi thật rõ. Phật nói, các con ơi, hãy ngồi xuống đây. Mà khi chúng ta nghe được tiếng hãy ngồi xuống đây, chúng ta hoan hỷ ngồi xuống, có nghĩa chúng ta đã sẵn sàng. Khi ta sẵn sàng ngồi xuống theo lời mời của đức Bổn Tôn Thích Ca, chính là lúc chúng ta đón nhận được từ trường yêu thương. Chính là lúc sa mạc khô cằn, nóng bỏng kia được tưới tẩm bằng nước tình yêu. Sa mạc đó sẽ có nguồn sự sống, sông suối bắt đầu khai nguồn chảy quanh, đất cát sẽ bắt đầu trù phú, cây cối bắt đầu mọc, sinh linh vạn vật bắt đầu được trổi dậy từ trong sa mạc khô của cuộc đời.

Chúng ta ai cũng từng tạo nghiệp, chúng ta ai cũng từng tội lỗi, chúng ta ai cũng từng gây ra nhiều bất thiện nghiệp để rồi nước cam lồ, nước phước báu của pháp thiện nơi chúng ta tạo được vô lượng kiếp, và nhận được từ sự hồi hướng, thương yêu của cửu huyền thất tổ, ông bà, cha mẹ đã khô hết, đã cạn hết, đã không còn. Thì nay vẫn còn một chút xíu phước báu trong cuộc đời để Phật ghé ngang qua sa mạc cuộc đời khô cằn, chết chóc kia của chúng ta, mời chúng ta ngồi xuống: hãy ngồi xuống đây các con ơi. Để làm gì, Ngài mở vòi rồng của năng lượng Từ Bi, tuôn, tuôn xuống, trào xuống, ban xuống, gởi xuống để cho sa mạc cuộc đời không còn là sa mạc, thành những thửa ruộng trù phú, tốt đẹp cho ta trồng trọt, ta gieo mầm và cho muôn người cùng tới hưởng phước lành với chúng ta. Mỗi một cuộc đời của chúng ta nếu biết ngồi xuống ngay đây trong hơi thở Chánh Niệm bởi lời mời của Phật, thì đời sống bất thiện của ta sẽ trở thành thửa ruộng, thửa ruộng phước điền cho ta gieo trồng mầm mống tốt đẹp, cho muôn người cùng vào đó nơi thửa ruộng cuộc đời ta, bắt đầu trồng ở nơi đó những điều tuyệt vời nhất. Các bạn đó là hạnh phúc và bình an.

Hãy ngồi xuống đây, hãy ngồi xuống đây ngay nơi thềm của tâm thức, tịch tĩnh trong Chánh Niệm. Hãy ngồi xuống đây, hãy nghỉ nơi đây, nghỉ nơi Chánh Niệm Mu A Mu Sa, hãy ngồi xuống đây nơi cửa Phật thiền môn để thấy rõ chân tâm của mình, để dứt bỏ trầm luân, để buông hết những trần lao trong cái cõi hồng trần tục lụy đau khổ. Và rồi để chúng ta ngồi nơi cánh cửa thiền môn Chánh Niệm tịch tĩnh Mu A Mu Sa, để xa lìa tất cả những tập khí cũ. Chúng ta hãy đồng cùng với nhau phát nguyện như vậy từ trong lương tâm của mình. Chúng con sẽ nguyện thực tập theo lời của đức Phật dạy là chúng con sẽ ngồi xuống ngay đây, nơi hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa, nơi cửa thềm tâm thức đức Phật mời gọi, để chúng con thấy rõ chân tâm của chúng con, thấy rõ pháp Phật tâm của chúng con. Từ đó thấu, hiểu, buông, buông là buông hết mọi trầm luân trần lao đau khổ. Buông là buông gì? buông những cảnh đau khổ tham, sân, si, hỷ, nộ, tham ái, tham dục trong cuộc hồng trần bể dâu này. Và để buông gì? buông tánh chấp, tất cả để rồi xa lìa những tập khí cũ đó, tịnh dưỡng trong ân điển của Phật, sống, sống trở lại, đứng dậy từ mồ hoang cỏ dại, để tươi vui an lạc hạnh phúc.

