Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh.
Bảo Thành kính chào tất cả các bạn đang đồng tu trên kênh Youtube Thất Bảo Huyền Môn. Cũng kính chào các bạn đang theo dõi hoặc sẽ vào kênh này. Kênh Youtube là kênh để tất cả gặp gỡ nhau trong sự đồng tu miên mật Thất Bảo Huyền Môn để chúng ta tiếp được tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi từ mười phương Chư Phật vào thân tâm của chúng ta. Từ đó, lấy nhiên liệu tha lực Phật điển tăng trưởng tự lực cầu Đạo Giác Ngộ để giúp cho thân khỏe, tâm thanh tịnh. Pháp môn này sẽ thực tập để gắn kết với tha lực Phật điển, có lẽ sẽ mới với một số các bạn. Nhưng khi các bạn có nhân duyên tu tập, các bạn sẽ có được một sự cảm hứng tuyệt vời bởi chúng ta tiếp được tha lực Phật điển giúp cho chúng ta có niềm tin vững chắc vào Tam Bảo, vào Pháp môn tu luyện này.
Các bạn thân mến, khi chúng ta tu Pháp môn này nhớ rằng chúng ta lấy hơi thở Chánh Niệm để an trú tâm của mình trong Chánh Pháp và chúng ta trì mật chú vi diệu âm Mu A Mu Sa để tăng trưởng tha lực Phật điển vào thân tâm của mình. Giữa tha lực Phật điển và tự lực cầu Đạo Giác Ngộ giúp cho chúng ta tăng trưởng được thật là nhiều sức mạnh để chúng ta vượt qua tất cả đi tới sự thành tựu. Các bạn khi hít vào chúng ta hít vào bằng mũi, hít cho thật sâu đưa ngang tới phổi, rồi chúng ta đưa xuống dưới Đan điền Khí hải. Ở dưới Đan điền Khí hải, các bạn giữ ở đó khoảng 3 giây, nhưng khi hít vào ta phải phình bụng ra. Khi phình bụng ra rồi chúng ta giữ 3 giây ở đó rồi các bạn thở ra từ từ hóp bụng lại. Khi các bạn hóp bụng lại, hơi thở phải đều rồi các bạn đồng trì mật chú Mu A Mu Sa. Khi các bạn trì mật chú Mu A Mu Sa như vậy các bạn sẽ tiếp được tha lực Phật điển vào thân tâm của các bạn. Nhớ một điều rằng thân ta là thể động cho nên khi tha lực Phật điển tác động vào thân của các bạn, nó sẽ chuyển động thân của các bạn. Các bạn cứ để tự nhiên, chúng ta thiền là thấy tâm an trú trong hơi thở Chánh Niệm. Tâm của chúng ta thuộc thể tịnh, lấy tịnh của Tánh Biết an trú trong hơi thở Chánh Niệm để quán chiếu thân động do tha lực tác động vào từ đó chúng ta dần dần được tha lực Phật điển khai mở huyệt đạo, Luân Xa và giúp cho thân của chúng ta khỏe mạnh mỗi ngày, còn tâm của chúng ta sẽ thanh tịnh thêm mỗi sát na bởi an trú trong hơi thở Chánh Niệm Mu A Mu Sa.
Sự an trú trong hơi thở Chánh Niệm sẽ giúp cho chúng ta có một đời sống Chánh Niệm vững chãi để chúng ta sàng lọc và quán chiếu rõ được vạn pháp vô thường Sanh − Diệt trong từng giây phút của cuộc đời, để chúng ta tận hưởng niềm hạnh phúc, sự an lạc trong từng hơi thở ngay giây phút ta đang sống. Hạnh phúc là đây, hạnh phúc là ngay trong giây phút ta đang sống với hơi thở Chánh Niệm, và trì mật chú Mu A Mu Sa để gắn kết với tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi. Các bạn nhớ rằng hơi thở rất quan trọng, do đó các bạn cố gắng thở cho đúng. Khi hít vào, các bạn đưa từ từ, hít vào từ từ đưa xuống bụng, các bạn phình bụng ra, giữ ở đó rồi các bạn hóp bụng vào các bạn thở từ từ và trì mật chú. Khi thở và trì mật chú nên hơi thở sẽ theo miệng mà thoát ra. Hít bằng mũi, thở bằng miệng, hít vào bằng mũi phình bụng, thở ra bằng miệng hóp bụng vào. Hít vào bằng mũi đưa xuống Đan điền Khí hải phình bụng giữ ở đó 3 giây, thở ra bằng miệng hóp bụng vào trì mật chú Mu A Mu Sa. Nói nó hơi khó một chút xíu nhưng các bạn cứ kiên nhẫn thực tập sẽ tạo thành một thói quen rồi hơi thở đó được thuận thục, thuần hóa và rồi các bạn sẽ làm được chuyện đó một cách thật dễ dàng. Cho nên các bạn nhớ rằng đã gọi là công phu thì phải thuần thục cách hít thở, cách trì mật chú và làm sao tiếp được tha lực Phật điển để tự nhiên cho nó chuyển động vào thân tâm. Điều quan trọng như vậy, tất cả mọi chuyện khác như pháp sẽ từ từ hiển lộ để các bạn chứng và ngộ được ra những điều đang xảy ra trong thân tâm của các bạn.
Giờ đây mời các bạn chúng ta đặt bàn tay phải Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái Từ Bi chúng ta sẽ trì 7 biến mật chú Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh. Các bạn hít vào bằng mũi, phình bụng. Các bạn thở từ từ, hóp bụng, trì mật chú
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật! Bảo Thành chào các bạn! Chúng ta vừa trì 7 biến mật chú vi diệu âm Mu A Mu Sa. Mỗi người chúng ta đều đón nhận được thật là nhiều tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi vào thân tâm, mỗi một giây phút khi chúng ta đồng tu, và năng lượng này sẽ lan tỏa mãi trong ngày, trong tất cả mọi hành động, tạo tác của chúng ta. Đây là điều kỳ diệu bởi tha lực Phật điển không chỉ tác động vào thân tâm của chúng ta trong những giây phút ta đồng tu, ta tu luyện, tổng trì mật chú vi diệu âm Mu A Mu Sa. Mà sau đó trong từng giây phút, nhất cử nhất động, từ khi các bạn nói, các bạn làm việc, các bạn suy nghĩ bất cứ một việc gì, đều có sự tương tác giữa tha lực Phật điển đến mọi hành xử của các bạn trong cuộc sống. Mà nhất là khi các bạn giữ được sự Chánh Niệm trong đời sống thì tha lực này sẽ tác động rõ ràng hơn, tốt đẹp hơn mà mỗi một giây phút trôi qua các bạn đều cảm thọ được tha lực đó hiện diện trong đời sống của các bạn. Các bạn thân mến khi tha lực vận hành trong cơ thể, sẽ giúp cho các bạn thực sự khỏe ra, nó sẽ điều hòa cơ thể, điều hòa máu huyết, điều hòa năng lượng của cơ thể và nó giúp cho tâm của các bạn thanh tịnh.
Hôm nay chủ đề chúng ta nói tới đó là “Phật đã bỏ ta đi”. Các bạn thân mến, khi mà chúng ta nghe câu Phật đã bỏ ta đi, ta sẽ rất bàng hoàng bởi vì tu bao nhiêu kiếp mới có chút phước để thỉnh Phật vào cuộc đời, để thỉnh Phật trụ vào trong tâm của chúng ta, để rước Phật vào trong mọi sinh hoạt của cuộc sống để Phật luôn luôn hiện hữu, hiển ngự trong đời. Tại sao hôm nay có chủ đề: “Phật đã bỏ ta đi”? Đây là một sự thực nếu chúng ta không biết giữ thì Phật sẽ bỏ ta đi. Nhưng thực ra lấy chủ đề Phật đã bỏ là bởi vì chúng ta còn có phước báu nên Phật đã bỏ này trở về với ta. Còn với những ai biết Phật an trú trong tâm khảm mà ta đã hoan hỷ rước Phật, thỉnh Phật vào cuộc đời mà để Phật sẽ bỏ ta đi là thật là uổng. Có một câu chuyện thực sự xảy ra vào thời Đức Phật, và khi nghe câu chuyện này các bạn sẽ hiểu rõ tại sao Phật bỏ ta đi. Trong vô lượng kiếp qua Phật đã bỏ ta đi nhưng nhờ tích được phước báu chúng ta đã đón nhận được tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi từ đó chúng ta đã hoan hỷ rước Phật vào trong tâm và Phật đã tới với cuộc đời, ta đã đồng hành với Phật thì các bạn nhớ câu chuyện này, Bảo Thành sẽ kể để các bạn giữ tâm cho đúng, để Phật sẽ không bỏ các bạn đi. Câu chuyện thời Đức Phật:
Lúc đó Ngài an trú ở trong khu rừng tu thiền, một số đệ tử ở trong tịnh xá họ bắt đầu tranh luận, cãi nhau về sự khác biệt về giới luật, rồi về pháp, thì nói chung họ mang đủ thứ ra để tranh luận. Khi tranh luận như vậy đưa đến sự cãi cọ, hơn thua và rồi phỉ báng, căm thù, giận hờn lẫn nhau. Sự tranh luận căng thẳng đến mức mà chia thành hai nhóm, hai nhóm đó đi tới chỗ quá căng thẳng, gây ra sự ồn ào, tai tiếng có nhiều người cảm giác, thấy và chứng kiến, thật đau lòng. Họ cãi nhau to, họ tranh luận thật là lớn rồi một số đệ tử mới đi vô rừng để thỉnh Phật về giúp cho họ sống hòa hợp, đừng có tranh cãi, đừng có hơn thua, đừng có mang giới luật, đừng có mang giáo pháp, đừng có mang gì gì mà họ thực hành được, mà họ thuộc, họ biết để mà tranh luận, tranh cãi với những bạn đồng tu khác, với những vị Tỳ kheo khác, với những chúng sanh khác. Các bạn nhớ con người luôn luôn thích tranh cãi, luôn luôn thích tranh luận, luôn luôn thích hơn thua. Học được một chút thôi thì bám víu vào đó rồi mang cái đó ra để mà tranh luận với những điều mà không biết. Bởi những gì mình biết là tất cả, là hơn hết, là trên hết và không còn nhìn thấy những điều mình chưa biết hoặc người khác biết. Do vậy mà khi gặp nhau họ thường tranh luận gay gắt, họ tranh luận gay gắt đến mức mà họ còn có thể tạo ra sự sai biệt trong giáo lý họ học, trong giới luật họ giữ, trong cách ứng xử hàng ngày để rồi đi tới sự to tiếng, mất hòa khí, gây ra sự bất tịnh trong Tăng thân, bất tịnh trong bạn bè, bất tịnh trong gia đình. Thì câu chuyện tranh cãi quá như vậy trong Tăng thân, hàng Tỳ kheo đệ tử của Phật lúc đó quá ồn ào, lúc đó thật bất tịnh, bởi họ tranh luận gay gắt, không thể ngừng. Rồi Phật theo sự thỉnh mời của đệ tử, các bạn nhớ rằng Phật ít có khi nào gần với đệ tử trong những giây phút thọ thực xong, giảng dạy xong là Ngài vô trong rừng tìm một gốc cây, tránh xa các đệ tử để Ngài tiếp tục Thiền Định và hướng dẫn cho những chúng sanh khác. Trên con đường Ngài đi về Tịnh Xá để gặp các đệ tử mà khuyên bảo thì Ngài đã nghe được tiếng cãi nhau ồn ào. Ngài mới nói với họ rằng
Thì họ nghe thấy và nói:
Phật lại tiếp tục đi gần thêm, gần thêm và Phật cũng nói:
Thì họ cũng không thích Phật về họ nói:
Phật làm như vậy 3 lần họ không ngừng cãi nhau để đón mời Thầy của mình về để phân tích, để hòa giải hoặc để hướng dẫn cho hiểu rõ. Sau 3 lần như vậy Phật đã bỏ các hàng Tỳ kheo và ra đi vào trong rừng không trở về nữa. Cho tới một thời gian lâu sau họ thấy sự thiếu vắng của Bậc Thầy, không có sự hướng dẫn của Thầy. Cho nên tất cả nhóm Tỳ kheo đó mang vải thân chinh tới rừng nơi Đức Phật an trú sám hối và xin thỉnh Phật trở về lại Tịnh Xá để hướng dẫn cho họ. Và lúc đó Phật đã trở về nhưng trước khi Phật trở về bởi sự sám hối Phật thật sự đã bỏ họ đi.
Các bạn, nếu trong cuộc đời tất cả các bạn tu Thiền Mật Tông Thất Bảo Huyền Môn, chúng ta đã có Phật ở trong tâm. Chúng ta nhớ chúng ta đã có Phật ngự và hiển ngự ở trong đảnh của chúng ta, ở trong Chánh Tâm của chúng ta, nơi cao quý nhất Phật đang hiển ngự ở đó. Phật ngự ở đó là do nhân duyên và phước báu ta tu tập đón nhận được tha lực Phật điển do tự lực cầu Đạo Giác Ngộ, năng lượng Từ Bi tiếp vào trong thân tâm ta nhận ra Phật hiện tại trong cuộc sống. Ta thành tâm, ta cúi lạy Ngài và thỉnh Ngài vào trong đảnh, tôn vinh của chúng ta để Ngài hiển ngự ở trên đó. Ngài đã tới và Ngài đã ngự trong cuộc đời và Ngài đã trở về với chúng ta bởi tâm cầu Đạo. Nhớ lại thuở xa xưa trong hàng vô lượng kiếp Phật đã bỏ ta đi, có lẽ là ta cũng đã tranh luận như các hàng Tỳ kheo, chúng ta đã cãi nhau, chúng ta đã tranh luận hơn thua giữa pháp, giữa giới, giữa những điều ta hiểu biết về giáo lý của Phật, về lời của Đức Phật dạy, hay ta còn tranh cãi, lý luận ở trong đời người thường. Những cuộc tranh cãi, những cuộc lý luận sẽ làm tăng tánh Sân và trong tánh Sân năng lượng tiêu cực đó nó vùn vụt bốc cháy tâm can của chúng ta. Chúng ta không bao giờ muốn đón vị nào vào trong cuộc đời ngay cả Bậc Thầy của mình là Phật như các hàng Tỳ kheo năm xưa đã xua đuổi Phật và Phật đã bỏ họ ra đi.
Chúng ta đã để Phật bỏ ta đi trong vô lượng kiếp nhưng kiếp này qua Thất Bảo Huyền Môn chúng ta đã cung nghinh Phật trở lại với cuộc đời thì chúng ta phải giữ được. Giữ được tâm, giữ được thân của mình như thế nào để Phật sẽ không bỏ ta đi nữa? Điều thứ nhất chúng ta phải nhớ không bao giờ tranh luận hơn thua giữa các bạn đồng môn, không bao giờ tranh luận hơn thua giữa ta và các bạn đồng tu dù cùng một Pháp môn hay khác biệt Pháp môn. Miễn là họ có tu tập, họ có tu luyện những pháp phương tiện của Phật dù có khác biệt, đồng sở chứng, hay khác sở chứng chúng ta cũng tuyệt đối không bao giờ tranh luận để đến sự cãi cọ. Và khi chúng ta đi đến sự tranh luận, cãi cọ nhau như vậy thì Phật sẽ bỏ ta đi. Phật làm sao bỏ ta đi? Khi chúng ta tranh luận, tánh Sân trỗi dậy ta sẽ không muốn Phật ở gần để cho tự ngã của chúng ta có thể được tự do mà hoạt động. Các bạn nhớ, tự do trong tự ngã, cái tôi, cống cao ngã mạn, tự cao tự đại đó là một cái tự do khởi dậy đốt cháy hết phước báu của các bạn. Nếu các bạn có một sự lựa chọn thì các bạn hãy tự do sống cùng với Phật, tự do sống đồng hành với Phật và tự do rước Phật vào song hành với từng giây phút trong cuộc sống. Thì điều đó vẫn tốt hơn là tự do để cho cống cao ngã mạn, tự cao tự đại chiếm cứ lấy tinh thần của chúng ta. Chính các hàng Tỳ kheo năm xưa cũng tự cao như vậy, cãi rồi tranh luận nên Phật đã bỏ họ đi. Và các bạn nhớ, chúng ta đã rước Phật và Phật đã trở về với chúng ta là bởi vì chúng ta đã biết sám hối như các hàng Tỳ kheo sau 3 tháng trời Phật bỏ đi họ đã tới và sám hối với Phật và thỉnh Phật trở lại. Chúng ta nhớ khi chúng ta sai phạm một điều gì, chúng ta tranh luận một điều gì, chúng ta tranh cãi một điều gì thì Phật sẽ bỏ ta đi. Phật sẽ trở về nếu biết sám hối, thành tâm sám hối và cung thỉnh Phật trở lại thì Phật sẽ trở về với chúng ta.
Các bạn thân mến, trong cuộc sống, quan trọng là có được Bậc Thầy luôn sống trong cuộc đời. Chúng ta gần Thầy của mình như gần ánh sáng, gần đèn, chúng ta sẽ có một Trí Tuệ sáng thừa hưởng từ năng lượng yêu thương của Phật. Sự giáo dưỡng của Phật sẽ soi sáng trong tâm để chúng ta là những học trò, luôn luôn được kèm, luôn luôn được dạy dỗ và chăm sóc bởi một Bậc Thầy Giác Ngộ. Điều này rất quan trọng, do vậy trong cuộc đời các bạn nên nhớ không nên tranh chấp hơn thua. Đây là nói đến sự tranh chấp giữa Pháp môn này với Pháp môn kia. Các bạn nhớ rằng ở trên Facebook ngày nay, trên những trang mạng truyền thông ngày nay không hẳn trên các hàng đệ tử của Phật tại gia, mà ngay cả những Bậc tôn túc vẫn còn thường mang Pháp môn này, Pháp môn kia để bàn cãi cái sai của họ và cái đúng của mình, cái cao của mình và cái thấp của họ. Để rồi đi đến sự miệt thị pháp của nhà Phật, điều đó là thuộc về tánh phàm phu. Nhưng khi chúng ta rước Phật vào trong tâm, chúng ta phải siêu phàm nhập thánh. Siêu phàm có nghĩa là chúng ta phải thoát ra khỏi tánh phàm, không sống với tánh phàm nữa mà hòa nhập vào với tánh thánh của Phật, thức đức của Phật, giới đức của Phật để sống đúng với thánh đức và giới đức của Phật, để ta học được Phật Pháp một cách rõ ràng. Còn nếu như chúng ta đã rước Phật vào trong tâm mà chúng ta còn sống với tánh phàm thì chẳng khác gì chúng ta đã chỉ mang một tượng Phật vào để thờ cho có lệ, cho có điện, cho nó bàn thờ, cho có chỗ gọi là tôn nghiêm trong nhà, nhưng trong ta chẳng tôn nghiêm và miên mật thực hành giáo lý của Ngài. Chúng ta chỉ cần đơn giản dọn cho tâm thanh tịnh và rước Phật vào trong tâm, trong đảnh đầu, và chúng ta thoát ra khỏi cách sống của phàm phu, cách sống của tham chấp, của tranh luận, của chấp pháp.
Các bạn nhớ, chúng ta dễ bị dính mắc vào những sự tranh luận phù phiếm ở đời, hơn thua ở đời. Những sự tranh luận cãi cọ nhau như vậy sẽ làm cho Phật ra đi. Và Phật đã bỏ ta đi vô lượng kiếp, nay Phật đã trở về. Nhớ rằng chúng ta phải rước Phật vào chỗ cung kính nhất và chúng ta phải tránh tuyệt đối sự tranh luận, cãi cọ, hơn thua giữa những giáo pháp Phật đã truyền dạy cho chúng ta. Chúng sanh hằng hà sa số luôn có sự khác biệt về căn duyên, vì sự khác biệt đó, nên Phật đã trao truyền thật nhiều những Pháp môn khác biệt, phù hợp với từng chúng sanh. Và mỗi một chúng ta là những chúng sanh có nhân duyên học với từng Pháp môn một, do đó giữa các Pháp môn với nhau, chúng ta phải luôn luôn tán dương công đức của tất cả chúng sanh đã thực hành giáo pháp của Phật. Không cần biết giáo pháp gì miễn là đó là giáo pháp của Phật đúng Chánh Pháp, đúng Pháp môn dạy về Khổ, Vô Thường, Vô Ngã và Niết Bàn. Nếu các Pháp môn đều dạy để chúng ta hiểu được Khổ, Vô Thường, Vô Ngã và Niết Bàn tịch tĩnh thì điều đó là Chánh Pháp của Như Lai và chúng ta cần phải tôn trọng mọi người để đi tới sự hòa hợp tu tập. Tránh những sự tranh luận phù phiếm không phù hợp gây tổn phước báu Phật sẽ bỏ ta đi. Nay đã có Phật ở trong tâm các bạn nhớ tinh tấn tu học.
Đây là nói về tranh luận của pháp còn nói về những cuộc tranh luận ở trong đời cũng làm Phật sẽ bỏ ta đi. Đó là sự tranh luận giữa tình bạn với nhau, tranh luận giữa vợ chồng, tranh luận giữa cha mẹ, ông bà, tranh luận giữa con người với con người. Con người luôn vốn thích tranh luận hơn thua và đã nói ra một điều gì thì chúng ta tuyệt đối tôn trọng sở học, hiểu biết, suy nghĩ của ta. Từ đó nó dâng lên một cấp độ cao là ta bảo thủ tư tưởng đó và chúng ta luôn chấp thủ những tư tưởng đó và những tư tưởng, suy nghĩ, hành động của người khác hoàn toàn sai. Do đó chúng ta thường tranh luận, tranh cãi để áp chế cách sống, cách suy nghĩ, những sở học của ta lên con người khác rồi từ đó mang đến sự tranh luận cãi cọ. Những tranh luận trong đạo pháp, những tranh luận trong đời thường, nhất là những người đã học Phật, đã rước Phật vào trong cuộc đời những sự tranh luận về đạo hay về đời, về mọi phương diện sẽ làm cho Phật bỏ ta mà đi. Bởi vì khi tranh luận chúng ta đã đánh mất đi phẩm giá làm người con Phật. Khi tranh luận, khi tự cao tự mãn dâng cao quá để rồi từ đó chúng ta xua đuổi Phật đi thì Phật làm sao còn ở đó nữa. Những câu chuyện Bảo Thành vừa kể khi Phật trở về để hòa giải thì đệ tử đã xua đuổi Phật đi: “Phật đừng có về để cho chúng tôi tranh luận”. Các bạn nhớ khi các bạn tranh luận ở trong đời dù dưới bất cứ một hình thức nào thì ngay lúc đó tâm của các bạn đã xua đuổi Phật đi. Và khi các bạn xua đuổi Phật đi Phật sẽ bỏ các bạn mà ra đi.
Nhớ, Phật đã bỏ ta đi từ vô lượng kiếp, kiếp này chúng ta mới nhờ Pháp môn Thất Bảo Huyền Môn đón nhận được tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi của Phật và qua đó ta đã mời Phật vào trong cuộc đời của chúng ta. Phật đã tới với ta, Phật đã ngự trong tâm của chúng ta, Phật đang dẫn dắt chúng ta vượt qua mọi thử thách trong cuộc đời. Vậy thì để Phật luôn luôn hiển ngự trong cuộc sống của chúng ta các bạn nhớ chúng ta phải tránh tuyệt đối tất cả mọi hình thức tranh luận hơn thua về mọi mặt, về mọi phương diện, về giáo lý của Phật, về Pháp môn, về tiền tài, danh vọng, về tình cảm, về sự thị phi, về chuyện này chuyện kia nói chung tất cả mọi hình thức ta tránh sự tranh luận. Bởi sự tranh luận sẽ tăng trưởng tánh sân và rồi xua đuổi Bậc Thầy hiển ngự trong tâm đi chỗ khác. Như vậy ta đã đánh mất đi phẩm giá của người đệ tử Phật chân chính. Người đệ tử Phật chân chính là người luôn biết lắng nghe và thành tâm thành kính triệu thỉnh Chư Phật mười phương hiển ngự trong cuộc đời, trụ thế trong cuộc đời để tâm của chúng ta được Đức Phật giáo dưỡng chỉ dạy. Và để cho cuộc đời của chúng ta trở thành một học trò thật là giỏi, biết tôn kính Thầy của mình.
Các bạn nhớ rằng, ở đời ngày nay rất dễ bị va chạm bởi chúng ta sẽ thường gặp những người luôn luôn tranh chấp với chúng ta. Họ có thể học những điều họ muốn nhưng khi họ nghe được những điều ta học họ sẽ khinh khi, họ sẽ tranh luận, họ sẽ dìm mình xuống, sẽ coi thường mình. Sự việc rõ ràng, thời Đức Phật các đệ tử cũng tranh luận mặc dù học của Đức Phật đó mà cũng mang ra tranh luận sở đắc, sở chứng của mình để làm cho đau lòng Bậc Thầy, để Thầy bỏ ra đi. Chúng ta trong cuộc sống, khi có nhân duyên tu tập được Pháp môn rồi, nhất định khi những ai tu tập Pháp môn khác nghe được, họ sẽ tranh luận với chúng ta. Và đôi khi chúng ta cũng tranh luận gay gắt lắm đối với họ. Nhớ rằng Pháp môn Thất Bảo Huyền Môn chúng ta tu luyện không phải để tranh luận, không phải để tranh chấp mà là để tiếp được tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi của Phật để rước Phật, thỉnh Phật trụ thế trong cuộc đời. Đó là mấu chốt quan trọng, chúng ta không tu Thất Bảo Huyền Môn để tranh luận đúng, sai, hay, dở, bởi chúng ta khi đã tiếp tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi của Phật vào thân tâm qua Pháp môn Thất Bảo Huyền Môn, đó là điều cao quý nhất trong cuộc đời, Phật đã trở về với chúng ta, Phật đã hiển ngự trong tâm của chúng ta. Cho nên chúng ta không nhất thiết phải tranh luận dưới bất cứ mọi hình thức nào hết, chỉ cần khiêm tốn, và chúng ta diệt trừ bản ngã của mình để biết quy ngưỡng về Phật ở trên đảnh đầu. Và đời sống của chúng ta là chứng nhân sống cho giáo pháp của Như Lai đang sống động trong cuộc đời, để người khác nhận thấy Phật qua đời sống của chúng ta. Chúng ta không cần phải qua những ngôn ngữ tranh luận, hơn thua.
Ở trên đời này, bất cứ một cuộc tranh luận nào cũng không bao giờ đưa đến kết quả thắng bởi không có ai mà không sai, không có ai mà không đúng. Nhưng khi tranh luận thì ai cũng đúng mà chẳng ai chịu nhường ai. Khi chúng ta không biết nhường người khác, tự cao sẽ dâng lên, tánh tự đại tự cao sẽ đốt cháy hết phước báu của chúng ta và tánh sân sẽ dâng trào tới mức ta sẽ xua đuổi Bậc Thầy Giác Ngộ hiển ngự trong tâm ra đi. Như vậy thật là đáng buồn cho nên chủ đề quán chiếu hôm nay “Phật đã bỏ ta đi” trong vô lượng kiếp trước, nhưng kiếp này ta đã thành tâm với tự lực cầu Đạo Giác Ngộ và Pháp môn Thất Bảo Huyền Môn, ta đón nhận được tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi của Phật qua vi diệu âm Chánh Niệm Mu A Mu Sa, để từ đó ta rước Phật vào trong cuộc đời của chúng ta. Khi ta đã rước Phật vào trong cuộc đời hiển ngự trên đảnh đầu, nơi tôn vinh, nơi chúng ta quy ngưỡng tới đó. Chúng ta sẽ không để cho Phật ra đi nữa, bởi vì chúng ta tôn trọng vị Phật đó, ta cung kính vị Phật ở trên đầu và ta sẽ thực hành điều Ngài dạy. Điều đặc biệt mà các bạn nên nhớ rằng Phật sẽ luôn ở với chúng ta, nếu chúng ta không tranh luận, không tranh cãi, không đối pháp chấp pháp, đối tướng chấp tướng, đối tâm chấp tâm. Các bạn làm được điều đó các bạn sẽ thành công vì Phật luôn hiện diện trong cuộc đời. Các bạn nhớ, chúng ta không có chấp vào giới, không có chấp vào những sự tranh luận, không có chấp vào tất cả dưới mọi hình thức ai đúng, ai sai, bởi đúng sai đối với người con Phật không quan trọng ở cuộc đời. Mà đúng sai làm theo giáo pháp của Phật mới quan trọng. Chúng ta phải làm đúng với điều của Phật dạy, đó là điều tối quan trọng khi chúng ta thực hành Pháp môn Thiền Thất Bảo Huyền Môn.
Giờ đây mời các bạn đặt bàn tay phải Trí Tuệ vào lòng bàn tay trái, chúng ta sẽ trì 7 biến vi diệu âm Mu A Mu Sa để chúng ta đón nhận được thật nhiều tha lực Phật điển vào trong tâm của chúng ta.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh, để chúng con luôn có Phật hiển ngự ở trên đảnh đầu. Các bạn hít vào bằng mũi, phình bụng. Các bạn thở từ từ, hóp bụng, trì mật chú
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật! Hoan hỷ! Hoan hỷ thay khi các bạn và Bảo Thành đều hiểu được giá trị tôn vinh Đức Phật hiển ngự trên đảnh đầu của chúng ta. Chúng ta ở trên cuộc đời này và vô lượng kiếp trước, chúng ta luôn tạo ra những sai phạm, chúng ta luôn tranh luận để Phật phải bỏ ta đi. Nhưng ta đã thành tâm như người con biết hối cải đã trở về với Phật sám hối với Ngài. Và chúng ta với tự lực cầu Đạo Giác Ngộ trong kiếp này đã thành tâm cung thỉnh Chư Phật hiển ngự và trụ thế lên trên đảnh đầu của chúng ta. Để trên đảnh đầu nơi cao quý nhất của đời người, tư duy được hiển lộ trong Chánh Kiến, Chánh Pháp của Phật. Và chúng ta thường năng an trú trong hơi thở Chánh Niệm mật chú Mu A Mu Sa để đón nhận thật là nhiều tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi từ mười phương Chư Phật vào thân tâm của chúng ta. Nguồn năng lượng đó chúng ta lấy để nuôi dưỡng thần khí của chúng ta, lấy để nuôi dưỡng thân của chúng ta. Khi thân của chúng ta được nuôi dưỡng bởi tha lực Phật điển thân của chúng ta sẽ hết bệnh, sẽ bớt bệnh, sẽ khỏe. Khi ta nuôi dưỡng thân của chúng ta bằng tha lực Phật điển thì thân của chúng ta sẽ luôn khởi lên những cảm xúc tốt đẹp trong hạnh phúc vô biên. Và chúng ta lấy tha lực Phật điển để nuôi dưỡng tâm của chúng ta thì tâm của chúng ta sẽ thanh tịnh và thấu hiểu được Chánh Pháp và sẽ buông bỏ được những pháp bất thiện để thực hành Chánh Pháp, thực hành pháp thiện để nuôi dưỡng thân tâm và luôn luôn cung nghinh Chư Phật hiển ngự trên đảnh đầu của chúng ta.
Từ khi chúng ta hiểu được điều đó chúng ta sẽ không còn tranh luận trong cuộc đời. Bởi chúng ta đã nhớ sự tranh luận chỉ là phù phiếm, sự hơn thua chỉ là tổn phước. Không cần thiết phải tranh luận, không cần thiết phải so sánh cao, thấp, không cần thiết phải ta đúng người sai, không cần thiết phải ta to người nhỏ, ta cao người thấp. Mà ta chỉ cần thành tâm cầu Đạo Giác Ngộ, khiêm tốn hết mình, từ bỏ pháp ác, chuyên chú và miên mật tu tập nhiếp tâm trong hơi thở Chánh Niệm vi diệu âm Mu A Mu Sa, để dưỡng cho thân khỏe và dưỡng cho tâm thanh tịnh. Khi tâm thanh tịnh thì chúng ta sẽ nhận biết ra tất cả các pháp vô thường Sanh Diệt để không bị lôi cuốn. Và khi tâm thanh tịnh chúng ta sẽ sống hạnh phúc hơn. Hạnh phúc sẽ tới với những con người có tâm thanh tịnh, và hạnh phúc hơn khi tâm ta thanh tịnh thì sẽ có Phật tới hiển ngự trên đảnh đầu. Và càng hạnh phúc hơn nữa là khi tâm ta thanh tịnh Phật sẽ không bao giờ bỏ ta đi. Dù trong vô lượng kiếp Phật đã bỏ ta đi nhưng trong kiếp này Phật đã về, Phật đã tới, Phật đã hiển ngự, Phật đã trụ trên đảnh đầu. Ta phải luôn luôn cung kính bằng tâm chân thật, không tranh chấp, không hơn thua, tâm biết từ bỏ mọi hơn thua của cuộc đời. Ai đứng trước mình sẽ đứng nhì, ai mà đứng hơn nữa ta lùi thật xa về đằng sau, ta không cần so sánh với họ hơn, thua ở đời về mọi phương diện của cuộc sống. Đời là phù du có chi để mà tranh luận, ai đứng trước cứ lùi lại đằng sau, cứ lùi mãi, lùi mãi cho mọi người đứng trằng trước. Ta hãy đứng đằng sau tất cả mọi sự tranh chấp, ta hãy đứng ở đằng sau tất cả mọi sự tranh luận, ta hãy đứng ở đằng sau tất cả mọi sự hơn thua ở đời. Và chỉ cần với tâm thành thật, tâm thành kính, tâm biết sám hối với những lỗi lầm, lầm chấp của chúng ta để chúng ta luôn thỉnh Phật trụ vào trên đảnh đầu. Và để cuộc đời của ta luôn có Phật gần gũi trong cuộc đời của ta, đó là tối quan trọng của người thực hành Pháp bảo Thất Bảo Huyền Môn Thiền Mật song tu. Nếu các bạn làm được điều đó, các bạn giữ được điều đó Phật luôn luôn hiện diện trong cuộc đời của các bạn và các bạn luôn luôn đồng hành cùng với Phật.
Chúng ta cũng lại nhớ tới tất cả những người sinh sống gần gũi với chúng ta trong gia đình. Mỗi một gia đình có Phật ngự ở trong tâm, mỗi một con người có Phật ngự ở trên đảnh đầu, mỗi một gia đình có Phật ngự ở trong gia đình của chúng ta thì còn gì hạnh phúc hơn. Và ngay trong cuộc sống gia đình giữa vợ chồng, con cái, giữa những người thân như ông bà, cha mẹ chúng ta cũng phải tuyệt đối tránh tất cả mọi tranh luận hơn thua. Và nhớ rằng hơn thua đều là bởi vì cái tôi, bản ngã, tranh luận đều tới từ thủ đắc kiến thức của mình, thủ đắc ý kiến của mình, thủ đắc suy nghĩ của mình, bám chặt và tôn vinh quá đáng, tôn sùng, thần tượng bản ngã của mình quá đáng. Để rồi từ đó chúng ta luôn tranh luận với mọi người ngay từ trong gia đình, vợ chồng, con cái, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc để chúng ta luôn luôn ở đằng trước hơn người. Chúng ta hơn người về phương diện đó không được gì bởi vì trong sự tranh luận ta sẽ làm cho Phật bỏ ta mà ra đi như Phật đã bỏ ta đi từ vô lượng kiếp trước. Mà trong kiếp này ta đã thỉnh về rồi mà còn tranh luận hơn thua với người trong gia đình, những người thương yêu thì Phật sẽ bỏ ta đi nữa. Như vậy thì thật là đáng buồn, khó khăn lắm mới có được chút phước báu và chúng ta thật khó khăn mới có thể đón nhận được tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi của Phật và rước Phật vào cuộc đời ngự trên đảnh đầu thì chúng ta tuyệt đối tránh mọi tranh luận để xua đuổi Phật ra đi. Chúng ta hãy sám hối nếu có lầm lỗi, chúng ta hãy sám hối nếu có sai phạm, chúng ta hãy thật lòng sám hối với tất cả những gì ta đã tạo ra mà trong bất thiện nghiệp, trong sự sai trái để từ đó ta thanh sạch tâm ý của mình, xứng đáng để tới thỉnh Phật trở về.
Bảo Thành và các bạn đã đồng tu, đã thanh tịnh thân tâm của mình, đã chuyển hóa cuộc đời của mình và đã không còn tranh luận hơn thua ở đời nữa. Ai nhất thì mình đứng nhì, ai hơn nữa thì Bảo Thành và các bạn đứng lùi lại thật xa ở đằng sau. Chính vì điều đó chúng ta đã có Phật ở trong tâm, chúng ta đã rước Phật vào trong cuộc đời, hãy để Phật sống và tỏa Ánh Minh Giác Ngộ của Ngài trên đảnh đầu của chúng ta. Để trên đầu của chúng ta có Mặt Trời Trí Tuệ của Phật, để cuộc đời của chúng ta được ánh sáng Giác Ngộ đó soi dẫn, soi chiếu để ta không lầm chấp trong những cuộc tranh luận phù phiếm. Các bạn nhớ hãy từ bỏ tất cả mọi cuộc tranh luận trong cuộc đời và hãy chuyên chú vào thực hành, các bạn sẽ có được nhiều sự chứng ngộ viên mãn. Các bạn sẽ hạnh phúc biết bao khi các bạn chứng ngộ được những điều kỳ diệu như vậy. Hãy nhớ rằng các bạn thật đặc biệt, bởi vì chỉ có các bạn mới được lãnh nhận tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi. Các bạn rất cao quý, cao quý là bởi vì trên đảnh đầu của các bạn đã có Phật, các bạn thật là học trò giỏi và đang đồng hành với Phật bởi vì các bạn đã quy y với Phật Pháp Tăng, hiểu được Nhân Quả, giữ năm giới và hành thập thiện. Các bạn xứng đáng là người học trò đi mãi về bờ Giác Ngộ cùng với Đấng tối cao là Đức Phật, Đấng Đại Giác Đại Ngộ.
Hãy đặt tay phải vòng lòng bàn tay trái chúng ta sẽ trì 7 biến mật chú Mu A Mu Sa để tiếp tục tiếp nhận tha lực Phật điển, năng lượng Từ Bi của Phật vào thân tâm của chúng ta để nuôi dưỡng Trí Tuệ và có đủ sức mạnh từ bỏ tất cả mọi sự tranh luận trong cuộc đời.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh để chúng con luôn có Phật hiển ngự trên đảnh đầu mà từ bỏ tất cả mọi sự tranh luận phù phiếm ở đời. Các bạn hít vào bằng mũi, phình bụng. Các bạn thở từ từ, hóp bụng, trì mật chú
Mu A Mu Sa (7 biến)
Mô Phật! Chúng ta đã vừa đồng tu 21 biến vi diệu âm Thất Bảo Huyền Môn Mu A Mu Sa và đón nhận được thật nhiều năng lượng, tha lực Phật điển đại Từ đại Bi vào thân tâm của chúng ta.
Các bạn thân mến, ở trong đời khi chúng ta tranh luận hơn thua giữa Pháp môn này, Pháp môn kia, giữa tôn giáo này, tôn giáo kia, triết lý này với triết lý kia, tất cả mọi sự tranh luận dù nhỏ bé nhưng những tranh luận trên bàn café, trên bàn cơm của gia đình, trong những buổi gặp gỡ bạn bè. Tất cả mọi hình thức tranh luận đó sẽ làm cho chúng ta tăng tánh sân và đánh mất Tự Tánh của người con Phật. Khi tranh luận như vậy chúng ta rời xa Bổn Tánh Chân Như tịch tĩnh. Và khi chúng ta rời xa như vậy chính là chúng ta đã rời xa Phật, chúng ta đã để Phật bỏ ta ra đi. Cuộc đời chẳng cần phải hơn thua bởi trên đời này có ai hơn mà tồn tại mãi đâu. sự tồn tại mãi ở trên đời chỉ có pháp thiện và thiện nghiệp cho nên chẳng cần phải tranh luận. Các bạn nhớ, khi chúng ta thấy những cuộc tranh luận như vậy nên tránh xa và hồi hướng vi diệu âm Mu A Mu Sa để những người tranh luận đó dần dần liễu ngộ được và từ bỏ. Không cần biết họ là ai, là thường dân bình thường trong cuộc đời hay là người có tôn giáo, có quyền chức hay người được tôn vinh ở trong đời mà cần dính vào sự tranh luận hơn thua, phải trái giữa các Pháp môn, giữa các tôn giáo, giữa mọi hoạt động của triết học, của lý luận học, của xã hội học, của khoa học hay y học, tất cả các ngành, đối với chúng ta người tu tập Pháp môn của Phật, Thất Bảo Huyền Môn cần phải tránh xa để Phật không bỏ ta đi.
Cám ơn các bạn đã đồng tu!
Hồi hướng:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Mu A Mu Sa.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải tha lực Phật điển đại Từ đại Bi tới muôn loài chúng sanh để tất cả mọi chúng sanh đều có Phật hiển ngự trên đảnh đầu của họ và tất cả mọi chúng sanh đều từ bỏ, tránh xa mọi sự tranh luận phù phiếm ở đời.
Chúng con nếu có được phước đức nào trong sự đồng tu hôm nay xin thành tâm hồi hướng cho các nguyên thủ các quốc gia trên thế giới để họ cũng không còn cần phải dính vào sự tranh luận hơn thua, mở lòng thành khiêm tốn để thành lập nên những chính sách giữ cho thế giới nền hòa bình vững chắc.
Chúng con cũng hồi hướng tới các nhà khoa học ngành y, ngành dược để họ có trí tuệ, có thể chế ra vắt xin và thuốc chữa lành bệnh ôn dịch.
Chúng con hồi hướng cho các bác sĩ, các y tá, các nhân viên y tế, nhân viên cứu trợ trên toàn thế giới có lòng Từ Bi, tình yêu thương, Trí Tuệ chữa lành tất cả anh chị em chúng con đang lâm bệnh trong cơn ôn dịch này.Xin mười phương Chư Phật Từ Bi chứng minh.