Cho phép con hỏi thêm, nếu ăn ngũ vị tân thì tụng niệm Kinh không được chứng phải không ạ? A Di Đà Phật. Con xin cảm ơn Thầy ạ.
Mô Phật, trước khi trả lời, Bảo Thành xin chia sẻ như vầy, tất cả cách trả lời của Bảo Thành ngắn gọn, không muốn diễn giải quá dài, và cách giải thích thật gọn, bình dân dễ hiểu, không phải bao trùm hàm nghĩa cao siêu trong kinh điển, nhưng đúng, các bạn hãy lấy đó như thước đo để suy nghĩ nghe các bạn. Ngũ tân, tất cả những ngũ tân, các loại rau đó, củ đó, nặng mùi, cho nên các bậc tổ ngày xưa khi sống chung mới khuyên rằng chúng ta đừng ăn ngũ tân khi tu, nhất là những hàng xuất gia, bởi vì nó nặng mùi, phương pháp ngày xưa đánh răng chưa chắc đã được như vầy đâu, ngày xưa nhiều khi lấy cái cau chà chà chút xíu hoặc súc miệng, uống trà, chứ nhiều khi cả năm trời, cả đời người chưa có đánh răng. Mà khi ăn những thức đó vô nó nặng mùi, khi giao tiếp khó nghe. Ý nghĩa thứ hai, là trong ngũ tân nó có chất tăng trưởng lòng tham dục, có chất tố kích thích tham dục, khó kềm chế. Cho nên người tu mà cứ dùng những thứ kích thích tham dục, khó tu, tâm bất tịnh sẽ đưa đến tâm bất tịnh. Các chư tổ đặt ra điều đó, nói đúng hơn là không phải chỉ có ngũ tân đâu, tức là tránh ăn những thứ có chất tố kích thích tham dục, để tâm được thanh tịnh, thân được thanh tịnh, chẳng phải vì bạn ăn cái đó mà lời của bạn cầu, đọc kinh, Phật không nghe, chư thần tiên, bồ tát không nghe hoặc không có hữu dụng, bởi vì kinh ta đọc là đọc lời Phật dạy để ta hiểu mà ứng dụng vào, để thực hành cho tốt, không phải Phật nói kinh đó ta đọc lại cho Phật nghe đêm này qua đêm kia, Phật chỉ chứng minh mà thôi, chứng minh rằng lời Phật dạy nay có đệ tử nó đọc, và đệ tử nó đọc để hiểu, để thực hành, Phật hoan hỷ là bởi vì ta đã thực hành và hy vọng rằng sự thực hành của ta mang đến sự lợi lạc cho ta, cho nên bạn ăn cái gì thì bạn đọc kinh cũng được hết, bởi vì khi bạn ăn cái gì và đọc kinh với một mục đích rằng là tăng thêm kiến thức, trí tuệ, Phật học để ứng dụng vào đời sống của mình, cho nên chẳng phải ăn ngũ tân mà bạn tụng kinh không có hữu hiệu bởi kinh đọc là để khai mở trí tuệ, đặc biệt hơn nữa là thời đức Phật, bên Ấn Độ người ta ăn Cà ri, ăn những thứ nặng mùi dữ lắm. Mà khi đức Phật đi khất thực, rồi về thọ thực với mục đích gieo duyên để tạo phước cho chúng sanh, người ta cúng gì, ngài nhận thứ đó bằng tâm thanh tịnh, cho nên tất cả mọi thứ cúng dường cho Phật, Phật đều đón nhận. Dĩ nhiên trong đó có cả ngũ tân cũng không sao bởi tâm ngài tuyệt đối thanh tịnh. Trả lời, nếu bạn tụng kinh mà bạn đã ăn những thứ đã có ngũ tân như Tổ căn dặn, chẳng phải vì vậy mà lời kinh không có công hiệu, bạn có ăn hay không có ăn, khi bạn tụng kinh, bạn tu tập đều có công hiệu ở chỗ rằng, tụng kinh và tu tập là để bạn tăng trưởng kiến thức Phật học để ứng dụng vào đời sống, phước báu. Tụng kinh để hiểu và hành đó tăng trưởng thật là nhiều, chẳng thể lệ thuộc vào các thứ bạn ăn và nói rằng ăn những thứ đó ma quỷ nó tới đều là những cái, cách dạy tâm lý thôi, nó mang tính hù dọa để chúng ta đừng làm những điều sai, như thuở nhỏ ta lớn lên ra đường đó, cha mẹ thường nói: “đi, không có được đi đêm nha con, về sớm sớm, đi đêm có ngày gặp ma đó con à” và cứ hù dọa như thế. Khi còn trẻ ta đâu biết là gì, lời mà dặn mà có lý nhiều thì nghe không hiểu, nên ông bà, cha mẹ nói đừng đi đêm có ma đó con về sớm sớm, ngáo ộp nó bắt con. Mình sợ, mình không dám đi đêm nhiều, sau lớn lên mình thấy rằng, chữ ma đó là gì, đi đêm dễ gặp nguy hiểm và chướng ngại. Cha mẹ khuyên gọi đó là ma, chúng ta cũng vậy, ngũ tân là các cách chư Tổ dạy chúng ta ăn uống những thứ đừng có chứa những chất hóa học, tăng trưởng tham dục, nặng mùi trong giao tiếp, mang ý nghĩa đó mà thôi. Chứ không phải ý nghĩa ăn, đọc kinh không có linh, thờ Phật không có linh. Đọc, tụng kinh, nhắc lại là để tăng trưởng kiến thức Phật học của Phật dạy để ứng dụng vào đời sống, cho nên không ảnh hưởng dưới bất cứ một hình thức gì, các bạn ăn nhưng khi ăn chỉ quán rằng, ăn cái này như dược liệu để sống, giữ tâm thanh tịnh, tăng trưởng phước báu, qua sự hiểu biết kinh kệ, ứng dụng vào đời sống. Mô Phật.
Tham vấn Phật Pháp 5, https://youtu.be/Q6TbM53gkKs