Các bạn, chúng ta đang tái sinh trở lại trong mùa Vu Lan. Tái sinh trong ân điển của Phật, trong lời giáo dưỡng của Phật, bởi chúng ta biết nghe lời của Phật mời gọi. Đó là hãy ngồi xuống đây nơi hơi thở Chánh Niệm. Hãy ngồi xuống đây nơi thiền môn thanh tịnh của  tự thân có Phật tánh. Hãy ngồi xuống và đưa tay phải của Trí Tuệ đặt vào lòng tay trái của Từ Bi. Chúng ta hãy ngồi xuống ngay thềm tâm thức, Chánh Niệm, nơi thiền môn thanh tịnh, cùng với Phật giúp đón từ trường yêu thương. Mời các bạn.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực tiếp năng lượng Từ Bi khai mở Trí Tuệ để cho chúng con nghe được lời mời của Phật là hãy ngồi xuống đây nơi hơi thở Chánh Niệm thiền môn thanh tịnh tiếp đón Phật điển. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào, trì mật chú Mu A Mu Sa. (7 biến)

Mô Phật! Các bạn thân mến, chúng ta dành quá nhiều thời gian để tranh cãi, để phán xét người đúng, người sai. Trong thế giới này nếu nói về các loài chim biết hót, tiếng hót nào cũng hay. Tuy nhiên, tùy theo từng con người cảm xúc và căn duyên, có những loài chim hót lên họ nghe thích thú, có loài chim không thuộc họ nên họ tưởng như nghe tiếng cú kêu. Chúng ta nên nhớ, sống ở trên đời phải mở rộng vòng tay, phải biết ngồi xuống tại nơi đây hơi thở Chánh Niệm lìa xa sự chấp trượt, từ ngôn ngữ, từ phong cách, từ hành động không có dính mắc, chúng ta mới tận hưởng được cái đẹp của thiên nhiên tự tại bày tỏ trước mặt chúng ta, mà ta có phước báu trực diện họ qua nhiều phương tiện. Nhớ rằng tất cả chỉ là phương tiện, pháp của Phật cũng chỉ là phương tiện để đánh thức. Và trong cuộc đời của chúng ta, áp dụng thật nhiều phương tiện trong cuộc sống. Tư thế ngồi là một phương tiện tịnh dưỡng, là một phương tiện nuôi dưỡng. Tư thế ngồi là một phương tiện tuyệt vời để buông thư, thong dong, tự tại, để buông bỏ. Tư thế ngồi là một tư thế mà Phật sách tấn chúng ta trong cái lăng nhăng như con khỉ của cuộc đời phải biết ngồi xuống ngay đây, hơi thở Chánh Niệm thiền môn thanh tịnh. Hãy ngồi xuống để cùng với mọi người ở một tư thế ngồi bình đẳng như nhau không cao thấp, không tranh chấp, không khen chê. Trên đời này cái gì gọi là đúng, cái gì gọi là sai. Trên đời này phương hướng nào gọi là đông, là tây. Tất cả chỉ là sự mặc định, đặt để từ chúng ta để xác định được điều ta đang nói mà thôi. Còn nếu không có dính mắc thì cõi lòng rộng thênh thang, tự nhiên, tốt đẹp.

