Search

4046. Chèn Ép Người Có Phải Là Tạo Nghiệp? Cách Đối Trị Chèn Ép

Bảo Đăng đánh máy

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu.

Mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con tinh tấn miên mật hành trì mật thiền chánh pháp, để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh giác, thể nhập vào tâm tánh thiện lành, quán chiếu thấy rõ các pháp đều là Vô Thường, là Khổ, là Vô Ngã. Chúng con đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cho hàng đệ tử chúng con biết tinh tấn tu học, phiền não đoạn diệt, bệnh tật tiêu tan, tin sâu nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Xin chư Phật Từ Bi chứng minh!

Mời các bạn đặt tay phải vào lòng bàn tay trái. Hãy trở về với chánh niệm hơi thở, hít vào ta biết ta hít vào, thở ra ta biết ta thở ra, thấy biết rõ ràng trong hơi thở những suy nghĩ khởi lên, quán chiếu toàn thân. Quán về tâm Từ Bi qua mật ngôn Mu A Mu Sa, lan tỏa khắp châu thân. Quán chiếu Trí Tuệ bát nhã qua mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, để nhìn thấu, nhìn rõ, xả buông. Quán chiếu tâm Tỉnh Giác qua mật ngôn Ma Sa Ốp Uê, để vượt qua u mê và quán chiếu tâm tánh Thiện Lành, hành trì thập thiện qua mật ngôn Sa Bi Mô U. Từng hơi thở vào ra chánh niệm quán chiếu chúng ta sẽ tiếp hiện được năng lượng vi diệu, tha lực tình thương của chư Phật và hồi hướng lan tỏa đến cho nhau.

Hít vào bằng mũi, đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng,

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Mỗi ngày trong chánh niệm hơi thở, sự hành trì, chúng ta đưa tánh biết trở về hiện hữu trong chánh niệm, quán chiếu toàn diện thân tâm của mình. Cách tu luyện như vậy giúp cho chúng ta có một thói quen để luôn luôn tánh biết hiện diện trong cuộc sống, khi đi ta biết đi, khi ngủ ta biết ngủ, nằm ta biết nằm, ăn uống, làm việc, bất cứ mọi tạo tác nào ta đều có tánh biết ở đó. Thực tập và hành trì theo các pháp môn phù hợp dưới những phương tiện mà Đức Phật đã phổ truyền cho chúng ta, để chúng ta có một thói quen đưa tánh biết trở về trong hiện tại, không bị lôi cuốn vào những vọng tưởng của tương lai hoặc moi tìm những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Chánh niệm là một phương thức thực tập đưa đến sự giác ngộ. Đạo Phật, con đường giáo lý của Đức Phật dạy là con đường đưa đến sự giác ngộ toàn diện, qua tánh biết của sự tỉnh thức để phá mê.

Có quá nhiều u mê trong cuộc đời kiếp này và vô lượng kiếp qua, nên chúng ta đã tạo dựng quá nhiều những nghiệp bất thiện, năng lượng bất tịnh đó cứ theo ta mãi. Các bạn, từng hơi thở vào ra nhận thức thật rõ tâm ý của mình khởi lên, nhận thức thật rõ mọi tạo tác, cảm xúc tự thân trong khi đang ngồi hành trì, sẽ đưa chúng ta tới một thói quen quan sát bằng tánh biết trong sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cũng ăn, cũng uống, cũng ngủ nghỉ, cũng làm việc nhưng vội vội vàng vàng, chẳng chánh niệm với tánh biết, tánh biết chạy mất để rồi làm như không biết, u mê, khổ đau, phiền não cũng chẳng hay, chui đầu vòng co mãi, đến khi nhận thức ra quá nhiều khó phá.

Đức Phật dạy nhân quả và nhân quả Ngài dạy không phải là một lý thuyết, không phải là triết học, không phải là một môn gì đó sáng tạo ra, lập nên theo suy nghĩ của Ngài. Mà nhân quả là một định luật, trong nhân quả đó rõ hơn là nghiệp. Nghiệp có thiện nghiệp và ác nghiệp. Cái ác tạo ra nghiệp, cái thiện cũng tạo ra nghiệp. Đặc trưng của nghiệp là cái lực dẫn dắt chúng ta đi tái sanh hoặc nó đọa đày ta trong đau khổ, phiền não, hoặc nó khởi lên những tâm tánh thiện lành, an vui và hạnh phúc. Tụ chung nó từ nghiệp ác và thiện mà ra. Nhân quả của thiện và ác hiện hữu từng sát na, không phải những gì của ngày hôm qua đã làm là mãi mãi không còn. Cái lực của nghiệp dù là việc thiện hoặc nhỏ của quá khứ vẫn lưu truyền và ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta. Cái lực của nghiệp ác dù đã trăm năm vẫn đó, ảnh hưởng đến đời sống đau khổ phiền não của ta. Đời sống của con người chi phối bởi nghiệp.

Người học Phật phải thấu rõ được nghiệp của nhân quả để chúng ta sống có trách nhiệm, có trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với những hành vi, những ngôn từ giao tiếp, những suy nghĩ khởi lên. Cội nguồn tạo ra nghiệp thiện hoặc ác đều tới từ ý, ngôn ngữ ứng dụng và hành vi trong cuộc sống qua từng giây phút còn hiện hữu ở trên đời. Trên đời của kiếp này hoặc trên đời của vô lượng kiếp qua, nghiệp đó sẽ cộng lại lưu chuyển trong năng lượng bất tịnh hoặc thanh tịnh. Không có một việc gì, không có một hành vi nào, không có một lời nói nào, không có một suy nghĩ nào trong tương tác giữa người với người, giữa người với vật, giữa người với muôn loài mà không tạo ra một cái lực thiện hoặc ác. Hiểu được nhân quả chúng ta chú tâm tới, chắt chiu từng giây phút còn đang sống như người mẹ hiền biết tích lũy tình thương dành riêng cho con. Người nẹ đúng mức của chúng ta là nghiệp và nếu như cuộc sống này những người như chúng ta không biết tích lũy phước báu qua thiện nghiệp, công đức, qua sự hành trì tu tập, thì nhất định chúng ta mãi mãi bị đọa đày trong đau khổ.

Có một sự việc xảy ra trong nhân loại, trong xã hội của loài người từ xưa đến nay, đó là vì nhìn không thấu, thích thể hiện sức mạnh của bản thân, chẳng dùng tình yêu thương, tánh bình đẳng để đối xử. Do đó mà dù nhỏ bé ở trong thôn làng hay mãi trong rừng đi nữa, thì ta vẫn dùng sức mạnh mình nghĩ rằng mình có, thực ra nó rất ảo tưởng, mình không có mạnh đâu vẫn dùng sức mạnh đó để chèn ép. Chèn ép là một từ nhẹ nhẹ thôi, chèn ép lâu ngày thì gọi là áp bức, bóc lột, đàn áp. Nếu ai học về lịch sử cứ nghĩ rằng chỉ có thuở xưa vua chúa, chế độ phong kiến hoặc chế độ độc tài mới có dự án áp bức bóc lột, nhưng không. Chẳng qua những chế độ đó sự chèn ép, áp bức bóc lột có tổ chức mạnh mẽ hơn, thể hiện rõ ràng hơn. Nhưng tánh chèn ép, áp bức bóc lột nó hiện hữu trong mỗi một con người chúng ta, trong mỗi một chúng sinh, chỉ vì tánh sân, si và mê, nên nó có.

Nhìn kỹ về cuộc đời của mình bạn có thấy không? Bảo Thành và các bạn đã từng chèn ép người thân của mình, bạn bè của mình hoặc người này người kia nơi công sở làm việc, sinh hoạt của xã hội, hay chỉ là gần gũi gặp gỡ chơi với nhau. Nhìn quanh ta vẫn thấy có kẻ chèn ép ta, nhìn kỹ ta vẫn thấy ta luôn chèn ép người. Chèn ép người khác tạo ra nghiệp. Chèn ép bằng ngôn ngữ thô ác, nịnh bợ, xu nịnh, chửi bới, quở mắng, dèm pha, đâm thọc, nói thêm bớt, nói thị phi, dùng đủ mọi hình thức ngôn từ trong ứng xử trực tiếp hoặc gián tiếp với người này người kia để hạ nhục, để đày đọa người khác cũng mang tánh chèn ép, áp bức bóc lột, tạo nghiệp vô số. Đừng nghĩ rằng bất cứ một việc gì ta làm với bản thân hoặc với người mà không gọi là tạo nghiệp, đều tạo nghiệp, khác biệt là ác nghiệp hay thiện nghiệp, tạo ra năng lượng tiêu cực hay tích cực mà thôi. Nhìn thấu được nhân quả có trách nhiệm, ta luôn luôn quán chiếu bằng tánh biết để khi tâm sân, tâm si, tâm tham khởi lên, có tánh chèn ép người ta đều biết, chỉ biết đã là đủ.

Các bạn hãy nhớ tánh biết giúp cho chúng ta khi hít vào thở ra quán chiếu thật rõ, khi nó khởi lên những tư tưởng, hành động, lời nói chèn ép người khác, đủ có sức mạnh để chuyển hóa ngay lập tức. Tham biết tham, sân biết sân, si biết si, chèn ép người biết chèn ép người tạo nghiệp, biết như vậy thôi đã có một cái lực rất mạnh dừng hẳn được tâm tánh chèn ép người. Nếu ta chèn ép người mà ta biết ngay lúc đó thì sự chèn ép qua ngôn ngữ, hành vi, tư tưởng của ta nó dừng lại, nó khựng lại và nó rụng đi. Nếu như có ai chèn ép mình hay ở chỗ là người chèn ép mình mình biết, với tánh biết trong chánh niệm tịch tĩnh, ta không sân, ta không nổi sân các bạn, mà ta mang cái gì? Cam lồ tịnh thủy, nước từ bi Mu A Mu Sa tưới tẩm lên tâm sân giận, uỷ quyền, ỷ sức đang chèn ép ta, như cục đất khô tưới nước vào nó liền tan ra, để từ đó ngay vùng đất khô được tưới kia có cơ hội cho một mầm sống mới.

Khi một con người có tánh khí chèn ép chúng ta, chúng ta biết khởi tâm từ, bởi nhạy bén trong tánh biết, liền luôn ngay đó khởi tâm từ lan tỏa tới họ như mang nước tưới vào đất khô. Tâm thức khô cằn sân giận của họ đang chèn ép ta, nhờ sự cảm ứng với năng lượng từ bi của Phật qua hơi thở chánh niệm của ta. Nương vào sức mạnh đó ta cũng hồi hướng tình thương cho họ với lòng bao dung, tha thứ và sự nhẫn nại, nhất định người đó như cục đất khô đầy ắp nước, tâm của họ sẽ tươi mát trở lại. Đây là một sự thực chứng qua sự trải nghiệm của những ai có công phu tu tập rõ ràng. Đức Phật dạy cho chúng ta đời sống chánh niệm khởi tâm Từ bi bằng trí tuệ để thoát u mê, sống tỉnh giác. Mang pháp thiện hành trì cho mình và gieo trồng những chủng tử Phật đà linh diệu vào lòng của ai đó còn khô khan, có công hiệu vô cùng.

Cho nên sự chèn ép là nói hay, nói khéo, nói nhẹ, sự áp bức ở đời luôn luôn có. Uỷ quyền, ỷ thế, ỷ sức mạnh, ỷ vào vô minh không thấy làm càng hay chèn ép. Thấy rõ nơi công xưởng nhất là các bạn làm công nhân thấy điều đó, ta thấy rõ nơi văn phòng, ta thấy rõ trong những hộ chúng. Ngay cả khi những lễ hội hoặc trong những cái tu hội ngồi lại với nhau để tu, vẫn còn có những tánh riêng biệt của ai đó vẫn thích chèn ép, nó ăn sâu vào trong máu bởi nghiệp lực nhiều đời trong sân hận ta đã tích lũy. Nên mỗi người trong chúng ta, Bảo Thành và các bạn luôn có tính chèn ép người khác. Phải nhận thức rõ bằng sự hành trì qua chánh niệm của hơi thở, mang tánh biết hiển lộ mỗi một giây phút ta đang sống. Quan sát tâm tánh của ta, suy nghĩ của ta, hành vi của ta, lời nói của ta trong mọi sinh hoạt của cuộc đời. Tánh biết đó sẽ giúp cho chúng ta dừng lại được tâm tánh thích chèn ép người khác và giúp cho chúng ta tác ý khởi tâm thiện lành, mang nước Mu A Mu Sa, nước Từ bi tưới tẩm vào những ai đang đối xử với ta qua sự chèn ép áp bức. Đối xử như vậy tạo nghiệp nếu họ đối với chúng ta và chúng ta đối xử chèn ép người ta cũng tạo nghiệp.

Nếu như ai đó trong chúng ta cảm nhận sự chèn ép của ai đó, đối trị làm sao đây? Như đã nói, chỉ cần với tánh kiên nhẫn và hít vào thở ra trong chánh niệm, hiện diện thật rõ tánh biết. Hít vào thở ra biết họ đang chèn ép một cách thật rõ, rồi tác ý tâm thiện, tâm Từ bi yêu thương Mu A Mu Sa hồi hướng cho người ấy, thì công hạnh ta càng lớn, càng mạnh trong sự thực tập, thì năng lượng Mu A Mu Sa càng lan tỏa nhanh. Làm cho những ai có tâm tánh ỷ quyền lực, ỷ thế, ỷ sức mạnh, ỷ có liên minh để mà chèn ép ta liền thẩm thấu tánh công bằng đối xử với nhau. Khởi nên tâm thiện tình yêu thương, để từ đó có thể thay đổi mà đối xử bình đẳng đúng mức với mọi người.

Nếu mọi người trong chúng ta ý thức được giá trị tột cùng, cao siêu của công hạnh hành trì tăng trưởng năng lượng, giữ được sự bình tĩnh, nhẫn nại để tánh biết hiện diện mọi nơi mà đối xử với nhau trong mối tương tác bằng tâm Từ bi, thì sự chèn ép sẽ không còn. Dĩ nhiên trong cuộc đời này sự ủy quyền gọi là ủy quyền của trời đất đối với mình, bởi vì có nhiều người trong cuộc sống này nghĩ rằng ta được ủy quyền bởi có kiến thức, ta được cái quyền bởi có sức mạnh, có nhóm, có bạn, có liên minh, có phái, có bè, có băng. Cho nên nghĩ rằng mình được ủy quyền để thay mặt cứu thế giới này, từ đó luôn luôn chèn ép kẻ khác. Áp bức trong cuộc sống luôn luôn có chỉ vì vô minh mà thôi. Chánh niệm hơi thở giúp cho chúng ta đối trị được sự chèn ép của người và chuyển hóa được tâm tánh thích chèn ép người khác của ta. Đối với ta, ta luôn luôn phải sống tỉnh thức, luôn luôn hành trì mật pháp, hành thiền chánh niệm hơi thở để tánh biết luôn luôn hiện diện trong chánh niệm.

Chánh niệm với tánh biết có công năng vi diệu, xoa dịu vết thương, nỗi đau của kiếp người và giúp sách tấn mọi người biết đứng dậy thay đổi, hoàn thiện cuộc sống của chính mình. Cho nên khi chúng ta nhận ra bằng tánh biết ta đang chèn ép ai với hơi thở của chánh niệm và với Trí tuệ của NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, ta nhận rõ được bản thể của mình. Chỉ cần nhận rõ bằng tánh biết đó thì sự chèn ép, áp bức, bức chế người khác nơi ta liền rụng hết. Các bạn cứ thử các bạn sẽ thấy sự công hiệu vi diệu. Nếu ai có tâm tánh chèn ép các bạn, các bạn cũng hãy nhớ ngay lúc đó nhận biết được, hít vào thở ra chậm rãi, mang Mu A Mu Sa lan tỏa, gắn kết với họ và nguyện xin chư Phật mười phương ban rải năng lượng tình thương tới với người đó. Một cục đất dù khô tới đâu, cằn cỗi tới đâu nếu biết khai thông một cái kênh dẫn nước vào, thì mảnh đất đó nhất định là chỗ có thể gieo trồng những hạt giống tốt.

Ở cạnh nhà thuốc của chúng ta, nơi trung tâm nhà thuốc từ thiện có một cái kênh của huyện đào để dẫn nước tới ruộng khô. Chúng ta thấy khi khô quá thì huyện, chính quyền địa phương đã bơm nước lên kênh và kênh đã dẫn nước tới ruộng, từ đó tất cả những vùng ruộng nơi ấy đều có nước để có được vụ mùa phù hợp. Chúng ta cũng như vậy, Đức Phật là đấng giác ngộ, Ngài đã khai mương và lập nên một cái kênh Mu A Mu Sa tức là kênh tâm từ. Kênh này dẫn nước Từ bi từ chư Phật, từ Bồ Tát, nước công đức nước tịnh thủy, nước cam lồ. Mỗi khi cuộc đời của ta khô hạn, chúng ta chỉ cần nhớ đến Phật và Bồ Tát, khởi tâm Từ bi, nước cam lồ từ chư Phật và Bồ Tát liền chảy xuống cuộc đời của chúng ta. Và ruộng tâm thức của chúng ta dù vô lượng kiếp qua có cằn cỗi tới đâu, nay lại có nước từ bi được tưới tẩm ta sẽ khởi lên được những tâm hạnh thiện lành.

Những ruộng tâm thức của người khác cũng như thế, nương vào dòng kênh mà Đức Phật đã tạo ra, kênh Mu A Mu Sa, tâm từ bi quán chiếu qua chánh niệm hơi thở. Ta và người đều có cơ hội nương nhờ vào đó để tự chuyển hóa sự khô cằn tâm thức của mình. Bạn hãy nhớ gắn kết với Phật và Bồ Tát là gắn kết với mạng mạch sự sống của chính mình qua hơi thở của chánh niệm, để đời sống được hạnh phúc và an vui. Trong kiếp sống này đây sự chèn ép luôn có mặt ở mọi nơi, từ trong gia đình, trong cộng đồng, xã hội. Ngay cả nơi tình nghĩa của vợ chồng ta cũng thấy có những người chồng chèn ép vợ quá đáng, chèn ép và đày đọa vợ đến mức như là áp bức con ở, để rồi người vợ đau khổ triền miên. Cũng có những người vợ chèn ép chồng dưới hình thức này hình thức kia. Cuộc sống mà, vợ chồng, chồng vợ, cha mẹ, con cái, người thân, bạn bè đồng tu, chúng sanh với nhau, ta chỉ ỷ sức chèn ép người khác mà thôi.

Tánh chèn ép là một tánh xấu tạo nghiệp vô cùng, gây bệnh tật đau khổ và thiêu rụi miền công đức của chúng ta, phước báu của chúng ta. Do đó mà hôm nay chúng ta nhớ theo đúng luật nhân quả của Đức Phật, mọi suy nghĩ, mọi lời nói và hành vi dưới mọi hình thức đều tạo ra nghiệp ác hoặc là thiện. Người biết chăm sóc cho đời sống của mình qua chánh niệm hơi thở, là người luôn luôn biết nuôi dưỡng tâm của mình bằng thiện pháp Sa Bi Mô U. Như lời Kinh Pháp Cú Phật dạy hãy làm việc thiện, việc thiện ở đây là Sa Bi Mô U. Buông bỏ việc ác để tâm thanh tịnh, tăng trưởng phước báu, công đức. Các bạn và Bảo Thành rất cần phước báu, rất cần công đức của nhân thiên trong kiếp này. Để thân được khỏe, tâm được sáng, để gia đình bình ổn, các mối quan hệ an lạc, bình an và có được sự hạnh phúc trong cuộc đời này. Do đó chánh niệm hơi thở chẳng nói tới sự chứng giác thành Phật, mà nói đến sự chuyển hóa cuộc sống này. Để cuộc sống trong gia đình của chúng ta giữa tình nghĩa vợ chồng, con cái, giữa cha mẹ, ông bà, người thân trong xã hội luôn luôn tốt đẹp. Để cho cuộc sống của xã hội này được tăng trưởng đầy đủ phước báu, mà chúng ta có thể mang phước báu đó san sẻ cho nhau.

Các bạn thân mến, chèn ép người tạo nghiệp vô cùng và sự đối trị sự chèn ép đó, đối trị với tánh chèn ép đó nơi ta và nơi người, chỉ cần chánh niệm hơi thở, tánh biết rõ ràng, mang nước Từ bi Mu A Mu Sa lan tỏa và gắn kết, hồi hướng cho nhau trong sự kiên nhẫn, nhẫn nại. Thì nhất định chúng ta sẽ đối trị được sự chèn ép của người hay sự chèn ép của ta đối xử với người khác. Hôm nay chúng ta nhắc nhở nhau về tánh khí như một tập khí từ vô minh đã kết lại, qua những hành vi mà ta không thấy rõ, những suy nghĩ ta không thấy rõ, những lời nói ta không thấu hiểu nên tạo được cái gì? Năng lượng bất tịnh đang chèn ép chúng ta.

Các bạn, ngoài tự chèn ép của con người, thì năng lượng bất tịnh của mọi người tồn tại từ vô lượng kiếp qua vẫn luôn luôn chèn ép chúng ta thật là nhiều. Do đó mà các bạn hãy nhớ cố gắng tu tập để thoát ra điều đó, bằng cách chánh niệm hơi thở và tập trung tinh thần mỗi ngày, mỗi lúc, mỗi khắc, luôn luôn cố gắng thực tập. Đừng khi nào mà chúng ta quên điều đó, nhắc nhở rằng đời quá bận rộn. Người biết chăm sóc nuôi dưỡng tâm của mình là người khôn ngoan nhất và sự chăm sóc đó là sự chăm sóc thật rõ, qua mỗi ngày chúng ta hiến cung thời gian cụ thể vào sự tu hành, đừng xao nhãng lười biếng, đừng giải đãi bỏ qua. Thời gian không bao giờ dừng lại, phước báu sẽ tăng trưởng cho những ai có tính kiên nhẫn thực tập mỗi một ngày. Các bạn, chúng ta hãy trở về với hơi thở của chánh niệm.

Thưa Phật! Xin gia trì cho chúng con luôn luôn biết chánh niệm hơi thở, trưởng dưỡng tánh biết trong từng giây phút và lan tỏa tình yêu thương trong sự nhẫn nại, để chuyển hóa tánh khí chèn ép người nơi chúng con và nơi mọi người đã đối xử một cách bất công đối với nhau ngay trong gia đình, xã hội, cộng đồng, công xưởng, văn phòng.

Hít vào bằng mũi đưa bụng phình ra, thở rất từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng yêu thương.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn