Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh.
Các bạn thân mến, trong Thiền Mật song tu Thất Bảo Huyền Môn, mỗi người chúng ta phải thuần thục được hơi thở của mình. Hơi thở được hít vào bằng mũi đưa xuống bụng rồi phình bụng ra, giữ ở đó 3 giây rồi ta thở ra hóp bụng vào trì mật chú. Hít bằng mũi phình bụng, thở bằng miệng hóp bụng. Hít bằng mũi ta phình bụng, thở bằng miệng hóp bụng và trì mật chú. Hơi thở cứ như vậy vận hành, chúng ta an trú tâm của mình vào hơi thở đó gọi là an trú trong hơi thở Chánh Niệm. Và đồng trì vi diệu âm Mu A Mu Sa để chúng ta đón tiếp được Phật lực gia trì vào thân tâm của chúng ta.
Giờ đây mời các bạn đặt bàn tay phải Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái Từ Bi chúng ta sẽ vận hành
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Mu A Mu Sa
Xin Chư Phật chứng minh cho sự đồng tu của chúng con:
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh để chúng con có sự gia trì của Phật lực mà khai mở tha lực. Các bạn hít vào bằng mũi, phình bụng. Các bạn thở từ từ, hóp bụng, trì mật chú
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật! Bảo Thành và các bạn, chúng ta vừa đồng tu 7 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa. Mỗi người chúng ta khi đồng tu với nhau đều tiếp được thật nhiều tha lực Phật điển vào thân tâm. Chủ đề hôm nay của chúng ta là “khai mở tha lực”. Ta tiếp được tha lực rồi còn khai mở tha lực làm gì nữa? Đây là câu chúng ta tự vấn để hiểu rõ. Các bạn, trước khi đi sâu vào đề mục quán chiếu đó chúng ta nói về hơi thở nó quan trọng như thế nào. Đức Phật là Đấng Đại Giác Đại Ngộ bằng cách Ngài đã khám phá ra rằng hơi thở theo chúng ta từ thuở sinh ra cho tới khi chúng ta từ trần. Khi chúng ta hình thành con người này trong bụng mẹ, chúng ta đã bắt đầu có hơi thở. Nương vào hơi thở của mẹ, đồng hành với hơi thở của mẹ để chúng ta thở. Đây là mấu chốt để chúng ta nhớ rằng khi ở trong bụng mẹ chúng ta thở nhưng phải thở cùng một nhịp với mẹ. Chúng ta thở là vì chúng ta nương vào hơi thở của mẹ, nếu mẹ không thở ta sẽ chết. Và khi sinh ra làm người, đã thành người rồi ta tự động thở. Sự tự động thở đó chẳng phải do ta điều khiển mà đó là sự vận hành tự nhiên của cấu tạo cơ thể của chúng ta. Đức Phật đã nhìn ra hơi thở đó tới với chúng ta suốt cuộc đời và rồi khi cuộc đời viên mãn nó ra đi. Và quán chiếu trong hơi thở đó Đức Phật thấy lợi lạc của quán chiếu hơi thở rằng nếu chúng ta an trú trong hơi thở thì chúng ta không bị cảnh giới bên ngoài lôi kéo, tâm của chúng ta sẽ tịch tĩnh an nhiên. Không có một cái gì thuận lợi, dễ dàng đồng hành cùng với chúng ta suốt cuộc đời như hơi thở. Hơi thở còn ta còn. Hơi thở hết ta hết. Ta đi tới đâu hơi thở có mặt ở đó. Hơi thở có mặt trong 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, trong mỗi giây, mỗi phút và trong suốt cuộc đời của kiếp người. Phật nhìn thấy điều đó nên đã mượn hơi thở là phương tiện vi diệu để an nhiếp tâm vào hơi thở. Nếu chúng ta dùng tâm và Tánh Biết đồng hành với hơi thở của ta thì khi hơi thở ra đi tâm và Tánh Biết của chúng ta cũng sẽ đồng hành với hơi thở mà tái sanh.
