Bảo Thiện đánh máy
Mô Phật! Bảo Thành xin kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu. Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo, để bắt đầu buổi đồng tu ngày hôm nay.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con miên mật hành trì mật thiền chánh pháp hơi thở chánh niệm, để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh giác và hành trì các pháp thiện, thấu được nhân quả, Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cầu cho chúng con bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình chúng sanh an lạc, xin chư Phật Từ Bi chứng minh!
Mời các bạn đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, chúng ta hãy ngồi xuống, buông thư nhẹ nhàng để cho sự mệt nhọc của ngày qua lắng xuống, bình tâm trở về với hơi thở vào ra. Khi hít vào các bạn hít vào bằng mũi mình phình bụng, khi thở các bạn thở bằng miệng, trì mật ngôn và hóp bụng vào, cứ thế các bạn dùng tánh biết, nhận và ghi nhận thật rõ mọi cảm xúc của thân, mọi suy nghĩ của tâm, chỉ vậy, cứ như thế, để tự nhiên, không cưỡng ép.
Hãy hít vào bằng mũi phình bụng, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng, cùng hồi hướng cho tất cả.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)
Các bạn đồng tu, diễm phúc của đời người là ta vẫn còn có nhau, bên cạnh những người mình hiểu, mình thông cảm, mình đồng hành, mình san sẻ những giá trị sống đích thực trong cuộc đời. Vì đời sống này đây ai trong chúng ta cũng sẽ phải lần lượt bước qua những thăng trầm của đời người. Những lúc vui – vui sướng, lúc khổ – khổ cực, lúc thành công, lúc thất bại, lúc được người đời tung hô và có lúc bị người ta dìm xuống, chà đạp. Cuộc sống vốn dĩ là như vậy, không ai có thể trốn được. Nhưng khi chúng ta rơi vào trạng thái lo âu cùng cực của sự đau khổ, ngước mắt lên ta có còn những người tri kỷ, bạn thân kề cận hay không? Mỗi một người sẽ có câu trả lời khác, vì chúng ta đều khác biệt. Dù sao đi nữa giây phút như vậy ngước mặt lên vẫn còn những người thân kề cận, vẫn còn bạn bè, vẫn còn các bạn đồng tu, điều đó là diễm phúc đó các bạn.
Thế giới hiện tại có biết bao nhiêu những điều đẩy đưa chúng ta rơi vào vòng ham muốn khó thoát. Vì những người làm ăn đó các bạn, những người mà người ta hiểu được tâm lý một cách toàn diện của Bảo Thành và các bạn, họ thấu được trong chúng ta có lòng tham không bao giờ biết dừng, có sự ham muốn chẳng bao giờ từ bỏ được. Họ đã thấu hiểu được điều đó và tìm đủ mọi cách kích thích sự ham muốn của chúng ta. Vì thế bao nhiêu ngày tháng, năm tháng qua, Bảo Thành và các bạn đã lao đầu vào để thỏa mãn sự ham muốn của mình về nhiều mặt. Trong năm điều Đức Phật dạy mà nó tóm gọn tất cả mọi sự ham muốn của con người đó là sự ham muốn về tiền, đời này ai mà không ham tiền. Đó là sự ham muốn về tình cảm, đời này ai không ham muốn về tình cảm. Đó là sự ham muốn về danh vọng và địa vị, cũng cứ hỏi đời này ai mà không ham. Sự ham muốn của sự ngủ thoải mái, không phải thức dậy làm việc này kia, ai mà không mê. Cho nên đời gọi là mê ngủ, ăn cũng mê ăn, tiền tình tài, sự ăn uống ngủ nghỉ là những sự đam mê của con người, của loài vật, của muôn thú.
