Bảo Nguyện đánh máy
Biển đời sóng trước sóng sau Tâm ta bất động hoà vào dòng trôi An nhiên tịch tĩnh giữa trời Tựa hoa sen nở dâng đời sắc hương
Mô Phật. Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý sư cô cùng tất cả các bạn đồng tu trên kênh YouTube Thất Bảo Huyền Môn và tất cả các kênh Facebook các bạn chia sẻ. Hôm nay thứ bảy trong chương trình Sống trong Chánh Niệm chia sẻ Phật Pháp, giờ đồng tu đã tới, mời các bạn cùng nhau quy ngưỡng về với ba ngôi Tam Bảo Phật – Pháp – Tăng để chúng ta bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chúng con nguyện mười phương Chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con biết tự lực đứng dậy, miên mật tu tập Mật Thiền Chánh Niệm hơi thở, để thắp sáng Trí Tuệ thể nhập vào tâm tỉnh giác, quán chiếu thấu rõ vạn Pháp là vô thường, Khổ, và Vô Ngã. Chúng con cũng nguyện xin Chư Phật gia trì tiếp dẫn Cửu Huyền Thất Tổ ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Và gia trì cho các Đấng sinh thành tại tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, thân tâm thường an lạc, tinh tấn tu học và tin sâu vào nhân – quả. Nguyện cầu cho thế giới được hòa bình, chấm dứt chiến tranh, chúng sanh an lạc.
Giờ đây mời các bạn cùng với Bảo Thành chúng ta cùng trì hồng danh Đức Phật, Đại Bi Chú, Vãng Sanh Chú và Thất Bảo Huyền Môn.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Chú Đại Bi…..Vãng sanh chú……
Mu A Mu Sa
Nam Mô Ta Mô Ta Mô Đa Ra Hoang
Ma Sa Ốp Uê
Sa Bi Mô U
Sa U Sa U Ba Thê Um
Nam Mô Saka Pouttê, Nam Mô Saka Pouttê
Ê Thê Ê Thê Sam Ma Tha.
Mô Phật, các bạn thân mến, chỉ có trẻ thơ mới không bao giờ nghĩ tới thời gian. Một ngày trôi qua hay hàng ngày trôi qua đối với trẻ thơ không ấn tượng nhiều. Nhưng đối với chúng ta, những người đã lớn, mỗi một khắc trôi qua ta đều nhận diện ra. Dòng trôi của cuộc đời không bao giờ ngừng. Mới đó, hôm nay đã là thứ bảy, ngày nào chúng ta cũng tu, nhưng chỉ thứ bảy mới có chương trình Sống Trong Chánh Niệm. Bảo Thành thấy thời gian trôi qua rất nhanh, khởi điểm của thời gian di chuyển và cái kết chấm hết trong một ngày báo cho chúng ta biết thời gian đã qua, nhưng lại chuẩn bị một thời kỳ mới để chúng ta gặp gỡ nhau trong tinh thần tu học. Với người tu đạo thì thời gian là năng lượng để chuyển tải sự thanh tịnh vào trong tâm. Cuộc đời của chúng ta đã có quá nhiều những bất hạnh, những ngang trái, những nghịch ý, những điều ta không mong cầu mà chúng lại xảy ra, tạo cho ta luôn luôn phiền não, đau khổ, khó chịu, dễ giận dễ hờn, và từ đó tánh tình của chúng ta cũng trở nên khó khăn hơn đối với mọi người, dễ chấp, chuyện gì cũng dễ dính mắc, dễ hơn thua, tranh chấp, và không còn một chỗ nào trong trái tim trong tâm để mời gọi người thân hoặc những người ta có duyên quen biết được vào đó, an nhiên cùng với ta, thả hồn theo hơi thở của Chánh Niệm, buông trôi tất cả những điều không cần thiết, giữ lại cái tâm Chánh và tự tại để thong dong. Tại sao rất khó, khó quá. Bởi chúng ta khi thời còn trẻ, thời gian không có nhưng mà phung phí thì nhiều, xao nhãng vào những chuyện bù khú, chẳng tập trung, còn khi lớn tuổi thì thời gian có dư nhưng trí nhớ và sức khỏe thì chẳng dành phần ưu tiên cho ta. Ban đêm thì khó ngủ khó nằm, vậy mới nói, tuổi trẻ thì phung phí, lớn tuổi có mà không hưởng được, muốn ngủ vùi như tuổi trẻ mà nào ai có được, muốn tự tại vô lo như tuổi trẻ thì nào ai còn có. Chủ đề các bạn gửi về: “An nhiên và Bất động ”, nếu không thực tập Chánh Pháp của Phật một cách miên mật và dùng Trí Tuệ quán chiếu thì trên đời này không ai có thể an nhiên, không ai có thể bất động giữa dòng đời vạn biến, bất biến giữa dòng đời vạn biến chỉ là mơ ước hão huyền, sự an nhiên cũng chỉ là ảo vọng nếu mà chúng ta Bảo Thành và các bạn không thực tập thiền định Trí Tuệ thì chẳng bao giờ có được sự an nhiên.
Biển đời sóng trước sóng sau
Tâm ta bất động hòa vào dòng trôi
An nhiên tịch tĩnh giữa đời
Tựa hoa sen nở dâng đời sắc hương
Các bạn, thật tuyệt vời nếu chúng ta làm được điều đó. Đức Phật ngồi dưới cội bồ đề, Ngài buông bỏ tất cả rồi: của cải, vật chất, ngôi báu, quyền lực, vợ con, bỏ hết rồi các bạn ơi, tay trắng rồi còn chi nữa đâu. Chỉ còn có một bộ y, mà y áo thời đó của Đức Phật vải đâu có đẹp như của Bảo Thành mặc, chỉ là vải thô đắp xác chết, thời kỳ đó còn thô sơ lắm. Còn gì nữa mà khi ngồi dưới gốc bồ đề, biết bao nhiêu quân của ma vương, nào là những phụ nữ mang sắc đẹp quyến rũ, nào là vua chúa của loài ma mang quyền lực vàng bạc đến dụ dỗ, nào biết bao nhiêu những ý niệm thưở xưa nó trào về nó cuốn đi. Làm sao Đức Phật có thể an nhiên và bất động trong những cơn sóng cuồn cuộn kéo tới, y như chúng ta, Ngài lấy gì để an nhiên trong giờ phút ấy, Ngài lấy gì để bất động trong giây phút đó. Đức Phật lấy Thiền Định, trong Thiền có Định, và trong Định có Trí Tuệ, Thiền – Định – Tuệ. Thiền – Định – Tuệ là lưỡi kiếm kim cương trong ngần, cắt đứt mọi ái chấp nhiều đời còn dính líu. Thiền – Định – Tuệ là chén ngọc sạch sẽ, tinh tuyền, trong ngần để chứa đựng năng lượng yêu thương rải tới muôn nơi. Thiền – Chánh Định – Trí Tuệ là bảo bối phi thường để Phật được an nhiên và bất động giữa dòng đời cuốn trôi liên tục. Biển đời sóng trước sóng sau, sóng trước chưa đi thì sóng sau đã dập tới, bạn thấy rồi, chới với đau đớn lắm. Biết bao nhiêu những cơn sóng của cuộc đời, những cơn sóng tình nó vùi dập chúng ta đau đớn khôn cùng. Những cơn sóng của tiền bạc, của quyền danh, của lợi dưỡng, của sức mạnh, của quyền lực, của vật chất, của sự tận hưởng trên nhung lụa, sự vui sướng của trần gian nó cuồn cuộn kéo tới, cái này chưa hết thì cái kia đã dồn dập. Chúng ta chới với. Bạn có trải nghiệm qua những cảm xúc cảm giác đó chưa? Nhất định chúng ta đã có, và tâm của các bạn có bất động hòa vào dòng trôi của những đọt sóng cao tới tận trời được không. Không đâu, khó lắm. Bạn cứ ngồi đó mà ôm những lý thuyết, những ngôn ngữ, những vần thơ, những câu kinh kệ lẩm bẩm ở trong miệng mà bạn không mang vào áp dụng thực tập công phu, một cơn sóng lăn tăn thôi thì tâm thức của ta đã lộn ngược hết rồi, lấy gì mà an nhiên, rối bời rồi. Bạn có khi nào bị rối bời và tâm động đến mức ăn không ngon ngủ không yên chưa. Trạo cử nghĩa là ngồi, đi, đứng, nằm, chân tay khó chịu bứt rứt phiền ưu, năng lượng đó khó chịu lắm, nó làm cho chúng ta sinh bệnh, nó làm cho cái tươi của chúng ta mất đi, sự khô cằn sẽ hiện trên khuôn mặt. Bạn cứ thử nhìn vào gương vào những lúc bạn băn khoăn trăn trở, buồn bực khó chịu, tâm bất an, lòng rối bời, bạn nhìn đi, ở trong gương bạn sẽ nhìn thấy gương mặt tiều tụy của bạn, nụ cười héo úa tàn tạ tơi bời rách nát, đôi mắt thất thần hoảng sợ, trên gò má xanh xao lợt lạt, tướng đi ủ rũ, nhìn kỹ tóc có thể bạc có thể rụng, trán có thể nhăn, mắt có thể mờ. Và cảm nhận cho đúng nữa nếu như tình trạng mà bất an, rối bời trong tâm xảy ra 2 – 3 ngày thì chân bắt đầu run rồi, suy xụp chẳng trốn được, chẳng cần bạn phải nhìn, những người thân nhìn vào bạn sẽ nhận ra, những lúc như vậy chúng ta suy nghĩ mới thấy giá trị cao quý của sự an nhiên và sự tuyệt vời của tâm bất động. Nhưng muốn có an nhiên và tâm bất động thì chúng ta không thể ngồi mơ ngồi ước, không ăn chẳng thể no, không uống chẳng thể hết khát. Đạo Phật là chân lý mà mỗi người phải tự lực, nỗ lực đứng dậy thực tập mới thành tựu được qua công hạnh miên mật. An nhiên và bất động có phải khó đạt được hay không? Phải hỏi lại mình, và tới với Phật hỏi rằng: Phật ơi, có phải chúng con cầu mong sự an nhiên và bất động là không bao giờ được, và nếu muốn thành tựu thì cũng không được phải không? Phật sẽ trả lời cho bạn, nhưng rất tiếc bạn không bao giờ hỏi Phật. Chúng ta học mà không bao giờ hỏi, để rồi cả cuộc đời cứ lần mò lủi thủi đi theo những đột biến tư tưởng bất thường bởi sự xâm nhập từ những cao trào, phong trào, và bị sự dẫn dắt của số đông. Ta đã đánh mất sự tự chủ suy nghĩ của riêng mình, làm sao có an nhiên, làm sao tâm bất động.
Biển đời sóng trước sóng sau
Tâm ta bất động hòa vào dòng trôi
Làm sao bạn có thể hòa vào với dòng trôi mà không tan biến mất, hòa vào mà không hòa tan. Tâm bất biến trong dòng đời vạn biến là có thật, hòa vào với dòng trôi nhưng không hòa tan cái tâm tánh thiện lành của mình trong dòng đời xuôi ngược là có thật nếu bạn thực tập, nếu bạn công phu, nếu bạn tu, nếu bạn học lời của Phật mang vào hành trì thì bạn sẽ
An nhiên tịch tĩnh giữa đời
Tựa hoa sen nở dâng đời sắc hương.
Được các bạn ơi, chúng ta đều có khả năng làm được điều này. Chỉ cần chúng ta hãy kết thân với các bạn đồng tu, kề cận những bậc thiện tri thức, gần gũi với những bậc tôn túc, quyết chí một lòng miên mật tu tập, công hạnh rõ ràng, thì nhất định bạn sẽ đạt được thành tựu được sự an nhiên và bất động. Lúc ấy bạn sẽ không còn bồn chồn tay chân, ngủ ngon. Lúc ấy bạn sẽ không còn phải lo lắng, bạn bình an. Lúc ấy bạn sẽ có sức khỏe, khuôn mặt của bạn sẽ rạng ngời hào quang, tươi đẹp, sức khỏe sẽ tốt lắm, bệnh tật sẽ dần dần khứ lui. Nơi khóe mắt của bạn sẽ sáng ngời như tinh tú diệu vời, hành động của bạn chan hòa tình yêu thương, bước chân của bạn tỏa ra năng lượng an lạc. Điều này đã chứng thực qua cuộc đời của Đức Phật. Ngài là Đấng an nhiên và bất động trong dòng đời vạn biến. Điều gì làm cho chúng ta phải xoay cuống cuồng rồi té vào trong đau khổ, đó chính là tám luồng gió chướng mà Phật dạy, nhưng ít ai suy nghĩ các bạn ơi. Nếu hỏi trong Đạo Phật “Bát phong suy” có thể khó hiểu, tám sự ngăn ngại trong cuộc đời dễ hiểu hơn. Nhưng ai học Phật nhớ được tám sự ngăn ngại, chướng ngại tạo ra sự đau khổ bất an cho ta đâu. Không nhớ là phải, bởi ta học những thứ siêu đẳng ở trên cao để thành Phật, xe hư mà muốn tới đích, người bị tê liệt mà muốn tới đích thì điều đó thật hão huyền. Xe phải sửa, thân phải dưỡng bởi là phương tiện, Phật đã dạy thân người là phương tiện vi diệu, và trong kiếp người có những sự chướng ngại tới lui làm ảnh hưởng tới cái tâm làm cho nó không bất động mà luôn luôn dao động, luôn luôn vọng động. Tâm ta chao đảo, đau khổ, rồi mệt, sinh ra bệnh.
Tám điều chướng ngại có 4 cặp luôn luôn đi với nhau. Nó rất thực tế, nó xảy ra hàng ngày, nó ảnh hưởng đến cái tâm và suy nghĩ của chúng ta, nó ảnh hưởng đến năng lượng nơi cơ thể, nó tạo ra phiền ưu đau khổ, và nó tạo ra bệnh tật, và cũng cho ta những giây phút hứng vui hạnh phúc đó nhưng không bao giờ tồn tại mãi, và ta như ở trong vòng xoáy của ngược của xuôi nơi dòng đời, tâm ta bất an và luôn luôn bị dao động.
Biển đời sóng trước sóng sau
Tâm ta bất động hòa vào dòng trôi
Muốn hòa vào dòng trôi để tâm bất động, ta phải hiểu thấu được 4 cặp mà trong đó có tám điều luôn làm cho tâm dao động bất an.
- Cặp thứ nhất là: được – mất. Khi bạn được và bạn mất thì tâm bạn đều dao động, theo hai chiều, là cảm xúc hứng khởi hạnh phúc hay là đau khổ tột cùng. Bạn có khi nào rơi vào trạng thái khi được một thứ gì chưa? Vui, cười toe toét, cười rụng cả hàm. Có khi nào bạn rơi vào trường hợp bị mất chưa? Khổ, buồn đến rơi cả con mắt, lọt tròng mắt ra, tối tăm mặt mày, không thấy đường để đi. Ai cũng phải trải qua những cảm giác của được và mất, gây biết bao nhiêu những chướng ngại, cảm xúc cứ lúc lên lúc xuống, sụt sùi như vậy làm tâm bất an, đau khổ dữ lắm, tâm không được an nhiên, dao động, khó chịu, bứt rứt.
- Cặp thứ 2: khen – chê. Khen chê là điều ta phải đương đầu hàng ngày, bước ra khỏi cửa là mở miệng khen hoặc chê rồi. Có những lúc ta vội vội vàng vàng vì lo cho con cái, lo ăn lo uống lo đi học, rồi mới vội vàng đi làm, ông xã chở đi làm mà chê có một câu thôi: đi làm tóc tai bù xù thế. Nói nhẹ nhàng thôi mà trong lòng đau đớn, ngày đó như trời sập rồi, buồn lắm. Ngược lại vợ nói chồng đi làm mà mặc quần áo xốc xếch như vậy thì cũng coi như xong. Cái khổ là khi chồng khi vợ chê chúng ta, rồi ra ngoài đàn ông và đàn bà khen chúng ta, chúng ta sẽ bị rơi vào lưới tình của sự trái ngang, điều này có. Khen chê gây khổ đau. Khen là cười tít mắt không thấy đường, rầm một cái xe đụng rồi, đụng vô đâu, không phải tông xe ngoài đường mà tông xe vào những cái lưới của cạm bẫy trong xã hội. Có, lời khen ru ngủ, lời chê giết người.
- Cặp thứ 3: thành – bại. Khi thành công thì vỗ ngực đứng trên đỉnh cao của danh vọng, chê bai muôn người, hống hách vô cùng, tự cao tự đại, chà đạp người khác, chê bao người ta nâng mình quá cỡ, nhưng khi thảm bại thì bạn biết rồi. Thành – bại cũng là một cặp gây ra biết bao nhiêu sự bất an, dao động trong tâm.
- Cặp thứ 4: tốt – xấu. Tám luồng gió chướng gây biết bao nhiêu đau khổ.
Khi còn trẻ chúng ta dồn hết sức học nhiều kiến thức kỹ năng để đi làm, để có được những điều mà ta mong muốn. Những giai đoạn đó có lẽ tới 50 tuổi ngoài, ta lao đầu vào học hỏi kiến thức, tìm cho được những ước mơ dựa trên nền tảng của vật chất, sự sung túc của của cải. Nhưng ngược lại ta bào mòn sức khỏe, ta hư hao hốc hác, ta tiều tụy. Khi từ 50 bước sang 51, ta đã bơ phờ như ông cụ, có cũng ăn không được, hưởng cũng không được, bởi từ lúc ấy sức khỏe bị bào mòn, tàn dư hậu quả để lại là gì trong những cuộc được – mất, khen – chê, thành – bại, tốt – xấu kia, nó đã trổ mầm bệnh, để khi ngoài 50 nói theo tự nhiên, mà chưa chắc đâu nhiều khi còn rất sớm, tiền làm ra bao nhiêu trả cho bác sĩ cũng không đủ. Cứ như thế nhưng ta không bao giờ bỏ được cái thói cưu mang, cứ vơ cứ vét, cứ muốn thêm muốn thêm, đôi khi tuổi về hưu mà vẫn cứ gồng gánh lo âu sợ hãi. Cái gì đắt giá nhất trong cuộc đời các bạn, đó là giường bệnh. Ông Steve người sáng tạo ra hãng phone Apple, khi ông ta bị bệnh, ông ta nói: khi nằm trên giường bệnh không một ai có thể gánh bệnh cho bạn, ông ta thốt lên rằng ông ta đã đạt tới đỉnh cao của danh vọng tiền tài, nhưng giờ nằm trên giường bệnh, nghe dòng thời gian trôi qua phập phồng của ống thở do nhà thương trợ lực mới thấy tiền kia chẳng mang theo được, quyền lực kia chẳng mang theo được, danh vọng kia chẳng mang theo được, và biết bao nhiêu con người làm việc cho ta với ta đồng hành với ta người thân yêu nữa cũng không thể gánh bệnh cho ta. Lúc đó mới thấy được giá trị của đời sống. Có lẽ lúc ấy ông ta đã tỉnh và hiểu được chân lý nhân – quả của Đức Phật. Hiểu được điều này, an nhiên và bất động là một pháp tu, ai nhận diện được rõ sẽ chuyển hóa được tất cả những tham chấp, những tham ái, những tham dục, những đắm chìm trong vật chất, những cưu mang để lo lắng sợ hãi bất động bất an, ta buông xuống. Thật là nhiều lúc chúng ta phải nhìn vào gương để nhận diện mình mấy bó rồi, hai bó, ba bó, bốn bó, năm bó, sáu bó, bảy bó, tám bó hay sắp bó củi thiêu rồi. Bạn đang tìm gì trong cuộc đời này, nếu bạn là người tại gia hay bạn là người xuất gia, bạn đang tầm cầu điều gì, bạn đang vùi đầu vào để gây bất an cho tâm dao động làm hại tới sức khỏe, làm mờ đôi mắt, làm chân run rẩy, toàn thân đau đớn, ăn không ngon ngủ không yên. Tại sao ở một lúc nào đó đã bao nhiêu bó rồi, nhiều như vậy rồi mà tại sao ta càng cột chặt vào những tham chấp của vật chất, những cưu mang của những ước vọng hão huyền bó chặt vào người để không còn chỗ mà nhúc nhích, không còn chỗ mà cựa quậy, toàn thân đau đớn, tâm thần hoảng hốt sợ hãi. Ta học Phật, Đức Phật buông, các bạn nếu có buông mới có sự an nhiên và bất động. Biển đời sóng trước sóng sau, cái tham cái mê này đang cuồn cuộn thì cái mê cái tham khác đã tới. Muốn tâm ta bất động hòa vào dòng trôi của những tham chấp ái dục của cuộc đời, để cuộc đời ta bất biến giữa dòng đời vạn biến, để ta hòa vào, hòa nhập mà không hòa tan bản thể của ta thì cần phải tu tập để đạt được sự
An nhiên tịch tĩnh giữa đời
Tựa hoa sen nở dâng đời sắc hương
Lấy Từ Bi làm thuyền từ để lướt qua mọi cơn sóng trước sóng sau của dòng đời ngược xuôi vạn biến, lấy Trí Tuệ để nhìn thấu những đêm trường tăn trở, bất an vọng động dao động, để ta có sự tỉnh thức bằng sự tỉnh giác của Phật. Từ Bi Trí Tuệ tỉnh giác là những tâm niệm trong Thiền để đạt được Chánh Định, là những quán chiếu cần phải thật miên mật thực tập để có được sự tỉnh giác khai mở Trí Tuệ. Bạn u mê, bạn vô minh, bạn đắm chìm trong tham chấp thì bạn lấy gì mà an nhiên và bất động. Trong Chánh Định bạn sẽ an nhiên và bất động, muốn có Chánh Định phải dùng Thiền, pháp phương tiện của Mật Thiền là quán chiếu Từ Bi Trí Tuệ và tỉnh giác, giúp cho bạn có được Chánh Định, đạt được sự an nhiên và bất động và bạn có thể nói
Biển đời sóng trước sóng sau
Tâm ta Bất động hòa vào dòng trôi
An nhiên tịch tĩnh giữa đời
Tựa hoa sen nở dâng đời sắc hương
Và như thế khi như sen nở dâng đời sắc hương, sen nở vươn lên khỏi bùn, mùi hôi tanh của cuộc đời nở sen dâng đời sắc hương, đó là Trí huệ bát nhã viên mãn, sự thành tựu. Kiểm chứng lại sự bất an có đầy, sự dao động có dư, làm sao bạn có Trí Huệ, dù bạn là người tu xuất gia hay người tu tại gia, bạn cũng không thể như sen nở dâng đời sắc hương. Bạn sẽ là hoa tàn, sẽ là cỏ dại héo úa, bạn sẽ là sa mạc khô cằn.
Các bạn thân mến an nhiên và bất động là một công hạnh cần phải tu mới đạt được. Thiền quán chiếu Từ Bi Trí Tuệ tỉnh giác Mật Thiền có công hạnh vô cùng giúp cho bạn thành tựu được sự an nhiên và bất động. Bảo Thành mời gọi tất cả các bạn hãy đi vào sự thực tập để thành tựu được điều này.
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe
Hồi hướng:
Nguyện xin phước báu và công đức thành tựu được trong buổi đồng tu ngày hôm nay hồi hướng cho tất cả mọi loài chúng sanh đồng thành Phật đạo.