Các bạn thân mến, tất cả chỉ là một thói quen. Bất cứ một chuyện gì trên đời cũng khó nếu ta không quen. Thói quen đó được lặp đi lặp lại do chính ta và được lặp đi lặp lại khi hình thành nhân cách bởi sự giáo dục của cha mẹ, của thầy cô và của xã hội. Những sự việc tốt đẹp được lặp đi lặp lại trong cuộc đời của chúng ta trở thành một thói quen tốt. Những điều xấu được lặp đi lặp lại trong chúng ta và trở thành thói quen xấu. Người đi tu là từ bỏ những thói quen xấu để thực hành những thói quen tốt, thường xuyên để trở thành thuần thục, thuần hóa mình với thói quen tốt đó để cho mình tốt bởi đời sống chỉ là một thói quen. Nếu hồi nhỏ chúng ta ăn cay, lớn lên chúng ta ăn cay được. Nếu ta không ăn cay thì khó có thể ăn cay được sau này. Đó là thói quen ăn uống ẩm thực từ trong gia đình, thói quen sinh sống, thói quen tu học, thói quen làm việc. Đức Phật thấy chúng ta nên thực tập một thói quen ngay là đồng hành với hơi thở. Hơi thở là sự sống của ta. Nếu ta không đồng hành với hơi thở mà để cho hơi thở tự động vận hành thì điều đó cũng rất bình thường. Nhưng ta lại không có cơ hội để khám phá đời sống tâm linh vi diệu. Chính vì đồng hành với hơi thở mà tâm ta an trú trong Tánh Biết để từ đó ta có cơ hội nhìn rõ hơn sự mầu nhiệm của đời sống tâm linh vốn có trong Phật Tánh của chúng ta. Đây là chìa khóa Phật sử dụng và ứng dụng để đi vào công trình tu luyện đạt tới sự chứng ngộ viên mãn không còn đau khổ. Và đây cũng là cái mà chúng ta bắt đầu suy nghĩ trở lại thuở chưa sinh ra trong bụng mẹ để thấy sự khai mở tha lực phải như thế nào. Các bạn và Bảo Thành chúng ta cùng trở về thuở ở trong lòng mẹ. Các bạn đã đủ lớn để hiểu chuyện này.
Khi chúng ta ở trong bụng mẹ chúng ta có thở đấy, khi hình thành đầy đủ thì bắt đầu có nhịp thở. Trái tim, não bộ của chúng ta hoạt động đồng bộ và chúng ta bắt đầu kích hoạt được phổi từ đó chúng ta thở. Nhưng ở trong bụng mẹ chúng ta thở với hơi thở của mẹ, chúng ta nương vào hơi thở của mẹ khi chúng ta còn ở trong bụng mẹ. Bởi chúng ta chưa được sanh ra, bởi chúng ta chưa thể tự chủ được cuộc đời nên chúng ta phải nương vào sự sống của mẹ, hơi thở của mẹ. Lấy chân lý ngay chỗ này để thấy rằng nó nhiệm mầu cao siêu trong sự khai mở tha lực. Khi chưa tự chủ còn trong bụng mẹ ta nương vào hơi thở của mẹ. Khi là con người chưa tự chủ được, chưa tự chủ gì? Đó là sự Sanh − Tử của mình. Chúng ta phải nương vào đâu? Tha lực của Chư Phật. Tha lực của Chư Phật là hơi thở của cha mẹ truyền vào cho chúng ta khi chúng ta chưa tự chủ được Sanh − Tử. Các bạn nên nhìn rõ sự so sánh này để thấu chân lý. Khi chúng ta còn là đứa con trong bụng mẹ chưa thể tự chủ được cuộc sống ta phải nương vào hơi thở của mẹ qua sự gắn kết chặt chẽ giữa ta và mẹ. Từ sự ăn uống cho đến hơi thở đều truyền qua rốn của chúng ta tức là có sự gắn kết chặt chẽ. Cho tới khi chúng ta được sanh ra mới lìa khỏi sự nương nhờ đó và bắt đầu vận hành để tự chủ. Khi chúng ta chưa tự chủ được Sanh − Tử, chúng ta nương vào tha lực của Chư Phật như nương vào hơi thở của mẹ để tồn tại, để phát triển, để tinh tấn, để trưởng thành. Và khi chúng ta đã trở thành dõng mãnh, ta không còn nương vào tha lực đó nữa. Còn nếu như khi còn trong bụng mẹ mà chúng ta không có sự gắn kết ta sẽ tự hủy hoại mình. Khi còn chưa làm chủ được Sanh − Tử mà ta thiếu sự gắn kết với Chư Phật, giáo lý của Ngài, tha lực của Ngài chúng ta cũng đang tự hủy hoại chính mình.
Do đó, tha lực là điều rất cần cho những ai có nhân duyên tu tập Thất Bảo Huyền Môn. Bảo Thành xin nhắc lại, tiếp được tha lực của mười phương Chư Phật rất quan trọng với bạn nào có nhân duyên tu tập Thất Bảo Huyền Môn. Còn nếu các bạn có nhân duyên với các Pháp môn khác Bảo Thành không nói tới. Nhưng nếu các bạn có nhân duyên tu tập Pháp môn này và tìm hiểu, các bạn nên nhớ tha lực khi tiếp được rất quan trọng. Nó là đề mục chính để chúng ta tu luyện, trưởng thành đời sống tâm linh. Khai mở tha lực như thế nào? Mỗi khi chúng ta trở lại với lời Phật dạy là phải tập làm quen với hơi thở. Hơi thở và ta phải trở thành hai anh em sinh đôi. Hai anh em sinh đôi này phải luôn luôn gắn kết với nhau, giống nhau từ tư tưởng và hình dáng. Nghĩa là khi thở vào tâm ta phải ở ngay chỗ đó mà đi vào, hơi thở ra tâm ta ở đó mà đi ra, tâm ta đi vào và đi ra cùng với hơi thở miên mật. Cái này có thể khó nếu chúng ta chưa thực tập nhưng thực tế rất dễ dàng bởi đã nói từ đầu nó chỉ là một thói quen. Hơi thở vốn đã có chỉ cần lưu tâm tới, nếu ta thấy được sự an trú, lưu tâm, giữ tâm trong hơi thở sanh lợi lạc chúng ta sẽ làm. Còn nếu chúng ta không thấy được sự lợi ích của nó thì chúng ta sẽ không bao giờ làm. Ở trên đời này một việc gì đó chúng ta thấy lợi ích thì chúng ta sẽ rất thích và làm chuyện đó. Ví dụ một món đồ ăn, ăn vô ngon mà khỏe thì chúng ta sẽ thường xuyên ăn. Chúng ta tự động thích thú ăn và thành thói quen ăn những món ăn đó. Nếu như món ăn đó ăn vô đau bụng, thổ tả, bệnh tật, chúng ta dứt khoát sẽ không bao giờ ăn nữa trở thành thói quen khi gặp tới là chúng ta ngừng. Đó là thói quen phản ứng có điều kiện hay là phản xạ có điều kiện khi chúng ta thực tập.
Chúng ta phải thực tập thành phản xạ có điều khiển, nghĩa là đặt để mình vào hơi thở, vì chúng ta thấy Đức Phật đã truyền dạy cho chúng ta hơi thở rất quan trọng. Nếu chúng ta an trú nghĩa là Chánh Niệm trong hơi thở chúng ta sẽ có thật nhiều lợi lạc trong cuộc sống từ tinh thần, vật chất tới thể chất đều tốt đẹp. Chúng ta quy y Phật, tin vào giáo pháp của Ngài một cách tuyệt đối. Nay Đức Phật dạy giữ được hơi thở Chánh Niệm chúng ta sẽ làm giàu đời sống tâm linh, vật chất và thể chất của chúng ta. Nghe theo lời Đức Thầy của mình dạy, ta thực tập theo, sẽ thành một thói quen. Tha lực sẽ được khai mở khi chúng ta an trú vào hơi thở và chúng ta trì niệm mật chú Mu A Mu Sa là chúng ta tiếp được tha lực của Phật. Chúng ta chỉ tiếp được tha lực của Phật thôi còn làm sao khai mở được tha lực đó vận hành trong cơ thể của chúng ta là một chuyện mỗi người chúng ta phải ý tứ ngày hôm nay để công phu. Cũng như cơ thể chúng ta ăn vào nó có tiêu hóa được hay không. Nếu chỉ ăn mà không tiêu hóa, nếu chỉ uống mà không tiêu hóa được nó sẽ không có tốt cho sức khỏe. Đối với tha lực nếu chúng ta chỉ tiếp vào tha lực mà không khai mở được tha lực đó vận hành thì chẳng giúp ích cho đời sống tâm linh của chúng ta. Do đó, chúng ta cần phải khai mở tha lực có nghĩa là mỗi người chúng ta phải làm chủ tha lực khi chúng ta tiếp vào qua sự ban rải của Chư Phật để vận hành nó giúp ích cho đời sống của tâm linh và đời sống của con người, tăng trưởng phước báu trong pháp thiện.
Chúng ta phải học ứng dụng điều này, khai mở tha lực để ứng dụng. Chúng ta tu là để khai mở Trí Tuệ do đó khai mở được tha lực vận dụng để khai mở cho Trí Tuệ của chúng ta. Khi chúng ta trì niệm mật chú Mu A Mu Sa rồi, thì đầu tiên chúng ta phải hòa mình vào với thiên nhiên, của cơ thể và sự tự vận hành của tha lực. Cái này rất quan trọng, chúng ta phải hòa mình vào với thiên nhiên của tự thể và tha lực vận hành trong tâm và thân của chúng ta. Nghĩa là chúng ta không dùng bất cứ sự tính toán, xếp đặt nào để đụng chạm đến nguồn tha lực đang tiếp vào cơ thể. Mà ta chỉ an trú trong hơi thở Chánh Niệm để cho tha lực của Chư Phật vận hành cùng với tự thể của thân. Khi nó hòa quyện vào với nhau như nước thấm vào lòng đất thì đất đó sẽ là nơi có thể gieo mầm cho tất cả sự sống khác. Các bạn nhớ ngay chỗ đó, khi nước và đất thấm vào với nhau thì từ chỗ đó là nơi gieo mầm cho sự sống. Khi chúng ta an trú trong hơi thở Chánh Niệm và trì mật chú Mu A Mu Sa chúng ta phải để cho nước tha lực thấm vào thân là đất. Đất là tâm địa của chúng ta hoặc gọi là phước điền, ruộng phước điền, điền là ruộng, phước là phước báu. Cái ruộng phước báu của chúng ta là thân đây, là thân tâm của chúng ta, gọi là phước điền, đây là ruộng tức là đất. Bây giờ dịch cho nó dễ hiểu: thân tâm của chúng ta là một mảnh đất, tha lực Phật điển là nước. Chúng ta phải để cho nước tha lực thấm vào thân tâm hòa quyện, bằng cách không tác động vào chúng, không làm chủ chúng. Chúng ta chỉ an trú vào trong hơi thở Chánh Niệm và trì mật chú Mu A Mu Sa mà thôi. Chính vì chúng ta nương vào hơi thở và trì mật chú và để giữ cho Tánh Biết trong hơi thở Chánh Niệm đó mà chúng ta giúp sức cho nước tha lực có thời gian thấm nhuần vào thân tâm của chúng ta. Và khi nó đã thấm nhuần rồi tự động nó cân bằng huyệt mạch, kinh mạch, Luân Xa khai mở, tự thể của chúng ta sẽ tự động vận hành hòa hợp với thiên nhiên, đồng nhất thể không khác biệt.
Đây là phép quán an trú trong hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa để dùng Tánh Biết quán chiếu tứ đại tự động điều hòa bởi nước tha lực thấm vào thân tâm của chúng ta. Đồng một lúc chúng ta quán chiếu Tứ Đại tức đất, nước, gió, lửa. Đức Phật dạy hình thành cơ thể này do bốn Đại tức là bốn thứ đất, nước, gió, lửa. Nay chúng ta để cho đất, nước, gió, lửa tự động vận hành trong thân tâm của chúng ta, thấm nhuần hòa quyện với tha lực Phật điển để tăng trưởng sự tự nhiên vốn có trong phương tiện làm người. Khi phương tiện làm người đất, nước, gió, lửa được điều hòa bởi tha lực Phật điển nó sẽ tự động hiển lộ những điều vi diệu vốn có ở trong đó. Nhưng cần phải an trú Tánh Biết trong hơi thở Chánh Niệm. Hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa sẽ giúp cho chúng ta tăng trưởng được Tánh Biết và tịch tĩnh trong hơi thở Chánh Niệm đó để quán chiếu Tứ Đại vận hành điều hòa. Khi tứ đại vận hành điều hòa muôn điều kỳ diệu như Chư Phật nói thân người nếu có thật là khó nhưng nếu có được thì nó là một phương tiện mầu nhiệm tuyệt vời để chúng ta tu luyện thành Phật. Do đó, khi tiếp được tha lực rồi chúng ta để nó thấm vào Tứ Đại của chúng ta nghĩa là chúng ta đang vận dụng tự nhiên của tứ đại của cơ thể. Đó gọi là khai mở tha lực. Khai mở có nghĩa là ta đón nhận để nó thấm vào thân tứ đại này rồi từ tứ đại này muôn mầm sống khác từ trí tuệ Bát Nhã cho tới trí tuệ hiểu biết ở đời nương vào đó mà trỗi dậy, mà nảy mầm, mà sinh sôi kết trái một cách rất tự nhiên, hòa mình vào với sự tự nhiên đó. Tánh Phật là tánh tự nhiên vốn có, tự nó phát triển tốt đẹp nếu chúng ta hòa mình vào. Còn nếu chúng ta tách biệt ra thì chúng ta như hai người anh em sinh đôi đã không còn có sự gắn kết, dần dần mất đi sự liên lạc và chẳng còn có sự mật thiết.
Hơi thở và Tánh Biết là hai anh em sinh đôi cần được gắn kết và tập luyện một cách thường xuyên để vận hành trong đời sống của con người để khi chúng ta tiếp được tha lực Phật điển ta biết khai mở tha lực này vận hành bằng cách nhiếp trong hơi thở vi diệu âm Mu A Mu Sa và để tự nhiên cho tha lực của Phật điển ta tiếp được hòa quyện, thấm nhuần vào với thân tứ đại của chúng ta. Do vậy, khi tha lực tác động vào thân ta phải để thật tự nhiên. Nó chuyển động ở đầu hay ở chân tay, toàn thân, chỗ nào cũng được ta chỉ dùng Tánh Biết biết nó nhưng không bám víu vào nó. Biết nó nhưng không chấp có chấp không, chỉ dùng Tánh Biết để biết. Chúng ta nên nhớ các giác quang của chúng ta là vi diệu nếu chúng ta biết áp dụng Tánh Biết không chấp trược, bám víu thì nó trở thành một phương tiện tuyệt hảo. Còn nếu chúng ta không dùng Tánh Biết mà để cho các giác quan của chúng ta tiếp xúc với cảnh trần ở bên ngoài để rồi những cảm thọ của chúng ta nó tạo ra điều đó, biết được điều đó, thấy điều đó, cảm được điều đó chúng ta bám víu cho nó là của ta, là thật của ta, thì chúng ta đã chấp vào đó nên tăng trưởng những thọ tưởng của chúng ta, tưởng thức của chúng ta. Tưởng thức là điều tốt nếu chúng ta biết ứng dụng bởi nó là của ta, nó là phương tiện. Nhiều người từ bỏ tưởng thức, bởi vì không biết vận hành tưởng thức nên sợ hãi. Nếu con người không có tưởng thức, không có năm thức chúng ta chết rồi, chẳng còn là người nữa bởi năm thức đó nó vừa xấu, vừa tốt. Xấu là vì ta không biết ứng dụng Tánh Biết nên ta đọa vào cảnh giới đau khổ. Nhưng nếu chúng ta biết ứng dụng Tánh Biết vào hơi thở Chánh Niệm để quán chiếu năm thức này, ở trong đó có thọ tưởng: thọ và tưởng thức.
Người tu tập Thất Bảo Huyền Môn tưởng thức của chúng ta và thọ thức của chúng ta thật rõ ràng. Cảm thọ và tưởng thức phát triển thật là nhanh. Nhưng vì chúng ta an trú trong hơi thở Chánh Niệm chỉ dùng Tánh Biết để quán chiếu thọ tưởng của chúng ta mà không chấp vào. Nên chúng ta nương vào cái vốn có ở trong cơ thể để quán chiếu và an trú trong hơi thở Chánh Niệm để Tánh Biết có cơ hội như một nhà chiêm tinh gia nhìn qua kính viễn vọng thấy được hằng hà tinh tú ở trên trời mà vẫn ngồi yên một chỗ, thân tâm bất động. Các bạn thân mến, chúng ta dùng thọ tưởng như kính viễn vọng, ứng dụng thọ tưởng của chúng ta, tưởng thức của chúng ta như kính viễn vọng để nhìn sự tác động khi tha lực khai mở vào thân tứ đại này. Khi tác động vào thân này bởi tha lực thì thân này như là một bầu trời mênh mông vô tận hằng hà những tinh tú nổi trôi ở trong vũ trụ mênh mông đó. Nhiều hiện tượng nó xảy ra, có thể ánh sáng, có thể là âm thanh, âm thanh là diệu âm, hành động và hình ảnh, màu sắc, đầy đủ tất cả các sắc pháp sẽ hiện ra. Khi tha lực Phật điển được khai mở hòa nhập với thân tứ đại, thân tứ đại này trở thành như vũ trụ mênh mông bao la, hằng hà tinh tú ở trên kia. Nghĩa là ở trong thân của chúng ta sẽ dần dần phát hiện ra rằng có những nguồn ánh sáng chiếu vào từ bên ngoài hoặc bên trong gọi là ánh sáng hoặc là vi diệu âm phát ra. Hoặc có những người được khai mở để có được những ngôn ngữ đặc biệt hoặc nhìn thấy hình ảnh, nghe thấy tiếng nói, toàn thân cảm giác được những điều kỳ diệu. Các bạn nhớ như người chiêm tinh gia thấy trên vũ trụ, sao trời, những tinh tú trôi nổi nhưng nhờ kính viễn vọng mà họ nhìn thấy. Chúng ta nhờ tưởng thức của chúng ta, thọ tưởng của chúng ta mà những sự việc nó vận hành như đó, Tánh Biết an trú vào trong hơi thở Chánh Niệm và nhìn qua kính tưởng thức của chúng ta để rồi chúng ta thấy tất cả. Đây là biết vận hành thọ tưởng của chúng ta để chúng ta quán chiếu các pháp khi tương tác với nhau từ tha lực Phật điển của Chư Phật với tự lực vận hành của thân tâm chúng ta.
Nó kỳ diệu, nó tuyệt vời bởi vì còn bao nhiêu lâu các bạn còn an trú vào trong hơi thở, bao nhiêu lâu các bạn còn giữ được hơi thở Chánh Niệm và Tánh Biết thường trụ trong hơi thở đó. Và bao nhiêu lâu các bạn dùng Tánh Biết thường trụ trong hơi thở đó để ứng dụng thọ tưởng của các bạn, nhìn thẳng vào mọi hiện tượng đang phát sinh trong cơ thể khi tha lực tác động vào thân tâm và khai mở những điều đó thì các bạn sẽ có được sự tịch tĩnh an nhiên. Nhưng các bạn đừng chấp vào đó, đừng tác động vào đó, đừng bám víu vào đó và đừng coi đó là của mình. Làm sao các bạn có thể tránh được? Các bạn tránh được là bởi vì các bạn luôn an trú trong Tánh Biết của các bạn, luôn thường trú trong hơi thở ra vào và vi diệu âm Mu A Mu Sa. Khi tha lực thấm nhuần vào thân tâm, biết bao nhiêu hiện tượng xảy ra các bạn nên nhớ vẫn tiếp tục vận hành an trú trong hơi thở vi diệu âm Mu A Mu Sa. Thì tất cả sự hiển lộ kia Tánh Biết của các bạn sẽ có cơ hội quán chiếu thật rõ các pháp vô thường Sanh − Diệt khai thị ở trong thân tâm của chúng ta do sự tác động tiếp được tha lực Phật điển nay khai mở tha lực vận hành đó mà hiển lộ các pháp Sanh − Diệt. Chính Tánh Biết có sự quán chiếu rõ như vậy mà ta hiểu thấu được, ta rõ được sự Sanh − Diệt của các pháp nên chúng ta sẽ buông bỏ được chấp trược, sống tịch tĩnh an nhiên và không còn đau khổ.
Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh để chúng con được khai mở tha lực vận hành trong thân tâm. Các bạn hít vào bằng mũi, phình bụng. Các bạn thở từ từ, hóp bụng, trì mật chú
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật! Chúng ta vừa trì thêm 7 biến vi diệu âm Chánh Niệm Mu A Mu Sa và tiếp được thật nhiều tha lực Phật điển.
Các bạn nên nhớ rằng Đức Phật không dạy cho chúng ta phải lệ thuộc vào Ngài. Đức Phật là Bậc Tự Giác Ngộ, tự đi tới sự Đại Giác Đại Ngộ. Phật không bao giờ dạy cho chúng sanh phải lệ thuộc vào Ngài và phải theo Ngài mới được cứu rỗi hoặc là giải thoát. Ngài là Bậc Thầy, là một giáo sư, Ngài coi trọng sự giáo dục nhân sinh và Ngài đã dạy cho chúng ta trong ngành giáo dục là chúng ta phải học để có được kiến thức và kiến thức đó giúp cho chúng ta có sự giải thoát. Khi chúng ta học về Phật Pháp là chúng ta muốn giải thoát khỏi sự đau khổ và phiền não, giải thoát khỏi Sanh − Tử. Đó là mục đích tối hậu để trên con đường giải thoát Sanh − Tử đó phiền não không còn, đau khổ không còn. Khi phiền não và đau khổ không còn nghĩa là ta có hạnh phúc và bình an. Nói cho rõ hơn, chưa nói tới cứu cánh là thành Phật, Niết Bàn nhưng nói tới mục đích khi còn ở kiếp người chúng ta tu về Phật Pháp, Đức Phật dạy cho chúng ta là để có hạnh phúc và bình an. Đấy là tối thiểu của kiếp người. Nhưng khi chúng ta nhờ vào nền giáo dục Giác Ngộ, Giải Thoát của Phật, hạnh phúc và bình an sẽ tự động tới trên những con đường chúng ta thực hiện những kiến thức của Bậc Thầy Bổn Sư dạy cho chúng ta đi lên con đường giải thoát. Khi đi lên trên con đường giải thoát đó với những kiến thức Phật dạy, nhất định bình an và hạnh phúc sẽ tự động tới với chúng ta. Do vậy Thiền Thất Bảo Huyền Môn là một Pháp môn chú trọng tới sự tự giáo dục bản thân đi trên con đường giải thoát để có được hạnh phúc và bình an. Có được điều đó qua hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa, chúng ta thường trú Tánh Biết ở trong đó để quán chiếu sự tiếp được tha lực Phật điển, để có được khai mở vận hành trong thân tâm của chúng ta.
Bảo Thành xin nhắc lại, thân tâm của chúng ta được kết cấu bởi tứ đại, là sự tự nhiên của tứ đại đất, nước, gió, lửa do nhân duyên mà kết thành. Khi tha lực Phật điển thấm vào đất, nước, gió, lửa của cơ thể, của tâm chúng ta, nhiều hiện tượng sẽ được khai mở. Khi những hiện tượng đó được khai mở bởi sự thường trú Tánh Biết trong hơi thở Chánh Niệm ta gọi là khai mở tha lực. Tha lực thấm nhuần có những hiện tượng như sau: Ta có thể nghe được tiếng nói của nhiều nơi mà khi an trú trong hơi thở chính vì Tánh Biết an trú ở trong đó mà chúng ta có được sự thanh tịnh để thấy rõ được âm thanh đó tới từ đâu. Ta có thể nhìn thấy và có ánh sáng hiện ở trong đầu, ngôn ngữ có thể phát triển trên môi miệng của chúng ta. Hay nói rõ hơn thật nhiều hiện tượng trong con người của chúng ta đã có tố chất gì, có năng khiếu gì, được sinh ra vốn có sở thích và phát triển đó thì khi tha lực được khai mở những yếu tố sẽ dần dần được phát triển và hiển thị rõ ràng trong cuộc đời những tư chất đó sẽ tự động được khai mở. Có những người toàn thân thấy thật nhiều những hiện tượng lạ phát sinh. Họ có thể biết được chuyện này, biết được chuyện kia nhưng dù là bất cứ những chuyện đó xảy ra chúng ta đều phải nhìn qua tưởng thức.
Nếu tưởng thức đó chúng ta nhìn mà không qua Tánh Biết mà chúng ta nhìn Tánh Chấp Trược thì chúng ta đã đi vào con đường mê. Cho nên ta chỉ nhìn qua lăng kính của tưởng thức bằng Tánh Biết thường thụ trong hơi thở Chánh Niệm thì mới có thể ứng dụng được sự khai mở của tha lực mà đi trên con đường Giác Ngộ để thoát khỏi Sanh − Tử, có hạnh phúc và bình an. Còn nếu chúng ta không nhìn qua lăng kính của tưởng thức bằng Tánh Biết thường trụ trong hơi thở Chánh Niệm mà bằng Tánh Chấp Trược là ta đã có, ta đã được và ta đã chứng đắc như vầy, như kia, thì là ta đã dính vào chấp, chấp đó gọi là chấp mê thì tưởng thức sẽ đi ngược lại lợi ích trên con đường tu. Nó sẽ giữ chúng ta ở đó. Một ví dụ đơn giản, chúng ta đi trên một đoạn đường bằng xe hơi, chúng ta thấy những cảnh đẹp ta nhìn là được rồi. Nhưng nếu chúng ta thò tay ra lấy thì những xe khác chạy song song có thể va chạm vào cánh tay và gây ra thương tích cho chúng ta. Cho nên trong những chiếc xe lớn thường lưu ý rằng cấm thò tay ra bên ngoài. Trên con đường tu y chang như vậy, Tánh Biết có thể tưởng tượng như tay, đừng thò tay Tánh Biết để chụp lấy, để nắm giữ những điều nó đang hiển hiện qua tưởng thức.
Các bạn nhớ tưởng thức của chúng ta chỉ là chiếc xe đang chạy trên con đường để đưa ta đi. Những gì ta thấy qua tưởng thức y như người ngồi trên xe thấy những cảnh ở bên ngoài. Ta đi tới chỗ này, chỗ kia ví dụ đi Sài Gòn tới Vũng Tàu. Ta đi từ Sài Gòn tới Vũng Tàu, hoặc từ tiểu bang này tới tiểu bang kia, ta đang ngồi trên chiếc xe để chúng ta đi, không nhất thiết thấy cảnh gì cũng chụp vào trong đó, thấy gì cũng thò tay ra lấy. Như vậy ta sẽ làm tổn thương đến con mắt và bàn tay của chúng ta, trên xe chớ thò tay ra ngoài. Cái xe tưởng thức đang vận hành để cho chúng ta thấy được những cảnh giới ở bên ngoài và bên trong của chúng ta. Cái xe tưởng thức đang chạy để đưa chúng ta đi tìm hiểu cả một quốc độ trong thân tâm của chúng ta từ đầu tới chân, từ tay tới tai, tất cả mọi bộ phận và nhiều hiện tượng, cảnh giới sẽ xuất hiện trên lộ trình mà chiếc xe tưởng thức vận hành chở chúng ta đi. Tánh Biết phải an trú trong hơi thở để ngồi trên chiếc xe tưởng thức mà vân du đây đó nhìn mọi cảnh giới mà tâm bất động. Như vậy ta đã đi đúng và để cho tha lực khai mở tất cả những điều kỳ diệu, cảnh giới không thể nghĩ bàn hiển lộ cho chúng ta nhìn mà không bám, thấy mà không chấp. Các bạn nhớ, nếu làm được như vậy các bạn đang đi trên con đường của Chánh Pháp và các bạn đang đi trên con đường thoát khỏi Sanh − Tử, hạnh phúc và bình an sẽ luôn luôn ở cùng với các bạn.
Chắc chắn các bạn sẽ hiểu được ý khai mở tha lực ngày hôm nay. Một lần nữa xin nhắc lại khi tiếp được tha lực Phật điển, tha lực đó thấm nhuần vào thân tứ đại sẽ khai mở hằng hà sa số những cảnh giới. Mà những cảnh giới đó sẽ tiếp xúc với lục căn của chúng ta và qua thọ tưởng, thọ và tưởng. Chiếc xe thọ tưởng đó nó sẽ giúp cho chúng ta nhìn thấy những cảnh giới đó. Các bạn hãy lấy ví dụ thực tế và quán chiếu nhiều vào như ngồi trên xe. Ta có chiếc xe thọ tưởng, thọ và tưởng, cảm thọ và tưởng thức, chiếc xe đó có hai khả năng như vậy. Chúng ta ngồi trên chiếc xe đó để vân du qua những cảnh giới do tha lực thấm nhập vào thân tứ đại khai mở những cảnh giới kỳ diệu đó. Chúng ta chỉ nhìn bằng Tánh Biết an trú trong hơi thở Chánh Niệm nhìn nhưng đừng chấp, thấy nhưng đừng nắm giữ. Như vậy là các bạn đang đi trên đường Giác Ngộ, thoát khỏi Sanh − Tử, khổ đau và phiền não không còn, chỉ còn trong cuộc đời là hạnh phúc và bình an.
Mời các bạn đặt bàn tay phải vào lòng bàn tay trái, lấy Từ Bi và Trí Tuệ chúng ta vận hành hơi thở vi diệu âm Chánh Niệm Mu A Mu Sa để chúng ta khai mở được tha lực nhìn rõ mọi cảnh giới ẩn hiện trong cuộc đời
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh để chúng con được khai mở tha lực mà nhìn qua lăng kính của thọ tưởng vân hành khắp mọi cảnh giới và thường trú Tánh Biết trong hơi thở Chánh Niệm. Các bạn hít vào bằng mũi, phình bụng. Các bạn thở từ từ, hóp bụng, trì mật chú
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật! Bảo Thành và các bạn cùng tiếp được tha lực nhiều lắm nhưng Bảo Thành muốn nói với các bạn rằng: “tha lực khai mở là gì?” Là khi mỗi người chúng ta an trú trong hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa, chúng ta tiếp được tha lực Phật điển của mười phương Chư Phật vào thân tâm và khi chúng ta để cho tha lực đó tự nhiên vận hành thấm nhuần vào tứ đại của chúng ta đó gọi là khai mở tha lực. Vì sao? Vì khi tha lực Phật điển thấm nhuần vào thân tứ đại của chúng ta, tâm của chúng ta nó sẽ khai mở nhiều hiện tượng như có thể thấy được ánh sáng, nghe được nhiều âm thanh, cảm giác, cảm thọ được nhiều điều kỳ diệu mà mỗi một người sẽ có một sự trải nghiệm khác biệt qua thọ tưởng của chúng ta mà được khai mở thấy hằng hà sa các pháp Sanh − Diệt hiển hiện. Những cảnh giới đó chúng ta sẽ chứng ngộ được, đó gọi là khai mở tha lực. Nhưng chúng ta ứng dụng sự khai mở tha lực này bằng cách an trú, thường trụ Tánh Biết của mình trong hơi thở Chánh Niệm và trì niệm mật chú Mu A Mu Sa từng giây phút với sự thường trú Tánh Biết ở trong đó ta sẽ ứng dụng được thọ tưởng của chúng ta như một phương tiện lưu hành thân tâm của chúng ta để nhìn thấy mọi cảnh giới mà không chấp, không bám. Như vậy, chúng ta đã đi đúng lộ trình trên con đường giải thoát Sanh − Tử, có được bình an và hạnh phúc. Đó là ý nghĩa khai mở tha lực.
Một lần nữa nhắc rõ, Đức Phật là một Bậc Thầy là nhà giáo dục. Ngài dạy cho chúng ta những kiến thức để trưởng thành làm chủ cuộc đời. Chứ Ngài không bắt chúng ta phải lệ thuộc vào Ngài, đây chính là Chánh Pháp. Nhưng cuộc sống hiện tại và từ nhiều thế kỷ qua có những Bậc Thầy đã tự xưng, luôn luôn bắt đệ tử của mình phải tuân hành, phục vụ, tin tưởng, lệ thuộc vào mới được cứu rỗi, mới được giải thoát, mới được điều này, mới được điều kia. Chúng ta tu là đi tới sự tự giải thoát như vậy không có lệ thuộc. Do đó, chúng ta nhớ rằng khi khai mở tha lực những cảnh giới được khai mở qua thọ tưởng mà chúng ta thấy, chúng ta cũng không lệ thuộc vào. Nếu chúng ta lệ thuộc vào những cảnh giới qua phương tiện thọ tưởng mà chúng ta thấy được bởi Tánh Biết an trú trong hơi thở Chánh Niệm thì chúng ta vô tình đã quy phục những cảnh giới đó và tôn vinh cảnh giới đó là Bậc Thầy của chúng ta và chúng ta sẽ lệ thuộc. Như vậy chúng ta đi sai đường. Thường chúng ta sẽ bị lệ thuộc vào nó nếu chúng ta không an trú Tánh Biết vào hơi thở Chánh Niệm. Và nếu các bạn vận dụng cho đúng trong hơi thở Chánh Niệm luôn luôn nhiếp tâm ở trong đó, an trú Tánh Biết ở trong đó và hít vào thở ra vận hành mật chú Mu A Mu Sa một cách chính xác thì chúng ta sẽ sử dụng được thọ tưởng của mình như một phương tiện để chứng thấy những cảnh giới Sanh − Diệt từng sát na, nó hiện ra rồi biến mất. Nhưng chúng ta vẫn vận hành trong Tánh Biết đó, không lệ thuộc, không nắm bắt, không chấp, không nắm giữ chúng ta sẽ thong dong tự tại trên con đường vượt khỏi Sanh − Tử, có được hạnh phúc và bình an.
Hồi hướng:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh để chúng con được khai mở tha lực và ứng dụng được phương tiện thọ tưởng để vân hành trên mọi cảnh giới mà Tánh Biết vẫn thường trụ trong hơi thở Chánh Niệm để chúng con được thong dong tự tại, bình an và hạnh phúc đi trên con đường giải thoát khỏi Sanh − Tử.
Nếu tạo được chút phước báu nào chúng con nguyện hồi hướng tới các nguyên thủ các quốc gia trên thế giới để họ không sống trong ảo tưởng của sức mạnh, sống chân thật trong thực tế tạo ra những chính sách tạo ra nên hòa bình bền vững cho thế giới.
Chúng con cũng hồi hướng tới các nhà khoa học ngành y, ngành dược, các bác sĩ, các y tá, các nhân viên y tế, nhân viên cứu trợ trên toàn thế giới luôn luôn có Trí Tuệ, chế tạo ra vắt xin và thuốc chữa bệnh và chữa lành tất cả các bệnh nhân trong nạn ôn dịch.
Chúng con cũng đặc biệt hồi hướng cho nước Mỹ, những người dân của nước Mỹ đang sống trong sự sợ hãi, bất bình đẳng được bình an, hạnh phúc, hết bạo động, sống trong sự dung thông, hòa hợp bao dung để tìm ra được con đường sống hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Xin Chư Phật mười phương Từ Bi chứng minh.