Các bạn, sự khác biệt giữa sự ham muốn và nhu cầu tối thiểu của đời người nằm ở chỗ ta hiểu thấu, dĩ nhiên tiền là phải có, tình là cần, danh vọng là được quyền đạt được, nghỉ ngơi là tất yếu và ăn uống là hiển nhiên. Nhưng đừng để thái quá, vơ vét vào vượt ngoài nhu cầu sống, để cả cuộc đời lầm lũi tìm kiếm, rồi cuối cùng lao tâm khổ trí, mệt mỏi, bệnh hoạn, lại mang toàn bộ những thứ mình có đó trả cho bác sĩ hoặc trả cho nhà hòm, chôn vào lòng đất. Mà nghĩ cho cùng cũng hay, ta nghĩ rằng những thứ đó là thiết yếu, cần phải có nhiều vượt ngoài nhu cầu của đời sống, đúng hay sai tùy theo sự suy nghĩ của mỗi người. Nhu cầu cần thiết cho đời người không có nhiều đâu, ông bà cổ nhân, các bậc thánh cũng dạy “Thiểu dục tri túc” có nghĩa là sống biết đủ, biết đủ ở đây không phải là ta không cần đến tiền, tình, danh vọng, sự ăn uống, ngủ nghỉ, nhưng nhu cầu cần phải vừa đủ để sống. Từ đó ta đầu tư thời gian nhiều hơn cho lĩnh vực của tinh thần, của tâm linh, hài hòa giữa vật chất, tinh thần và tâm linh. Hầu hết những người ham muốn là những người không biết thương chính bản thân của mình.
Một cái gương rất tuyệt vời, cuối tuần vừa qua Bảo Thành có cơ hội nói chuyện với một người mẹ trẻ có một người con. Người mẹ đó các bạn biết không, y như biết bao nhiêu những người mẹ khác trên trần gian này, có một người con bị bệnh và bệnh bẩm sinh khi sinh ra đó, cần phải điều trị, em không bình thường như những đứa trẻ khác, sinh ra đã mang những cơn bệnh phải được điều chỉnh của bác sĩ mới có được sức khỏe. Bạn biết rồi trên đời này không ai vĩ đại bằng mẹ, người mẹ đó còn trẻ lắm, nhưng vì con bệnh đã hy sinh, đã từ bỏ biết bao nhiêu sự ham muốn đời thường của một người phụ nữ tuổi còn trẻ. Để mang toàn bộ năng lượng, tình yêu dồn vào chăm sóc cho người con bị bệnh. Nói như vậy các bạn thấy rồi, chỉ có tình yêu chân thật mới đưa đến sự dấn thân hy sinh và từ bỏ những ham muốn riêng tư của mình. Người mẹ vì tình yêu đối với con đã hy sinh tất cả.
Chúng ta nhìn lại đi, nếu như mình ham muốn rồi lao đầu vào đó, đắm đuối, lao tâm để cho mệt, cho tàn sức, để cho tàn tạ rách nát cả cuộc đời, miễn là có những điều ta ham, ta muốn. Thì suy ra ta không thương chính mình, ta không có tình thương với chính mình. Mà thật sự đời này đâu cần quá nhiều, đủ là được, biết đủ là sống an vui, biết đủ là sống hạnh phúc. Nói như vậy không phải là dìm hàng khả năng bản thân để không vươn lên, đạt được những điều ta có thể đạt. Nhưng sự ham muốn để có thể từ bỏ được cần phải có một sự nhận thức thật rõ nhu cầu của cuộc sống và biết yêu thương chính bản thân của mình. Khi đã biết yêu thương bản thân của mình, mình mới biết yêu thương chân thật đối với tất cả những người trong gia đình, cộng đồng, xã hội.
Để từ bỏ được sự ham muốn và đạt được khả năng sống phù hợp với nhu cầu thiết yếu của đời người, Đức Phật, các bậc thầy trong xã hội ngày nay cũng như ngày xưa khuyên bảo chúng ta, không có một việc gì hiển nhiên mà có được, cần phải trải qua sự tư duy một cách sáng suốt để nhận định rõ. Từ đó mang vào sự thực tập mới đến thành công, còn ngồi mà cứ tưởng tượng thì cũng rơi vào trạng thái ham thành công mà không học hỏi, không thực tập, suốt đời không bao giờ có. Cho nên để từ bỏ sự ham muốn, thực ra không cần phải từ bỏ, ta chỉ cần chuyển hóa lòng ham muốn của mình qua sự thực tập để phục vụ cho nhu cầu cần thiết đời sống của mình, của gia đình, vậy là đã đủ. Để làm được điều đó thiền định trong mật thiền quán chiếu tâm Từ bi và quán chiếu Trí tuệ sáng suốt, để tư duy thông rõ mọi vấn đề, sẽ giúp cho chúng ta từ bỏ được sự ham muốn và vẫn đạt được nhu cầu cần thiết trong cuộc đời. Để có dư thời gian, đầy đủ năng lượng trao tới cho người mình yêu thương.
Cũng cuối tuần vừa qua Bảo Thành có cơ hội gặp được một người cha, tức một ông bố mới làm bố, sinh được một người con, thì cũng đã từ bỏ sự ham muốn riêng của mình, nhu cầu cho riêng mình, đặt cả tâm tư, nguyện vọng, tinh thần, mọi thứ để trao về cho người con gái mới hạ sanh trong cuộc đời này. Và hay lắm Đức Phật đã dạy trong mùa Vu Lan để chúng ta một lần nữa quay về trong tâm của mình, nhìn cho thật rõ tình nghĩa của các đấng sinh thành là cha, là mẹ. Để suy nghĩ và nhận diện, biết ơn các đấng ấy vì đã hy sinh, từ bỏ biết bao nhiêu ham muốn của đời thường và dành tình yêu đó cho những người con như chúng ta. Các bạn, nhìn gương cha mẹ thì hiểu thấu và mang vào thực hành, đặc biệt qua hơi thở chánh niệm của mật thiền chúng ta, mỗi một người sẽ nhanh thôi từ bỏ được sự ham muốn quá đáng. Nhưng vẫn có dư những năng lượng, khả năng, kiến thức để kiến tạo tất cả những điều mà chúng ta cần có trong nhu cầu của cuộc sống.
Các bạn, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống một cách đúng mức không quá ham, chẳng quá tham, sẽ giúp cho chúng ta dưỡng được thân tâm an nhiên và tự tại, có sức khỏe, có tinh thần trong sáng và có được khả năng sống thiện. Phát huy cao độ trí tuệ để không rơi vào những trạng thái đắm đuối trong u mê, mà giữ được sự tỉnh thức luôn hiện diện trong mỗi ngày của chúng ta. Tóm lại để có thể từ bỏ được sự ham muốn cần phải trải qua sự tư duy trong chánh kiến, bằng cách thực tập hơi thở chánh niệm vào ra mỗi một ngày, để tăng trưởng sự sáng suốt trong tư duy, trong suy nghĩ và trong hành động. Nhất định mọi sự ham muốn không còn tàn phá cuộc đời của bạn nữa, mà bạn vẫn có dư kiến thức để tạo ra những nhu cầu cần thiết trong cuộc đời. Bạn sẽ có một cuộc sống rất vui, rất hạnh phúc, rất bình an, rất khỏe, lúc nào bạn cũng tươi cười được. Đấy chính là cuộc sống, đó chính là điều chúng ta cần phải thành tựu mỗi ngày qua sự thực tập. Vậy nên các bạn hãy nhớ để từ bỏ sự ham muốn phải có một sự nhận xét đúng đắn và phải mang vào sự thực tập. Mật thiền là một phương pháp chánh niệm hơi thở, thực tập mỗi ngày để chuyển hóa sự ham muốn thành năng lượng vi diệu, phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu của đời người. Để chúng ta có dư dả thời gian, sống trong sự bình ổn của cuộc đời mỗi một ngày và mãi mãi trong kiếp này. Các bạn, mời các bạn trở về với hơi thở của chánh niệm.
Thưa Phật! Xin gia trì cho chúng con hiểu thấu được nhu cầu đời sống của con người và nhìn thấu được lòng ham muốn vốn có trong chúng con, để qua sự thực tập mật thiền quán chiếu hơi thở, tăng trưởng tình thương và thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh thức, làm các việc thiện, nuôi dưỡng kiếp người này bằng năng lượng vi diệu của tỉnh thức.
Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng.
Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)