Search

3208. Trí tuệ là gì? Học thức cao liệu rằng đã có trí tuệ?

Bảo Vô Lượng đánh máy, Bảo Ngân biên tập

Mô Phật!

Bảo Thành kính chào quý Thầy, quý Sư Cô, cùng tất cả các bạn đồng tu. Giờ tu đã tới, kính mời các bạn đồng quy ngưỡng về ba ngôi Tam Bảo để chúng ta bắt đầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Chúng con nguyện xin mười phương chư Phật ban rải năng lượng tình thương xuống cho mọi loài chúng sanh. Và gia trì cho chúng con biết tinh tấn miên mật tu tập Chánh niệm hơi thở Mật Thiền Chánh pháp để lan tỏa tình yêu thương, thắp sáng đuốc tuệ, thể nhập vào tâm tỉnh giác, quán chiếu thấy rõ vạn pháp là Vô thường, là Khổ, là Vô ngã. Chúng con cũng đồng nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà, cha mẹ những người thân đã vãng sanh được siêu sanh tịnh độ. Nguyện cho ông bà, cha mẹ hiện tiền tăng long phước thọ, bệnh tật tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, tinh tấn tu học, tin sâu vào nhân quả. Nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.

Xin chư Phật từ bi chứng minh.

Mời các bạn ngồi tự tại buông thư, đặt tay phải vào lòng bàn tay trái, giữ lưng, cổ, đầu cho ngay ngắn. Và nhớ rằng trong Mật Thiền ta lấy hơi thở của Chánh niệm: Hít vào bằng mũi phình bụng, thở ra hóp bụng, tổng trì mật ngôn làm đề mục quán chiếu tâm Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác. Trong mỗi hơi thở, ta thể nhập vào với vũ trụ trời đất, các bậc giác ngộ và nhìn rõ mọi hiện tượng đang xảy ra nơi thân tâm của chúng ta. Hãy cùng nhớ về lời Đức Phật dạy: “Lấy Trí tuệ làm sự nghiệp giải thoát, lấy Từ bi nuôi dưỡng và lan tỏa tình yêu thương”.

Hãy bắt đầu hít vào bằng mũi, phình bụng thở từ từ, hóp bụng, tổng trì mật ngôn, quán chiếu tâm Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác, tiếp nhận năng lượng lan toả và hồi hướng cho muôn loài.

Mu A Mu Sa

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Các bạn, hãy giữ Chánh niệm trong hơi thở vào ra, toàn thân buông thư tiếp nhận năng lượng, lắng nghe mọi hiện tượng đang là xảy ra nơi thân tâm. Mỗi một buổi sáng lúc 5 giờ, ở Việt Nam, chúng ta lại đồng tu với nhau nơi không gian thời gian phù hợp hoàn cảnh của mỗi người, cho mình cơ hội trở về với đời sống của tâm linh khế hợp hài hòa của thân tâm để từng phút giây tiếp nhận năng lượng Từ bi, Trí tuệ và Tỉnh giác nuôi dưỡng cuộc đời của chúng ta. Các bạn! Không thể quên sự chăm sóc đặc biệt này. Và không thể để cho cuộc đời cứ buông trôi, lôi kéo, nhấn chìm ta trong biết bao nhiêu những sự sinh hoạt đời thường lo cho cơm ăn áo mặc mà quên đi đời sống tâm linh. Nếu cuộc sống này, đời sống tâm linh thiếu vắng, tất cả những gì ta thành đạt được sẽ trở nên vô nghĩa bởi những thứ ấy chẳng thể mang theo khi ngày cuối tuổi của mỗi người chúng ta. Điều này ai cũng biết thế nhưng mấy ai chú tâm tới tư duy cho rõ, hiểu biết nhưng không tư duy để vận dụng vào đời sống. Trong sự đồng tu của mỗi một ngày, mỗi người chúng ta cùng lắng đọng tâm tư quay trở về lắng nghe và tiếp nhận, với một lòng khiêm tốn thành kính dẹp bỏ tất cả mọi chướng ngại do tâm tự cao tự đại. Với tâm thế như vậy, ta trải lòng, ta khiêm tốn tiếp nhận năng lượng của chư Phật để chuyển hóa tự thân.

Các bạn! Hôm nay các bạn hỏi: “Trí tuệ là gì?”. Và liệu người có trí tuệ có phải là người có kiến thức? Hay nói một cách khác liệu những người có kiến thức siêu việt uyên thâm có phải là có trí tuệ hay không? Hai chữ “trí tuệ” được sử dụng rộng rãi ở đời cũng như trong đạo Phật. Khi nói trí tuệ là gì? Nói chung ai cũng hiểu. Trí tuệ ở đời có nghĩa là mỗi người đều tư duy học hỏi, nâng tầm kiến thức uyên thâm siêu việt tùy từng mức để hiểu biết mọi hiện tượng trong cuộc đời tùy theo cái vùng kiến thức mình đam mê theo đuổi. Xã hội ngày nay đã phân vùng trí tuệ ra thành nhiều mảng. Trong y học, một vị bác sĩ được gọi là người có trí tuệ bởi hiểu thấu về ngành y theo chuyên ngành của mình. Về kiến trúc, về kỹ sư, về nghề nông, công nghiệp rồi về thương nghiệp, xã hội, không gian … rất là nhiều những vùng kiến thức khác biệt được tập trung nâng tầm học hỏi, nghiên cứu, hiểu thấu để vận hành vào trong đời sống. Trí tuệ nhân tạo ngày nay cũng được ứng dụng để phục vụ trong mọi ngành nghề. Trí tuệ đó là trí tuệ nói chung, được định nghĩa là kiến thức học hỏi trong tư duy để hiểu thấu sự vận hành tùy theo vùng đam mê của mình và ứng dụng vào cuộc sống. Chúng ta vẫn gặp được thật nhiều những người có trí tuệ như vậy, như bác học, những nhà khoa học, bác sĩ, luật sư, kỹ sư hoặc chỉ là những người làm ruộng, quét rác, lái xe đều là những người có trí tuệ theo cái sở học của họ. Và như thế, chúng ta hiểu rằng đó là trí tuệ. Có biết bao nhiêu người chế ra được máy bay trí tuệ cao. Nếu không có máy bay, Bảo Thành không thể đi xa được, và các bạn không thể đi từ châu lục này đến châu lục khác trong một thời gian ngắn. Có những người có trí tuệ sản xuất ra và chế tác ra trong y học, thuốc để chữa trị biết bao nhiêu người bệnh. Cứ lần mò theo cái điều ấy, ta hiểu thấu được trí tuệ đời thường là như vậy, kiến thức thì đúng hơn. Nhưng trí tuệ vẫn được áp dụng trong cuộc sống khi nói về những kiến thức uyên thâm siêu việt hoặc những kiến thức hiểu rõ về những hiện tượng trong cuộc đời.

Đối với Đức Phật và trong đạo Phật của chúng ta, khi nói đến Trí tuệ không phải là chỉ nói đến vấn đề kiến thức uyên thâm về xã hội, về khoa học, về y học, về không gian học, về triết học, luận lý học, tâm lý học, thần học, tâm thần học, các thứ học học mà con người đã phân ra đó, cái Trí tuệ của nhà Phật chẳng phải là phải bao gồm những điều ấy. Mà Trí tuệ của nhà Phật là cái tâm thiện lành được nuôi dưỡng trong sự tư duy bởi Chánh kiến để nhìn thấu được luật nhân quả. Mấu chốt ngay chỗ hai chữ Nhân – Quả. Các bạn suy nghĩ! Đơn giản chỉ có vậy. Chẳng cần mỗi người chúng ta phải nghiên cứu để trở thành những người có kiến thức siêu xuất như bác sĩ, như bác học có bằng cấp địa vị, hàm học hàm vị cao. Bởi hầu hết những bậc xuất gia, những bằng cấp hàm vị của đời xếp vào trong quá khứ, chẳng đánh bóng tên tuổi như những cái từ bác học thông thái, bác học ngôn ngữ, bác học này bác học kia hoặc tiến sĩ được tiến cử bởi con người. Những bằng cấp như vậy hữu dụng trong cuộc đời để nâng tầm kiến thức giúp cuộc sống của mình và mọi người nhưng chẳng phải là cái điều cần có nơi được gọi là Trí tuệ của nhà Phật. Cái điều cần có Trí tuệ của nhà Phật và được gọi là Trí tuệ của nhà Phật là mỗi người rất bình thường, rất tầm thường như chúng ta, không có hàm vị, không có học vị, không có tiến sĩ, luật sư, bác sĩ, không được cái hội đồng giám khảo cấp cao tiến cử, nhưng tự thân mình tiến lên trên cái đời sống thiện lành, quán chiếu và tư duy xoáy vào hai chữ Nhân – Quả để thấm nhập hiểu thấu và ứng dụng vào đời sống thì nhất định người ấy được gọi là người có Trí tuệ. Đôi khi, có những người mẹ là những bà cụ già rồi, kiến thức đôi điều về xã hội, về không gian, về ở ngoài kia đó, chẳng nhiều, mà có khi một chữ cũng không biết viết, một câu cũng không biết đọc, luẩn quẩn ở trong cái bếp nhưng tràn đầy tình thương, nấu những món ăn tuyệt vời nhất để cho chồng, cho con, cho mọi người tận hưởng với cái tâm thật lành và thấu được cái lí Nhân – Quả, Thiện – Ác. Vậy mà những bậc mẹ đó những đấng ấy được gọi là những đấng có Trí tuệ. Trí tuệ ngay chỗ đó để khai thác hiểu thấu.

Các bạn! Thời nay, ta nâng tầm cuộc sống bằng kiến thức sâu rộng dựa trên cái nền tảng thành công về tiền, về nhà cao cửa rộng, về xe để se xua với cuộc đời, về bằng cấp để rồi chẳng học cũng mua bằng mua cấp thăng lên cho tới đỉnh đời, hóa ra đều là giả. Cái gì trong thế gian này cũng là giả, nghe qua có vẻ tiêu cực, nhưng đúng. Cái giả ở đây Đức Phật nói là huyễn giả, hư mất trong Vô thường. Thể loại trí tuệ như vậy là trí tuệ Vô thường hư mất, kiến thức mà thôi. Còn cái Trí tuệ của Đức Phật nói là bất sanh diệt, bất cấu tịnh, bất tăng bất giảm, vốn có trong ta, là sự thể nghiệm hiểu thấu được cái lí Nhân – Quả, Thiện – Ác. Bạn là ai? Không quan trọng, chỉ cần bạn biết ngồi xuống vận dụng phương tiện Đức Phật dạy: Lấy hơi thở Chánh niệm để tâm được tu và được làm chủ. Khi nhìn thấu Nhân – Quả, ứng dụng cái Thiện – Ác đó vào đời sống mỗi ngày qua lời ăn tiếng nói, qua hành vi nghĩa cử, qua tư duy trong tương tác hằng ngày, ta nhận diện ta là người có Trí tuệ hay không ngay ở chỗ đấy mà tư duy. Lời của ta có phải là lời đâm thọc, thêu dệt, giả dối thô ác, chanh chua? Nếu có những cái lời đó, dù bạn là bác sĩ, là luật sư, là tiến sĩ, là thạc sĩ, là cái sĩ gì đi nữa thì bạn chẳng có Trí tuệ. Nếu tâm của bạn nghiêng về cái luồng của tham đắm tiền tài, danh vọng, địa vị, quyền lực, chèn ép để rồi lấy cái tâm sân, tâm hận lấn át, bẻ gãy những người khác và dần đi vào cái con đường tội lỗi tạo những cái nghiệp ác, thì bạn không có Trí tuệ, kiến thức của bạn cũng bỏ rồi. Bạn là gì nếu có những cái tâm tưởng như vậy? Bạn là thủ tướng? Tổng thống? Chủ tịch? Là những người có quyền lực trong xã hội, quyền lực trong ngành nghề, là những người có kiến thức uyên thâm mà có những điều đó tồn tại trong tâm – bạn không có Trí tuệ. Rồi khi nghĩ đến những hành vi như sát hại nhau (sát sanh đó các bạn), lấy của người làm của mình, đất đai người ta thâu tóm vào bàn tay của mình, của cải người ta thâu tóm vào cho mình, nhà cửa người ta thâu tóm về cho mình, vợ, con, chồng người mọi thứ thâu tóm bằng những thủ thuật hoặc dùng cái áp lực quyền lực… Những chuyện như vậy sát sanh, trộm cắp, tà dâm nếu còn, bằng cấp nào có thể đưa bạn tới hai chữ được gọi là “Trí tuệ” trong nhà Phật? Không!

Hiểu thấu được Nhân – Quả, biết được nghiệp Thiện – Ác từ thân, ngữ, ý, sống đời chuẩn mực, dù không có bằng cấp trong xã hội nhưng tâm thái an lạc hạnh phúc, thong dong tự tại, đó là của bậc có trí tuệ siêu phàm theo như lời Phật dạy. Còn mọi kiến thức kia chỉ là phương tiện phục vụ cho đời sống và giải quyết những nhu cầu của con người. Thiếu vắng cái sự tư duy sáng suốt thấu được nhân quả ứng dụng vào đời, bạn là ai? Miệt mài trong bao nhiêu năm trời để thâu lượm kiến thức cũng chẳng được gọi là người có Trí tuệ. Từ ấy mà ta thấy rằng như câu thứ hai bạn hỏi: “ Liệu người có kiến thức có phải là có trí tuệ?”. Bạn vừa nghe nói về Trí tuệ rồi thì bạn đã trả lời được. Người có kiến thức không hẳn là người có Trí tuệ, nhưng người có kiến thức có cơ hội tư duy thấu đáo rõ ràng hơn để thành tựu được cái Trí tuệ của nhà Phật. Ví dụ có những bậc có kiến thức cao nhưng không tư duy theo đúng lời dạy của Phật, mang cái vùng kiến thức ứng dụng vào sát hại người. Trong thương trường đó, nhiều người rất giàu có thể làm phá sản những đối tác. Trong khoa học, họ có thể dùng kiến thức đó để chế tác ra những loại bom, loại súng, những loại vi trùng hoặc những cái điều tạo ra nguy hại đối với cuộc sống của con người và những sự sống khác. Ngày nay, thế giới rất sợ cái loại kiến thức được gọi là siêu xuất kia, có những cái IQ cao nhưng chẳng ứng dụng theo Trí tuệ của nhà Phật bồi dưỡng tâm tánh thiện lành thấu đáo được nhân quả, chỉ miệt mài thấu được những cái hiện tượng ứng dụng vào để bẻ gãy đối phương hoặc thể hiện quyền uy mà đàn áp muôn người. Hiện tại đã thấy cuộc chiến giữa Liên Xô và Ukraine, người ta đã ứng dụng những cái vùng kiến thức cao chế tác ra các loại vũ khí so tài với nhau, giết hại biết bao nhiêu người. Người ta đã dùng cái vùng kiến thức cao về kinh tế để bao vây. Các bạn thấy không? Người ta dùng nhiều thể loại kiến thức cao về tâm lý học, về triết học phân lý cho rõ để rồi đàn áp người khác. Vậy đâu phải là Trí tuệ. Chỉ là thủ thuật kiếm lợi cho mình bằng cách ứng dụng kiến thức trong cuộc sống. Rất nguy hại! Nhưng những người có kiến thức uyên thâm đó có thể rất dễ dàng có Trí tuệ. Như những nhà khoa học về không gian học, họ bay lên tận ở trên cao ngoài vũ trụ, tới được mặt trăng, tới được sao hỏa, tới được các nơi, họ mới nhận ra vũ trụ mênh mông vô tận mà Đức Phật gọi là “tận hư không pháp giới”. Họ nhận ra biết bao nhiêu những điều mà dù có kiến thức được gọi là trí tuệ như họ cũng chẳng thể thấu được. Và từ đó, lòng họ khiêm tốn hơn, thấy được giá trị đích thực chẳng phải là nhìn mãi vào không gian sâu thẳm để thấy tất cả, mà là đi vào trong cái tâm thiện lành nơi cuộc sống của mỗi người với sự khiêm tốn cúi mình, nhận rõ việc Thiện – Ác, ứng dụng kiến thức để phục vụ quần sanh.

Cho nên trả lời rõ những người kiến thức chưa hẳn đã có Trí tuệ, nhưng những người có kiến thức rất dễ ứng dụng kiến thức đó trong tư duy của Phật học để thành tựu được Trí tuệ như Đức Phật dạy. Cái cách hỏi và cách diễn giải này ứng dụng một cách nhẹ nhàng theo những văn tự bình thường để Bảo Thành và các bạn thấu được và tự hào với bản thân rằng: Kiến thức vùng miền trong cái xã hội này không quan trọng trên vấn đề xây dựng cái Trí tuệ của nhà Phật. Và cái hay của Trí tuệ nhà Phật là khi thấu hiểu được Nhân – Quả, Thiện – Ác, giữ được Chánh niệm của hơi thở thì ta sẽ thành tựu được phước báu công đức, phước đức để từ ấy ta tăng trưởng được kiến thức về nhân loại, về cuộc sống, về xã hội, về mọi vùng kiến thức mà con người đã nghiên cứu thành tựu và được tiếp tục phát triển. Vì sao? Vì trong Chánh niệm hơi thở giúp cho ta có cái năng lượng định tỉnh nhìn thấu và tỏa sáng. Vì trong sự hiểu thấu Nhân – Quả, Thiện – Ác, ta bỏ ác hành thiện như lời Phật dạy giúp ta tiếp được cái năng lượng thanh tịnh để chuyển hóa những nguồn năng lượng bất tịnh, những cái luồng từ trường gây rối và mang đến những cái hậu quả không hay cho chúng ta. Hiểu thấu được Nhân – Quả, phát triển tâm thiện lành trong Chánh niệm là người có Trí tuệ và nâng tầm kiến thức bởi người ấy có sự điềm đạm, có lòng khiêm tốn, có sự bao dung, có tình thương và có sự tư duy nhạy bén về muôn mặt.

Các bạn thân mến! Chỉ như vậy là đủ rồi. Còn nếu như bạn không khoanh vùng với cái ý nghĩa Trí tuệ của nhà Phật như vậy để tu thì trên Google, trên tất cả các trang mạng cái định nghĩa trí tuệ nó có nhiều thể loại lắm nhưng đó chẳng phải là cái điều Trí tuệ trong nhà Phật. Chúng ta qua tu tập Mật Thiền Chánh Pháp Phật hiểu thấu được Trí tuệ như thế để khẳng định một con đường duy nhất thành tựu được Trí tuệ ấy là qua cái Chánh niệm của hơi thở quán chiếu tâm yêu thương, quán chiếu cái sự Vô thường sanh diệt, cái khổ của cuộc đời. Quán chiếu để thấu được cái Vô ngã, không tự cao tự đại, quán chiếu để giữ được tâm thái thanh tịnh tỉnh giác. Rồi với sự quán chiếu đó, ta có khả năng nhìn thấu được cái luật Nhân – Quả, Thiện – Ác dù rất vi tế để không một mảy may trong tâm tưởng, trong lời nói, trong hành động, nghĩa cử của chúng ta gây ra những nghiệp ác. Vì khi tu tập như vậy, ta có được cái năng lượng, ta có được cái năng lực, ta có được cái Chánh Định, làm chủ được suy nghĩ cảm xúc, làm chủ được ngôn ngữ và hành vi. Rất hay các bạn! Không cần thiết phô trương kiến thức ở đời, nhưng rất cần thể nhập vào cái tâm tánh thiện lành với sự khiêm tốn nhẹ nhàng, nương vào hơi thở vào ra Chánh niệm Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác thấu cho thấu, nhìn cho thấu rồi buông xả, đời sống tự tại an nhiên, bạn là người có Trí tuệ. Đừng so sánh với người khác về kiến thức, mà hãy lan tỏa tận hư không cái tâm thiện lành của mình qua quán chiếu thấu rõ Nhân – Quả. Bạn và Bảo Thành nếu thực tập nhất định sẽ thành tựu được cái Trí tuệ của nhà Phật và như thế công đức phước đức sẽ có đầy sẽ có dư, chuyển hóa được tất cả mọi hiện tượng đang xảy ra không như ý để tâm thái của mình lúc nào cũng thanh thản nhẹ nhàng. Không cần học vị hàm vị kiến thức uyên thâm ở đời nhưng rất cần cái sự nhìn thấu đáo Nhân – Quả, Thiện – Ác và tư duy thật rõ ứng dụng vào đời để khởi tâm thiện lành, tác ý thiện mà hành cho cuộc sống. Đấy chính là Trí tuệ cao nhất các bạn ạ. Mật Thiền rất hay và là phương tiện để bạn chứng đắc được Trí tuệ. Và Mật Thiền là một trong nhiều phương tiện thực tập, tu luyện mà Đức Phật dạy. Tuỳ nhân duyên mỗi người, chúng ta ứng dụng phương tiện nào phù hợp căn cơ để nhìn thấu được Nhân – Quả, buông bỏ chúng để nhìn thấu được Nhân – Quả, Thiện – Ác mà tích thiện. Các bạn ạ! Chỉ cần như vậy. Nếu có nhân duyên, các bạn cố gắng thực tập để thực sự trở thành người có Trí tuệ. Trí tuệ là thấu rõ được Nhân – Quả, Thiện – Ác. Bỏ Ác hành Thiện, nương vào Chánh niệm hơi thở Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác, quán chiếu để thành tựu. Và người có kiến thức chưa hẳn liệu đã có được Trí tuệ, nhưng có khả năng thành tựu được Trí tuệ bởi có kiến thức trong sự tầm cầu học hỏi.

Các bạn! Chúng ta hãy trở về với hơi thở Chánh niệm.

Thưa Phật! Dù chúng con có kiến thức uyên thâm mà chẳng có tâm làm thiện, chỉ ứng dụng kiến thức đó để tạo ác, điều ấy chẳng phải là điều chúng con mong cầu. Nguyện Chư Phật gia trì cho chúng con dù chẳng có học vị, hàm vị, kiến thức uyên thâm, IQ thật lớn như những người khác, nhưng có tâm tánh thiện lành, hiểu thấu Nhân – Quả, từ bỏ pháp ác, tinh tấn hành pháp thiện để cuộc sống này có đầy đủ năng lượng yêu thương và sống đời tỉnh thức lan tỏa tới muôn người.

Hít vào bằng mũi đưa xuống bụng phình ra, thở rất từ từ hóp bụng, quán chiếu thân tâm Từ bi, Trí tuệ, Tỉnh giác:

Mu A Mu Sa

NamMô TaMô TaMô ĐaRaHoang

Ma Sa Ốp Uê

(7 biến)

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

On Key

Related Posts

4158. Tha Thứ Để Hạnh Phúc Hơn

https://youtube.com/live/0UNAAVbDWdY Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các

4157. Chấp Nhận Thực Tế

Bảo Linh đánh máy Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Chúng con nguyện xin Mười Phương Chư Phật ban rải năng lượng

4155. Nghiệp và Định Nghiệp

Bảo Tịnh Diệu đánh máy, Bảo Tâm Hạnh biên tập              Mô Phật, Bảo Thành xin kính chào Quý Thầy, Quý Sư Cô và các bạn