Các bạn thân mến, hãy ngồi xuống đây, đó là những tư thế ngồi đặc biệt mà khi khách tới nhà ta mời ngồi. Và khi tới cửa thiền môn, chúng ta được quý Thầy mời xuống, ngồi xuống để gọi là trà thiền, trà đạo, hoặc đàm đạo. Chúng ta nói chuyện đạo để nuổi dưỡng đời sống luôn luôn ở tư thế ngồi. Các bạn, các  bạn hãy ngồi xuống và hãy mời tất cả những ai còn lăng nhăng trong cuộc đời hãy ngồi xuống với các bạn tại nơi đây hơi thở Chánh Niệm. Ta không mang trà như cửa Phật, cửa thiền ra như trà ô lông, ôi mắc tiền, như trà ướp hoa sen tìm khó khăn. Những thứ trà cực phẩm như vậy, uống vào uống đau lòng, bởi vì từng giọt trà ta uống vào đó là mồ hôi nước mắt của những người nông dân trồng trọt chẳng được bao nhiêu tiền. Nhưng khi vào tay của bàn tay thương buôn, nó độn giá lên cả trăm, cả ngàn lần, ta uống giọt trà đó sao gọi là thiền được. Nếu gọi là trà thiền thì phải từng trong giọt trà đó ta phải thấm nhuần được công lao mồ hôi, nước mắt, khổ cực của người trồng trà kia để hồi hướng cho họ kìa. Trước khi các bạn uống trà thiền, những động tác chậm rãi nhẹ nhàng từ cái tách, cái bình, từ mọi thứ tiền thật là mắc, trà thật là mắc nhưng trong con mắt cảm nhận của trà đó, có ai liên tưởng đến công lao, trần lao đau khổ, mệt mỏi, xương máu của người trồng trà không? Ta đừng mời khách uống trà gọi là thiền, các bạn. Ta hãy mời họ uống tha lực Phật điển, nước Từ Bi cam lồ, không bằng công lao, không bằng mồ hôi, không bằng nước mắt của những người nông dân nữa, mà bằng tình yêu vô thượng của đấng giác ngộ đã gửi tới cho chúng ta. Đây không phải là trà, mà là nước tịnh thủy, đây là tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi.

Chúng ta hãy mời gọi những người khách tới với cuộc đời của chúng ta như là đấng bậc sinh thành, hoặc vợ chồng, con cái. Nhớ hãy mời những vị khách trần qua sáu giác quan của chúng ta, ngồi xuống trong thềm thiền môn thanh tịnh của hơi thở Chánh Niệm. Hãy mở bình nước cam lồ tịnh thủy, tha lực Phật điển của đức Bổn Tôn Thích Ca, mời họ uống, để từng giọt nước tinh khiết, Từ Bi đó tẩy trần tục lụy, tẩy mọi trầm luân, tẩy mọi trần ai, tẩy mọi tập khí. Các bạn, tẩy mọi trần tâm còn vướng vào trong lòng của chúng ta. Hãy phát nguyện cùng với nhau đi, là chúng con đệ tử nơi đây thực tập theo lời Phật dạy, ngồi xuống. Là chúng con hãy ngồi xuống ngay chỗ này, chúng con ngồi xuống ngay đây, hơi thở Chánh Niệm, ngôi thiền tự tĩnh lặng, buông thư nhẹ nhàng, và mời tất cả những vị khách trần tới với chúng con qua sáu căn. Uống giọt nước trong tách cam lồ của Phật, từ trường yêu thương.

Và chúng ta cũng hãy mời những đấng bậc sinh thành, vợ chồng, con cái, những vị khách tới trong cuộc đời do nhân duyên và phước báu, do duyên nợ, uống cam lồ tịnh thủy, uống từ trường yêu thương của Phật để chúng ta giải thoát cho nhau, để chúng ta tịnh dưỡng và sống. Giải thoát gì? giải thoát khỏi miền đất tâm vương vấn tục lụy hồng trần đau khổ. Để uống vào năng lượng Từ Bi, yêu mà cống hiến, thương mà phụng hiến, hoàn toàn không đòi lại sự đáp ứng của người khác. Chỉ có một lòng, dốc hết lòng, bỏ hết tất cả cuộc đời này cho sứ mệnh phụng hiến tha nhân. Nhất là phụng hiến đấng bậc sinh thành trong mùa Vu Lan này.

Các bạn thân mến, đó là đề mục mà chúng ta quán chiếu. Nghe theo lời Phật để thể nhập, khế nhập vào, thẩm nhập vào Phật tánh chân như, thể tại của Bát Nhã Như Lai. Là hãy ngồi xuống đây nơi hơi thở Chánh Niệm vào ra của tha lực Phật điển Mu A Mu Sa.

Mời các bạn đặt bàn tay phải Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái. Nghe theo lời của Phật dùng Trí Tuệ và Từ Bi, thể nhập, thẩm nhập, thấm nhập vào năng lượng, Trí Tuệ bát nhã Như Lai thường hằng bất biến. Mời các bạn.

Chúng con đồng nguyện mươi phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh. Và gia trì Phật lực khai mở Trí Tuệ để chúng con biết mời gọi tất cả những khách trần, hãy ngồi xuống đây nơi hơi thở Chánh Niệm, và mời họ uống từ trường yêu thương của Phật. Hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào, trì mật chú Mu A Mu Sa. (7 biến)

Mô Phật! Bảo Thành cảm ơn các bạn, cảm ơn quý Sư cô, Eileen, Bảo Không và tất cả các bạn đồng tu. Chúng ta đã xong hai mươi mốt biến vi diệu âm Mu A Mu Sa. Chúng ta đồng nguyện rằng thực tập thiền năng lượng Từ Bi của Phật, Chánh Niệm Mu A Mu Sa. Để làm gì? Chúng ta nghe theo lời mời gọi của Phật, hãy ngồi xuống đây. Chúng ta cùng ngồi xuống nơi thềm tâm thức, hơi thở Chánh Niệm, thiền tịnh song tu, thiền mật song tu. Các bạn thấy chưa, để làm gì các bạn? Để từ trong cửa thiền môn thanh tịnh đó, chúng ta, Bảo Thành, quý Sư cô và các bạn sẽ đồng nhất, hiệp tâm với lời mời của Phật, uống từng giọt cam lồ, tha lực từ trường yêu thương, để mở được nhãn, con mắt Trí Tuệ nhìn rõ, thấu mọi trần tâm ở trong lòng. Thấy rõ tâm thức, mọi trần tâm, mọi trần lao, mọi vị khách trần đang ở đó, để làm gì? Để chúng ta dứt bỏ luân hồi, buông bỏ hết những trần tâm, xa lìa hết tập khí cũ, sống an vui trong cuộc đời. Cảm ơn các bạn đã đồng tu. Hãy chắp tay lại để chúng ta hồi hướng công đức.

Chúng con nguyện mươi phương chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi xuống muôn loài chúng sanh. Chúng con đệ tử phát nguyện thực tập thiền năng lượng Từ Bi, tha lực Phật điển để ngồi xuống nơi hơi thở Chánh Niệm, thiền môn thanh tịnh để nhìn rõ chân tâm, buông bỏ trầm luân. Buông bỏ những khách trần, xa lìa tập khí, sống an vui tự tại trong gia đình. Đồng tu hôm nay có chút phước báu nào, nguyện hồi hướng tới các nguyên thủ các quốc gia cũng biết đón nhận tha lực Phật điển yêu thương, thành lập chính sách hòa bình cho thế giới. Chúng con cũng đồng tâm cầu nguyện cho các nhà khoa học gia ngành y, ngành dược chế ra được vaccine chữa lành bệnh đại dịch. Cầu nguyện cho tất cả các bác sỹ, y tá, y sỹ, nhân viên cứu trợ trên toàn thế giới phát tâm rộng lớn, chữa lành bệnh nhân. Và chúng con nguyện cầu cho cả thế giới, đặc biệt là Việt Nam của chúng con mau thoát khỏi cảnh ôn dịch và trở lại đời sống bình an, hạnh phúc. Cầu nguyện cho các hương linh vừa tử vong siêu sanh miền lạc quốc. Chúng con nguyện mười phương Chư Phật Từ Bi chứng minh. 

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn