Search

4032. Tại Sao Cuộc Sống Lại Luôn Bất An?

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập

Mô Phật! Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, các bạn đồng tu.

Chúng ta hãy cùng nhau quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để bắt đầu đồng tu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chúng con nguyện mười phương chư Phật, ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh và gia trì cho chúng con biết kiên nhẫn miên mật tu tập mật thiền, để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, sống đời tỉnh thức, thể nhập vào tâm tánh thiện lành, quán chiếu thấy rõ các pháp đều là Vô Thường, đều là Khổ, là Vô Ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ ông bà cha mẹ, những người thân đã quá vãng được siêu sanh tịnh độ. Đặc biệt cho ông bà cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Chúng con cũng đồng nguyện cho thế giới hòa bình chúng sanh an lạc. Xin chư Phật chứng minh!

Mời các bạn đặt tay phải còn lòng bàn tay trái, ngồi trong tư thế buông thư nhẹ nhàng, trở về với hơi thở của chánh niệm vào ra, hít vào ta phình bụng, thở ra ta hóp bụng tổng trì các mật ngôn. Quán tâm Từ Bi qua Mu A Mu Sa, quán tâm Trí Tuệ qua mật ngôn NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang, quán tâm Tỉnh Giác qua mật ngôn Ma Sa Ốp Uê và quán tâm Phật chân như Thiện Lành qua mật ngôn Sa Bi Mô U, chúng ta hãy bắt đầu.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Nếu như mỗi một ngày chúng ta đều kiên nhẫn tu trì trong chánh niệm của hơi thở, để sàng lọc thân tâm của mình và tưới tẩm hạnh phúc vào trong tâm, nuôi dưỡng cứ như thế nhất định cuộc sống của chúng ta sẽ có nhiều đổi thay, tiến bộ và đạt được niềm an lạc hạnh phúc. Cuộc sống này quá vất vả, quá nhiều thử thách và áp lực. Cảm xúc khác biệt, vui buồn sướng khổ, bất an luôn luôn xảy ra trong cuộc đời của mỗi người. Khác nhau ở chỗ những cảm xúc đó tới ta có chuyển hóa được hay không? Hay lại đứng ở đằng trước đó để cho biết bao nhiêu những cảm xúc xô đẩy ta và rồi ta lại vì chính cảm xúc đó gây ra phiền não, bất an, đau khổ cho chính mình. Không ai mà không có cảm xúc và cũng chẳng có ai trốn tránh được cảm xúc của mình. Khác nhau ở chỗ ta tiếp hiện cảm xúc và nhận diện cảm xúc, hiểu rõ cảm xúc đó như thế nào? Nhiều người có nhiều cảm xúc đan xen khó phân biệt trong ngày, vì vậy thường bị mệt mỏi khó chịu, bực bội, sân hận, hồi hộp, lo âu, gây ra thân bệnh, cũng đưa tới tình trạng của rối loạn thần kinh và có thể là những triệu chứng bệnh tâm thần dài hạn tiếp theo.

Các bạn, mình hành trì mật thiền là dưỡng tâm tánh và thân thể này, thân vật lý này qua hơi thở vi diệu của chánh niệm. Tất cả mọi loài đều tồn sinh qua hơi thở và nếu như loài nào đó hơi thở không còn tồn tại thì sự sống coi như đã chấm dứt. Đức Phật không chỉ dừng lại ở chỗ thở để sống mà thở để tâm an lạc, thở để vững chãi thảnh thơi, thở để thong dong tự tại, thở để hạnh phúc vui vẻ mà sống. Dĩ nhiên không phải những điều vừa kể trên quá đẹp để rồi cứ hít vào thở ra là thành tựu, phải có công phu tu luyện mỗi một ngày để đi tới sự thành tựu như thế. Vì hầu hết chúng ta chỉ thở để sống chứ chưa biết vận dụng hơi thở để tăng trưởng và chuyển hóa những cảm xúc. Do vậy cảm xúc thường đi theo hơi thở. Mỗi khi chúng ta hít vào thở ra mang đầy đủ oxy dưỡng chất phối hợp vào trong lòng phổi, qua cách thở của chánh niệm toàn thân sẽ an lạc và tâm trí của chúng ta sẽ luôn sáng.

Nếu không có sự tự chủ tập luyện, buông trôi theo chỉ là cách sống mà thôi. Cảm xúc khi tới ta sẽ bị dẫn dắt. Do đó mà chúng ta thấy cuộc đời này, cuộc sống này luôn luôn bất an. Hiểu được chân lý của Phật dạy, thực tập và hành trì cho đúng, sự bất an trong cuộc sống sẽ không còn gắn mác là luôn luôn mà chỉ là hiện thời tới rồi đi. Dẫu vẫn biết cảm giác cứ bất an, lo âu, sợ hãi luôn là cảm xúc rất thường của con người, vì ai cũng có. Lo âu, bất an là cảm xúc, là cảm giác rất bình thường ai cũng có. Điều này chấp nhận được, nhưng nếu trong cuộc sống này ta để sự lo âu và bất an chiếm cứ tinh thần thì gây ra sự tê liệt, trì trệ vận hành của thân, gây ra những chứng bệnh về tâm có thể bị rối loạn tâm thần, về thân có thể bị đột quỵ, có thể bị rối loạn dạ dày bao tử. Sự bất an về lâu về dài dẫn tới sự trầm cảm nguy hại, tính tình nóng nảy, suy nghĩ không sáng suốt thường hay la mắng chửi bới.

Các bạn, còn hậu quả nếu liệt kê ra tâm bất an rất nguy hiểm. Cuộc sống này đây ai mà không mong cầu sự bình an, sự an lạc, sự bình yên nhưng bình an, an lạc và bình yên nó có hai trạng thái. Trạng thái từ ngoại cảnh bên ngoài tác động vào, như chúng ta đi làm về mệt gặp một người chồng dễ thương, chào một câu nhẹ nhàng, pha một ly nước phù hợp yêu thích đưa cho ta uống, làm sẵn bữa tối mời con cái tới ăn cùng với mình và đã cho con cái học bài, làm bài tập xong. Lo một chút như vậy không khí ở nhà ấm cúng, ta thấy được sự bình yên, nhưng bình yên đó là bình yên ở môi trường khách quan do mọi người đều tạo ra hoặc chủ quan gây dựng lên.

Tuy nhiên sự bình yên, sự bình an từ môi trường sống đó nó không có tồn tại đâu, bởi có những lúc nó không như thể ta mong muốn tâm ta liền bất an. Cho nên việc bình yên hay còn gọi là sự bình an tới từ ngoại cảnh, môi trường tác động là một sự bình yên trong vô thường sanh diệt tới lui, không cố định. Do đó mà thời gian xoay vần ta như cánh diều lúc bay bổng, lúc thì bị rớt xuống bên bờ rào của sự rối loạn bất an. Sự bình yên đó là một sự lệ thuộc hình như ai cũng mong cầu, nhiều người trong chúng ta mong cầu sự bình yên, sự bình an ở bên ngoài và cố gắng tạo một cảnh sống, thế nhưng nếu chỉ có bên ngoài và sự lệ thuộc đó quá rõ thì sự bình an bên trong không được xây dựng đúng mức, ta vẫn luôn luôn bất an trong cuộc sống.

Đức Phật tới hướng dẫn cho chúng ta sự bình an ở trong tâm – tâm an, có sự chủ động tu tập để sự an lạc khởi lên từ trong tâm. Để rồi chúng ta đi bất cứ một môi trường nào, tiếp cận với bất cứ ai lòng ta vẫn an bởi sự an đó vững chãi nơi tâm. Tâm của người thực tập hành trì miên mật trong chánh niệm. Sự an nơi tâm rất quan trọng, tâm an thì thân khỏe, đó là những sự liên kết rất chặt chẽ. Hiểu thấu khi quan tâm đến sức khỏe là quan tâm đến sự an lạc nơi tâm. Biết bao nhiêu lần chúng ta bất an và sự bất an, lo âu cứ chiếm cứ lấy cuộc đời của mình và làm sao để cho sự bất an này không thường lui tới với chúng ta? Trả lời phải tu tập, có rất nhiều hình thức các bạn. Sự bất an tới cũng nhiều phương diện lắm, có người vì thân vật lý này bị bệnh, bệnh sơ sơ cũng bất an lo lắng, bệnh mãn tính, bệnh nặng thì bất an triền miên. Thân bệnh đã là sự bất an, rồi có biết bao nhiêu những sự việc xảy ra trong cuộc sống này gây ra sự bất an như chuyện về chồng vợ, như chuyện về con cái, chuyện về giáo dục gia đình, chuyện về kinh tế làm ăn, chuyện về nhà cửa, chuyện hàng xóm, chuyện bạn bè, chuyện trên trời dưới đất, chuyện gì cũng có thể gây cho chúng ta bất an.

Trong mấy ngày qua Bảo Thành tiếp xúc với một số bạn, các bạn đó bất an lo âu vì biết bao nhiêu những chuyện tưởng chừng như lặt vặt, nhưng không phải. Chỉ vì giải quyết không đúng, không có tầm nhìn cho thật rõ nên sự bất an luôn luôn xảy ra, lộn xộn giữa vợ chồng, giữa con cái, giữa cuộc sống. Mà hầu hết sự lộn xộn đó là do cái nhìn chưa được thoáng, đi tìm kiếm để thỏa mãn cảm xúc của mình, suy nghĩ của mình, tính toán của mình chứ chưa bao giờ cùng nhìn về một hướng với người đang đồng hành trong cuộc sống như vợ chồng, con cái, người thân. Để xây đắp một cái nhìn cho rõ hơn, để cả một tập thể nhỏ bé yêu thương là gia đình có thể cùng tiến tới, mà với chỉ có cái nhìn cục bộ cá nhân của mình. Nên từ đó không những bản thân bất an mà gây ra cho cả gia đình, dòng tộc hoàn toàn hoang mang, bấn loạn, bất an, sợ hãi, lo âu.

Đã có biết bao nhiêu sự bất an tới với chúng ta do ảnh hưởng của môi trường sống, sức ép của cuộc đời, suy nghĩ quá, căng thẳng quá, Nhiều khi có những bà mẹ nuôi một con, nuôi hai con, nuôi các con, rồi chồng xa nhà xa cửa ít có thể về vì công ăn việc làm cũng bị áp lực, lo âu, bất an, rồi dần dần đi vào sự chán nản, trầm cảm. Thật nhiều, thật nhiều những hoàn cảnh xảy ra đã gây ra sự bất an. Có thể là một sếp lớn làm trong công ty đứng đầu đó, nhưng lo lắng cho công nhân của mình, cho công việc, cho sự sản xuất những sản phẩm phù hợp để nuôi sống biết bao nhiêu con người, lo nghĩ quá rồi cũng đâm ra bất an. Sự bất an như vậy thường gây ra sự nguy hại ở chỗ, người bất an thường tìm sự bình an qua những sự nghiện ngập hoặc là nóng giận, bực bội, chửi bới, để làm gì? Để làm cho sự bất an đó tan đi, nhưng không có. Sự bất an như vậy hệ lụy vô cùng bởi gây ra sự sứt mẻ trong tình cảm gia đình, đổ vỡ trong sự gắn bó với mọi người và nguy hại hơn là gây ra trầm cảm.

Làm sao để chuyển hóa sự bất an đó? Cần phải thực tập để có được sự an lạc nơi tâm của chúng ta, nhưng không lệ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. Trong chánh niệm của hơi thở mật thiền, mỗi một ngày chúng ta thấy được điều đó rất quan trọng, vậy chúng ta luôn luôn thực tập hít vào thở ra nhẹ nhàng. Đối với khoa học nhìn nhận hơi thở đầy và chậm trong tâm tịch tĩnh, nhìn rõ suy nghĩ, nhận diện thật rõ mọi cảm xúc của mình. Chỉ có vậy cũng đã có một sự tác động thật lớn vào đời sống, sức khỏe của thân và của thân. Đây là một sự điều trị rất tuyệt vời. Nên khi bạn bất an, bạn thường ít nhất hít vào thở ra thật sâu và chậm, sự bất an đó dần dần người tiêu tán đi. Khi bạn bất an bạn cũng có thể ứng dụng những phương pháp rất khoa học trong thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội, bóng bàn, cầu vợt, tập võ, yoga, thực tập các môn khí công. Tất cả mọi sự vận động của cơ thể giúp cho cơ thể của mình điều hành trở lại, vận động trở lại để xua tan đi sự căng cứng của tinh thần và làm thư giãn thân tâm.

Mật thiền nói theo một cách đơn giản hơn là một phương pháp thể dục thể thao qua khí công, quán chiếu suy nghĩ, lời nói và hành vi, tưới tẩm những năng lượng thiện từ vào trong tâm. Môn thể dục của mật thiền chánh niệm hơi thở sẽ giúp cho chúng ta quán chiếu, tiếp hiện được năng lượng vi diệu của vũ trụ trời đất, của tâm thực sự khởi lên, chăm sóc cho sự sống của mình để chuyển hóa sự bất an, thành tựu được sự an lạc, rất tốt cho sức khỏe, rất tốt cho tâm của chúng ta. Bởi sự an lạc sẽ tới ngay từ trong tâm, do sự hiểu thấu cuộc đời này, muôn sự đang xảy ra đều vô thường sanh diệt, nhưng chúng ta vẫn vững chãi tịch tĩnh trong hơi thở vào ra.

Các bạn, nếu các bạn đang lo âu và bất an, thì thực tập môn thể dục thể thao mật thiền hít vào thở ra trong chánh niệm và mang năng lượng của yêu thương, của trí tuệ, của sự tỉnh giác, của sự thiện lành tưới tẩm vào trong hơi thở đó. Thì toàn thân của các bạn sẽ đón được nguồn năng lượng vi diệu, kích hoạt sự sống chân thật vốn có và mang trạng thái an lạc nơi tâm khơi dậy để sống trong bình an, lo âu sẽ chẳng còn. Thật là nhiều các phương pháp về vật lý, tâm lý trị liệu giúp cho chúng ta chuyển hóa sự bất an, có được sự bình yên. Nhưng hãy nhớ bình yên nơi bên ngoài và bình yên trong môi trường sống nó không tồn tại lâu bằng sự bình an nơi tâm hồn. An được tâm, tâm an hay bình an nơi tâm hồn là cốt lõi của sự sống của con người để luôn luôn được hạnh phúc.

Các bạn, cuộc đời này biết bao nhiêu thử thách và có biết bao nhiêu những nhân duyên từ bên ngoài, bên trong tạo ra sự bất an lo lắng. Nhưng hãy nhớ, nhớ nó là bình thường nhưng không bình thường, bất bình thường nếu trạng thái đó kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta và khi kéo dài như vậy để rồi ta lo lắng bồn chồn, ăn không được, ngủ không được, làm việc gì cũng khó làm. Sự lo lắng, bồn chồn, của bất an như thế là những triệu chứng khởi đầu của bệnh tâm thần dài lâu sau này, nguy hại vô cùng gây ra trầm cảm, gây ra sự đổ vỡ về muôn mặt. Phải thấy được sự nguy hại đó mà mỗi người chúng ta cần phải tích cực hành trì thực tập, để giữ được trạng thái an lạc trong tâm hồn, bình an nơi tâm hồn của mỗi một người.

Đức Phật nhìn thấu được cái khổ của sự bất an, khổ của thân và khổ của tâm của sự bất an, Ngài đã chỉ cho chúng ta bởi Ngài đã giác ngộ. Ngài nhìn thấu không có gì là tồn tại mãi mãi, chỉ có năng lượng vi diệu của sự hành trì tu tập mỗi một ngày, để đưa tâm bất an bởi sự chèo kéo muôn sự ở đời đang xảy ra vào trạng thái an lạc vững chãi, qua chánh niệm hơi thở trụ vững mà quán chiếu. Thì nhất định cuộc đời của chúng ta là cuộc đời của người luôn tạo được phước báu công đức, có nhiều duyên lành phúc lớn để thay đổi cuộc sống này, lan tỏa tình yêu thương.

Các bạn thân mến, lo âu và bất an là một phần đời sống của con người, là cảm xúc rất bình thường. Nhưng nếu không hiểu thấu để tăng trưởng sự bình an trong tâm hồn, sự an lạc nơi tâm qua sự tu tập mà Bảo Thành đơn giản hóa để mọi người dễ nghĩ, dễ làm, dễ hành, dễ trì đó là thể dục tâm linh qua khí công mật thiền hít vào phình bụng, thở ra hóp bụng vào và tưới tẩm năng lượng tình thương, trí tuệ, tỉnh giác và thiện lành vào trong tâm của chúng ta. Những chủng tử thiện tốt như vậy, lành tốt như vậy, lành thiện như vậy sẽ đẩy lùi đi những mầm mống lo âu, bất an tồn đọng trong ta. Mang cái gì tưới tẩm cho cuộc sống, thì nhất định ta sẽ có được điều ấy. Mang lo âu, bất an, phiền não chất chứa vào trong tâm, thì dĩ nhiên đau khổ, bệnh hoạn, sợ hãi luôn luôn ở cùng ta.

Nếu ta mang sự bình an của chánh niệm hơi thở, tình thương của hơi thở vào ra, trí tuệ của sự quán chiếu, tỉnh giác của sự hiểu rõ vô thường và cái tâm khởi lên những hành động thiện, suy nghĩ thiện, lời nói thiện thì nhất định những điều ấy sẽ mang lại cho chúng ta sự an lạc, sự bình an nơi tâm hồn của chính mình. Mà khi tâm hồn có được sự bình an thì không có một cái gì trong thế giới này xa vời tầm tay của bạn. Còn khi sự bình an mà chỉ là sự mong cầu thì chẳng khác gì đẹp như hằng hà tinh tú trên trời, nhưng chỉ sáng vào màn đêm tay với không tới. Nhưng nếu hiểu thấu qua sự hành trì thì sự bình an không còn là tinh tú ở trên trời, mà là nụ cười nơi cửa miệng của chúng ta, lúc nào cũng tươi và tràn đầy hạnh phúc an lạc. Các bạn, mời các bạn trở về với hơi thở của chánh niệm.

Thưa Phật! Xin gia trì cho chúng con thấy rõ được vạn pháp vô thường để rồi không còn chấp, bám, dính, ôm, níu kéo. Xin gia trì cho chúng con nhìn thấu để chuyển hóa mọi sự lo lắng, bất an trong cuộc đời qua hơi thở của chánh niệm và sự tưới tẩm của quán chiếu tâm Từ bi – Trí tuệ – Tỉnh giác – Thiện lành.

Hít vào bằng mũi đưa xuống dưới bụng phình ra, thở từ từ hóp bụng bụng vào, quán chiếu thân tâm, tổng trì mật ngôn, tiếp hiện năng lượng.

Mu A Mu Sa – NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang – Ma Sa Ốp Uê – Sa Bi Mô U (7 Biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn